Phân tích các nguồn lực để phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam (Trang 33 - 35)

A. TỰ NHIÊN: 1) Vị trí địa lý: 1) Vị trí địa lý: Bắc: Quảng Nam Nam: Đông Nam bộ

Đông: Duyên hải Nam Trung bộ Tây: giáp Lào và Campuchia

=> Nên dễ dàng giao lưu với càc vùng KT khác bằng đường bộ ( 14, 20, 19) và là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên. Vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế .Là vùng KT duy nhât` trong nước không giáp biển

2) Tài nguyên thiên nhiên:

a) Địa hình:

+ Là các cao nguyên rộng lớn, có sự phân tầng về độ cao., bề mặt bằng phẳng => có thể hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn .

b) Đất đai:

+ Chủ yếu là đất đỏ badan giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp có tầng phong hóa sâu => thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm.

c) Khí hậu:

+ Cận Xích đạo với 1 mùa mưa và 1 mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng).

+ Khí hậu lại có sự phân hóa theo độ cao. Càng lên cao khí hậu càng mát mẽ nên thuận lợi để trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới( cà phê, cao su ) lẫn cây cận nhiệt (chè).

· Về mùa khô :Thiếu nước, mực nước ngầm hạ thấp là trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên là điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản nông sản.

· Về mùa mưa : mưa lớn dễ làm vụn bở đất badan , gây xói mòn đất.

d) Nguồn nước:

+ Khá phong phú. Đặc biệt là nguồn nước ngầm có giá trị cung cấp nước về mùa khô. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện và thủy lợi lớn (sông Xê Xan, sông Xrêpốc, thượng nguồn sông Đồng Nai).Lượng nước cũng có sự phân hoá theo mùa: mùa lũ và mùa kiệt

e) Rừng:

- Diện tích và trữ lượng rừng lớn nhất cả nước. Tập trung 52% sản lượng gỗ có thể khai thác và 36% diện tích đất có rừng của cả nước. Trong rừng có nhiều gỗ quý (trắc, gụ, cẫm lai …), nhiều lâm sản và thú quý (voi, gấu, bò tót …)

- Hiện nay rừng đã bị khai thác quá mức nên gây nhiều hậu quả nghiêm trọng (hạ thấp mực nước ngầm, môi trường sống nhiều loại động thực vật quý suy giảm, xói mòn đất …) => Vì vậy việc khai thác sử dụng hợp lý đi đôi với việc bảo vệ, tu bổ và trồng rừng là vấn đề cấp bách.

f) Khoáng sản:

- Nghèo, đáng kể chỉ có Bôxít => ảnh hưởng đến phát triển các ngành công nghiệp

g) Tài nguyên du lịch: Có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội …

B. KINH TẾ – XÃ HỘI:

+ Là vùng dân cư thưa nhất cả nước. Là nơi cư trú các dân tộc ít người (Êđe, Gia rai, Ba Na …) => thiếu lao động nhất là lao động kỹ thuật. Gần đây với chính sách phân bổ lại dân cư và lao động vùng đã trở thành địa bàn thu hút dân cư và lao động mạnh nhất nước ta. Tạo nhiều tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn. Mạng lưới cơ sở chế biến còn mỏng. Mạng lưới đô thị chưa phát triển.

+ Nhiều chính sách mới đã giúp vùng bước đầu thu hút được các dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam (Trang 33 - 35)