Vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam (Trang 27 - 29)

(Tại sao việc giải quyết cơ sở năng lượng vàtăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng GTVT có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triễn kinh tế vùng DHMT)?

* Tiềm năng và hiện trạng phát triển:

+ Vùng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp: nông sản, thủy sản lâm sản và đặc biệt là các mỏ khoáng sản (…)

+ Do hạn chế về vốn, kỹ thuật, cơ sở năng lượng nhỏ bé, ít ỏi, cơ sở chế biến chưa nhiều, cở sở hạ tầng kém phát triển,chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh và thiên tai... nên => vẫn còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác.

+ Hiện nay toàn vùng chỉ có 1 số ngành công nghiệp (chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, sửa chửa lắp ráp …) phần lớn là xí nghiệp công nghiệp nhỏ, trung bình. Hiện tại chỉ có nhà máy xi măng Bỉm Sơn và đang xây dựng khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất.

* Cơ cấu công nghiệp đang trong quá trình hình thành:

+ Tăngcường xây dựng các cơ sở năng lượng như:Sử dụng điện từ nhà máy Hòa Bình qua đường dây 500 KV

+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện địa phương ở Nam Trung bộ:như nhà máy Vĩnh Sơn, nhà máy Sông Hinh, n/m Hàm Thuận, ĐaMi

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt …

- Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp (Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Vinh, Đà Nẳng)

- Hình thành và phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Việc tăng cường cơ sở năng lượng sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình CNH nông thôn, thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.

* Cần gắn liền việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải:

- Nó cho phép khai thác có hiệu quả TNTN để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. + TNTN của vùng đa dạng có thể phát triển một cỏ cấu kinh tế nhiều ngành

+ GTVT của vùng còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thồ của vùng.

* Nó cho phép khai thác các thế mạnh nỗi bậc về kinh tế của vùng.

* Thúc đẩy mối liên hệ kinh tế giữa các vùng khác trong nước và ngoài nước.Như:

+ Việc nâng cấp và HĐH tuyến 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và xây dựng tuyến đường HCM => sẽ tạo trục kinh tế chính nối tất cả các tỉnh, các thành phố ; nối các vùng kinh tế quan trọng trong nước. + Việc phát triển các tuyến đường ngang Đông _ Tây nối với đường quốc lộ 1 => để thúc đẩy sự phát triển kinh tế miền núi phía Tây, nối các cơ sở khai thác với các cơ sở chế biến và xuất khẩu; Tạo điều kiện trao đổi hàng hoá với Lào và Tây Nguyên,

+ Việc phát triển và hiện đại hóa các cảng và sân bay, nhất là các cảng và sân bay quốc tế => tạo mối quan hệ giao lưu với nước ngoài.

+ Việc xây dựng các cảng nước sâu (cảng Dung Quất) sẽ tạo địa bàn lớn thu hút vốn đầu tư, tạo thế mở cửa nền kinh tế., hình thành khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận:

1. Xác định vị trí của vùng trên bản đồ.

2. Vì sao xác định cơ cấu NN là cơ cấu Nông –lâm- Ngư ? 3. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất NN của vùng?

4. Vì sao BTB có nạn cát bay, gió khô nóng vào mùa Hè và mưa vào Thu Đông? 5. Vì sao DHMT thường bị bão lũ lụt?

6. Vì sao vùng có đàn Bò lớn nhất cả nước?

7. Xác định trên bản đồ 1 số khoáng sảncó giá trị? Với các khoáng sản này vùng có thể phát triển một cơ cấu công nghiệp như thế nào? Các TTCN và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm này?

8. Vì sao giải quyết CSHT là vấn đề hết sức quan trọng của vùng? Xác định trên bản đồ các trục đường đi từ đồng bằng lên miền núi của vùng?

9. Tuyến đường HCM có ý nghĩa KTXH – QP như thế nào đối với vùng?

10. Từ những vấn đề kinh tế của vùng ta thấy tiềm năng cần phát huy của vùng là gì?

Đông Nam Bộ

Bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23.500 Km2), dân số vào loại trung bình (10,484 triệu/1999), MĐDS TB = 445ng/km2 nhưng lại dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, về giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển. Có cơ cấu kinh tế tiến bộ và phát triển hơn các vùng khác trong nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam (Trang 27 - 29)