(t = 19,1).
Như vậy, kết quả định tính cho thấy trong cả 13 mẫu nghiên cứu đều có acid corosolic.
3.2. XÁC ĐỊNH KHOẢNG TUYẾN TÍNH VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN CHUẨN
Tiến hành pha dung dịch xây dựng đường chuẩn của chất chuẩn:
+ Cân chính xác khoảng 25mg Acid corosolic cho vào bình định mức 25.0ml. Tiêm khoảng 10ml MeOH vào, lắc siêu âm trong 15 phút, thêm MeOH đến vạch (dung dịch gốc). Từ dung dịch gốc này pha loãng thành các dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 0,02mg/ml; 0,05mg/ml; 0,1mg/ml; 0,3mg/ml; 0,5mg/ml. Lọc qua màng lọc 0,45 m.
+ Tiêm các dung dịch chuẩn trên vào hệ thống sắc ký, ghi lại sắc ký đồ. Ghi các giá trị diện tích pic đo được ứng với các nồng độ của dung dịch trên, sau đó thiết lập phương trình hồi quy và hệ số tương quan R.
Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính được trình bày ở bảng 3.2 và đường chuẩn được thể hiện ở hình 3.2
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính
1 2 3 4 5 Nồng độ (mg/ml) 0,02 0,05 0,1 0,3 0,5 Diện tích pic (mAU.s) 236,33 596,23 1202,34 3141,09 5783,16
Phương trình hồi quy: y = 11308x – 1,8634 Hệ số tương quan R = 0,9959
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và diện tích pic Nhận xét:
Kết quả ở bảng cho thấy trong khoảng nồng độ đã khảo sát, diện tích pic thu được đáp ứng trên sắc ký đồ tỷ lệ thuận với nồng độ của chúng, sự phụ thuộc thể hiện qua đường thẳng hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan R = 0,9959. Như vậy phương pháp có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ trong khoảng nồng độ khảo sát 0,02- 0,5 mg/ml.
Áp dụng phương trình hồi quy tuyến tính, dựa vào diện tích pic của mẫu thử, tính được nồng độ acid corosolic có trong các mẫu thử đó.