Kết quả định lượng acid corosolic trong loài L.speciosa theo địa điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định tính, định lượng acid corosolic trong lá một số mẫu thuộc chi lagerstroemia tại việt nam (Trang 35)

lượng acid corosolic trong lá Bằng lăng lông (L.tomentosa ) tại Nghệ An đạt cao nhất (0,161%), đạt thấp nhất là loài BLN (L.speciosa ) thu hái tại Đắk Lắk (0,072%).

- Tại cùng thời điểm lấy mẫu (tháng 6/2014) mẫu Bằng lăng lông thu được tại Nghệ An có hàm lượng acid corosolic cao hơn so với mẫu Bằng lăng ổi và Bằng lăng nước thu được tại Đăk lắc. Tuy nhiên, để có thể so sánh hàm lượng acid corosolic giữa 3 loài chính xác, cần phải thu thập và đánh giá mẫu Bằng lăng lông thu tại Đăk lắc.

- Mẫu Bằng lăng lông tại Nghệ An và Bằng lăng ổi tại Đăk lắc đánh giá sơ bộ có hàm lượng acid corosolic cao hơn so với mẫu Bằng lăng nước tại Đăk lắc từ 2.1 đến 1.5 lần. Đây là định hướng có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hai loài này.

Mặc dù mẫu Bằng lăng nước thu tại Đăk lắc có hàm lượng acid corosolic thấp nhất nhưng loài này có phân bố rộng, trữ lượng lớn nên phù hợp với mục đích sản xuất công nghiệp. Và đối tượng chính của nghiên cứu là loài Bằng lăng nước còn hai loài Bằng lăng lông và Bằng lăng ổi là 2 đối tượng được mở rộng để nghiên cứu nhằm tạo ra định hướng về vùng nguyên liệu cho hàm lượng acid corosolic cao hơn.

3.3.2. Kết quả định lượng acid corosolic trong loài L. speciosa theo địa điểm thu hái. thu hái.

Kết quả định lượng acid corosolic trong các mẫu thuộc loài L. speciosa được thu hái tại nhiều vùng khác nhau trong cùng một thời điểm (tháng 6/2014) thể hiện trong bảng 3.4 và hình 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả định lượng acid corosolic trong loài L. speciosa

STT Tên mẫu Địa điểm lấy mẫu MDL (g) MA.C (mg) % A.C/ DL 1 BLN- ĐL Đắk Lắk 5,3739 3,8726 0,072 2 BLN- QN Quảng Nam 5,0513 1,1066 0,022 3 BLN- NĐ Nam Định 5,4794 60,5700 1,105 4 BLN- HN3 Hà Nội 5,2021 5,6233 0,108 5 BLN- HN4 Hà Nội 5,1257 0,9636 0,019 6 BLN- HN5 Hà Nội 5,2121 0,8807 0,017

Hình 3.4. Đồ thị kết quả định lượng acid corosolic trong lá BLN theo vùng

Nhận xét:

Kết quả ở bảng 3.4 và hình 3.4 cho thấy, hàm lượng acid corosolic trong lá BLN được thu hái tại Nam Định (BLN- NĐ) đạt cao nhất (1,105%), mẫu được thu hái tại Cv. Thống Nhất- HN ( BLN- HN5) đạt thấp nhất (0,017%).

Hàm lượng acid corosolic trong lá BLN được thu hái tại Nam Định (BLN- NĐ) gấp 10- 65 lần so với hàm lượng acid corosolic trong lá BLN được thu hái tại các địa điểm đã nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định tính, định lượng acid corosolic trong lá một số mẫu thuộc chi lagerstroemia tại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)