Phản ứng của thị trường với giá tham chiếu

Một phần của tài liệu Phân tích và đầu tư chứng khoán TS (Trang 30 - 37)

II. Phân tích dựa vào các mô

3. Mô hình DDM dưới dạng số nhân thu nhập P/E

3.1.3. Phản ứng của thị trường với giá tham chiếu

Degeorge, Patel, Zeckhauser (1999) đưa ra một giả thuyết dựa trên Prospect Theory rằng con người nói chung có xu hướng đánh giá các kết quả của một quá trình (outcomes) bằng cách so sánh với các điểm tham chiếu (reference points). Khi một công ty công bố mức EPS cho năm hiện tại, thông thường mức lợi nhuận năm trước và mức lợi nhuận theo dự báo của các chuyên gia phân tích tài chính cũng được công bố kèm theo. Việc thường xuyên xuất hiện đồng thời như vậy một cách tự nhiên khiến cho hai chỉ tiêu EPS năm trước và EPS dự báo của các chuyên gia phân tích tài chính trở thành các điểm tham chiếu quan trọng (benchmarks). Riêng đối với điểm tham chiếu 0 thì đặc biệt hơn. Tâm lý sợ thua lỗ (loss aversion) khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng phản ứng mạnh mẽ hơn khi EPS cao hơn hay thấp hơn điểm tham chiếu này. Cho dù mức chênh lệch chỉ là 2 cents nhưng nghe từ “lãi” vẫn hơn từ “lỗ”.

3.2. Tỷ số giá thị trường so với lợi tức trên một cổ phiếu ( Price- earning ratio P/E):

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:

Giá thị trường mỗi cổ phiếu P/E=

EPS

Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.

Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết chúng ta có thể áp dụng một trong các cách sau đây:

3.2.1. Lấy chỉ số P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu mà chúng ta cần định giá. Khi đó, chúng ta sẽ xác định giá của cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân của ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn.

3.2.2. Xác định hệ số P/E hợp lý hay nội tại của chính công ty đó. Giá cổ phiếu được xác định bằng cách nhân hệ số P/E thông thường với thu nhập của công ty. Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, hệ số P/E hợp lý được tính toán dựa theo công thức trên:

Ta có: P0= Div1/ (r- g) Hay P0 = Div0(1+ g)/ (r- g)

P0/Eo= (Div0/ E0)(1+ g)/( r- g) = tỷ lệ chia cổ tức năm đó *(1+ g)/(r- g) Hay P/E = (1- b)(1+ g)/ (r- g)

Tuy nhiên trên thực tế khi tiến hành đánh giá cổ phiếu công ty thì việc lựa chọn hệ số P/E cụ thể không đơn thuần như hai phương pháp trên mà còn phải căn cứ vào xu hướng phát triển của toàn ngành và của từng công ty cụ thể. Do vậy, ta có thể kết hợp cả hai cách trên đây để xác định giá trị cổ phiếu công ty.

Giả sử bạn có cổ phiếu của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành - ví dụ Exxon và Texaco - cùng có tỷ lệ P/E là 20. Giá cổ phiếu của Exon là 60 đôla và thu nhập là 3 đôla trong khi giá cổ phiếu của Texaco là 80 đôla và thu nhập là 4 đôla. Dường như 2 quyết định đầu tư này là như nhau nếu bạn không xem xét tới tỷ lệ P/E tương lai.

Phố Wall ước tính thu nhập của Exon sẽ tăng tới 3,75 đôla một cổ phiếu (tức 25%) còn cổ phiếu của Texaco chỉ tăng tới 4,25 đôla( 6%). Trong trường hợp đó chỉ số P/E tương lai của Exon giảm xuống còn 16 trong khi đó chỉ số P/E tương lai của Texaco là 18,8. Nếu dự đoán này là đúng thì hiển nhiên mua cổ phiếu của Exxon sẽ

có lợi hơn.

Nhược điểm lớn nhất của cả 2 chỉ số này là đôi khi các công ty che giấu thu nhập của họ bằng cách công bố lãi nhiều hơn thực tế. Một kế toán viên có thể đưa ra những con số khống và khai tăng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lên một vài điểm Bên cạnh đó thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích Phố Wall. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thôi.

Một thực tế nữa là thu nhập ước tính có thể thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển của công ty và tuỳ theo mỗi nhà phân tích Phố Wall. Vì vậy, mặc dù được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhưng tỷ lệ P/E cũng chỉ là một chỉ số để tham khảo mà thôi.

