* DHMT là 1 lãnh thổ dài và hẹp.Là vùng duy nhất cả nước mà các tỉnh đều giáp biển. Có 1 vùng biển rộng lớn phía Đông, đến dãi đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, và sau cùng là vùng đồi núi phía Tây. Nên đã cho phép vùng phát triển 1 cơ cấu kinh tế nhiều ngành, mà nhất là cơ cấu kinh tế Nông lLâm Ngư.
* Thế mạnh về nông nghiệp:
+ Khai thác tổng hợp các thế mạnh của vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du, đồi núi:
- Vùng đồi: Có nhiều đồng cỏ thích hợp phát triển chăn nuôi gia súc lớn, nhất là bò( 50% đàn Bò cả nước)
- Vùng trung du Bắc Trung bộ: Có đất đỏ badan thích hợp phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê (Tây Nghệ An, Q.Trị), cao su, tiêu (QBình, Q.Trị) chè(Tây Nghệ An) với quy mô nhỏ.
- Vùng đồng bằng ven biển: Có đất phù sa, nhưng phần lớn là đất cát pha nên đã hình thành các vùng thâm canh Lúa nhưng năng suất thấp.sản lượng Lúa toàn vùng khoảng 4,4 triệu tấn, và vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, thuốc lá …) BQLTĐN của vùng thấp = 290 kg/người
+ Chú ý thế mạnh riêng của từng đồng bằng:
=> Cần hạn chế tác hại của bão, lũ lụt, nạn hạn hán, cát bay … * Thế mạnh về lâm nghiệp:
+ Tiềm năng về rừng:Có diện tích và trữ lượng rừng lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên, độ che phủ 34%. Trong rừng có nhiều gỗ quý, lâm sản và chim thú quý thuận lợi phát triển ngành khai thác chế biến lâm sản.Ven biển có rừng ngập mặn có tác dụng chắn gió, bão,ngăn cát
- Sản lượng gỗ = 21% sản lượng gỗ cả nước – 70 vạn m3 (1996) => phân bố ở Lâm Trường Như Xuân, Nghĩa Đàn => thuộc vùng rừng núi phía Tây.
- Cơ sở chế biến: Vinh – Đà Nẳng – Qui Nhơn => phân bố ở vùng đồng bằng
+ Hiện nay rừng giàu chỉ còn ở vùng sâu. Việc vận chuyển gỗ về cơ sở chế biến tốn kém, rừng lại có ý nghĩa to lớn đối với việc điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt, rừng ven biển có tác dụng chắn gió cát. Vì vậy hiện nay đẩy mạnh khâu chế biến và khai thác lâm sản, bảo vệ, tu bổ và trồng rừng, kể cả rừng ven biển, là vấn đề cấp bách.
* Thế mạnh về ngư nghiệp:
+ Điều kiện phát triển: Có vùng biển rộng, nhiều hải sản và nhiều bãi cá lớn, nhiều bãi tôm. Có đường bờ biển dài, nhiều cửa sông, nhiều đầm phá vũng vịnh..rất thuận lợi phát triển ngành ĐBNTTS. Ngoài biển khơi có nhiều đảo, quần đảo dùng làm nơi trú ẩn của tàu thuyền khi có gió to, sóng lớn.
+ Tình hình phát triển:
- Sản lượng cá biển = 385.000 tấn (riêng cực Nam Trung bộ = 300.000 tấn) - Sản lượng thủy sản = 400.000 tấn (chỉ riêng Nam Trung bộ)
- Việc nuôi trồng thủy sản đang phát triển nhiều nơi, nhất là tôm hùm, tôm xú ở Nam Trung bộ. - Ngành chế biến thủy sản cũng phát triển mạnh (nước mắm Phan Thiết)
+ Tương lai ngành thủy sản sẽ có vai trò to lớn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng và tạo sản phẩm
=>Kết luận: Việc khai thác tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng giúp cho
vùng tự giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm, mà còn có khả năng tạo sản phẩm hàng hóa. Đồng thời tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý mang tính độc đáo của vùng.