1. Vị trí địa lý:
+ Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải NTB (vùng giàu nguyên liệu về cây công nghiệp, lâm sản và thủy sản).
+ Nam và Tây Nam giáp Đồng bằng SCL (vùng lương thực thực phẩm lớn nhất) + Tây giáp Campuchia (dễ dàng giao lưu bằng đường bộ13,22)
+ Đông và Đông Nam giáp vùng Nam biển Đông (vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, du lịch biển và dịch vụ hàng hải).
=> Nên các cơ sở chế biến của vùng được bảo đảm nguồn nguyên liệu tốt => Bằng đường bộ vùng có thể dễ dàng giao lưu với Campuchia, với vùng Nam Tây Nguyên ;Bằng đường bộ đường sắt vùngcó thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước nhất là DHNTB
=> Cụm Cảng Sài Gòn (đường biển và đường hàng không) và Vũng Tàu là cửa ngỏ cho vùng giao lưu với nước ngoài.
=> Tương lai khi xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á Đông Nam bộ sẽ là cửa ngỏ thông ra biển của các nước láng giềng.
2. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Địa hình đất trồng:
· Đất đỏ badan (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu) khá màu mỡ (40% diện tích của vùng). · Đất xám phù sa cổ (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước).
=> Phân bố tập trung thành những vùng lớn trên những vùng đồi thấp lượn sóng ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai thích hợp phát triển các cây công nghiệp dài này (cao su, cà phê, điều), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá …) trên quy mô lớn.
· Dọc thung lũng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông La Ngà có đất phù sa sông => trồng cây lương thực, hoa màu …
· Ngoài ra , còn có đất phù sa ven biển...
b. Khí hậu :
+ Cận Xích đạo gió mùa nóng quanh năm , điều hoà => thuận lợi trồng nhiều loại cây nhiệt đới cho năng suất cao, ổn định.
* Hạn chế: Mùa khô kéo dài => thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Đe dọa sự xâm nhập mặn của các vùng ven biển.
c. Sông ngòi:
+ Hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông La Ngà, sông Vàm Cỏ … => là nguồn cung cấp nước ngọt phong phú, có giá trị thủy điện và thủy lợi lớn.
d. Thủy sản:
- Rất phong phú (Tập trung gần 50% trữ lượng cá biển cả nước).
- Nằm gần các ngư trường : Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, và ngư trường Minh Hải, Kiên giang => nên rất thuận lợi phát triển ngành khai thác, chế biến, nuôi trồng hải sản và xây dựng cảng cá.
e. Rừng:
- Không thật lớn (tập trung ở bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai) (532.600 ha = 6,8% diện tích rừng cả nước) nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai.
- Khu Vườn quốc gia Cát Tiên cá giá trị du lịch và nghiên cứu lâm sinh học. - Ven biển có rừng ngập mặn.
=> Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái, giữ nguồn nước, bảo vệ các hồ thủy diện và thủy lợi.
f. Khoáng sản:
- Dầu khí thềm lục địa Vũng Tàu.
- Đất sét, cao lanh ( Bình Dương, Đồng Nai)
g. Tài nguyên du lịch : rất phong phú, đa dạng.
3. Về kinh tế – xã hội:
+ Nguồn nhân lực dồi dào,có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất. Cólực lượng lao động chuyên môn cao (công nhân tay nghề cao, kỹ sư, nhà khoa học, chuyên gia và nhà kinh doanh). Là địa bàn nhập cư lớn thứ 2 cả nước (sau Tây Nguyên).
+ Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển nên người dân năng động và có nhiều kinh nghiệm và thích ứng nhanh với sự đổi mới kinh tế.
+ Có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật. Có nhiều chương trình hợp tác đầu tư nước ngoài.
+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. Mạng lưới đô thị phát triển tốt. Đã hình thành nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất.
+ Có thị trường tttiêu thụ lớn.
+ Có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông và hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất cả nước.Cảng Sài Gòn là cửa ngõ xuất khẩu tốt
+ Có cơ chế mới,các chủ trương chính sách thích hợp...
* Hạn chế:
+ Dân cư tập trung quá đông ở Thành phố Hồ chí Minh gây nhiều phức tạp về xã hội và ảnh hưởng môi trường.
+ Vấn đề sử dụng tổng hợp tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai.
+ Vấn đề chống ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp => có ý nghĩa quan trọng.