III.Một số tỉ số khác áp dụng vào phân tích thị trường

Nhiều khi, những cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư lại thường không được đánh giá đúng mức. Để có thể tìm ra những cổ phiếu triển vọng, bạn cần phải phân tích các số chỉ số của công ty phát hành cổ phiếu.

Những người chơi chứng khoán thường sử dụng những chỉ số cơ bản về hoạt động kinh doanh của những công ty phát hành cổ phiếu để xác định cổ phiếu được đánh giá đúng mức hay quá mức. Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu bạn chỉ xem xét một chỉ số nào đó, bạn cần phải đánh giá tổng thể tất cả các chỉ số mới có thể đưa ra được kết luận gần đúng rằng: loại cổ phiếu này có đáng mua hay không.

1.Tỷ số giá trên thị trường sổ sách (P/BV)

Đây là tỉ lệ được sử dụng để so sánh giá của một CP so với giá trị ghi sổ của CP đó. Tỉ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của CP chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của CP đó: P = P/BV

Ví dụ, P/B của các mã SCD, STB, STP, ITA và HPG sẽ là như sau:

Giá (19/5/2008) Gía trị ghi sổ (Book Value) P/B SCD 18.200 15.146 1,2 STB 27.400 15.411 1,78 STP 20.100 18.065 1,11 http://atpvietnam.com/vn

Chỉ số P/BV không lớn lắm là tín hiệu an toàn cho sự đầu tư. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi Thị trường chứng khoán của Mỹ như quả bóng căng khí, chỉ số P/BV trung bình của S&P 500 (500 công ty thuộc Standard & Poor) rất cao và bằng 4,5. Giá trị của CP được đánh giá cao quá mức, BV thì thấp vì những khoản nợ lớn. Khi quả bóng xì hơi, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, CP giảm giá, nhiều công ty phải cải tổ lại và tích cực hoàn trả những món nợ. Những năm gần đây P/BV của S&P 500 xấp xỉ 3,1. Ý nghĩa của chỉ số P/BV trong việc đánh giá CP của 1 công ty phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty đó. BV rất quan trọng khi đánh giá những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng nhưng hầu như không có

gì đối với những hãng sản xuất phần mềm. Trong BV không tính đến giá trị của những yếu tố đóng vai trò sống còn đối với các hãng công nghệ và dược phẩm như: bằng sáng chế, thương hiệu, không phản ánh những thành tựu của công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm thiết kế và khả năng sáng tạo của các nhân viên. Đối với những công ty này, thông thường BV rất thấp còn P/BV lại rất cao”.

2.Tỷ số P/CF (Price to cash flow ratio)

Việc xem xét chỉ số thị giá trên dòng tiền rỗi (số tiền còn lại của công ty sau khi thanh toán hết các chi phí) P/CF cũng không kém phần quan trọng. Nhiều nhà phân tích khi đánh giá một cổ phiếu nào đó, họ không quá chú trọng đến lợi nhuận của công ty phát hành cổ phiếu mà tập trung vào dòng tiền rỗi của công ty đó. Nếu P/CE thấp có nghĩa hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu đang trong trạng thái lành mạnh và còn nhiều tiền để trả lợi tức cổ phần hoặc mua cổ phiếu, điều này có nghĩa thu nhập của cổ đông sẽ tăng. Venant Sandar, thày giáo dạy môn phân tích Thị trường chứng khoán của trường Tuck School of Business, nói: giá trị của một doanh nghiệp nằm chính ở dòng tiền rỗi. Tuy nhiên, chỉ số P/CF thấp có thể là một cái bẫy khi công ty dự trữ quá nhiều tiền mặt mà không đầu tư thích đáng để phát triển kinh doanh. “Cổ phiếu có P/CF thấp hoàn toàn có thể chẳng đáng để mua, - Swot Damodaran từ trường Stern School of Business thuộc Đại học tổng hợp News York, nói. – Có thể công ty này chưa đầu tư đúng mực và đang cần phải đầu tư rất nhiều”.

3.Tỷ số PS (Price to sales)

Tỷ lệ giá/doanh thu (P/S): Chỉ số này có thể được sử dụng để nhận ra những công ty có mạng lưới kinh doanh ổn định, nhưng lợi nhuận có thể giảm sút sau quá

trình phát triển quá nóng.

P/S = Stock Price / Sales Price Per Share

Giống như P / E, thì P / S số phản ánh giá trị đặt vào chỗ bán hàng của thị trường. Tuy nhiên, điều này là chắc chắn không phải là một số bạn muốn sử dụng trong tách biệt. Khi giao dịch với một công ty trẻ, có rất nhiều câu hỏi để trả lời và P / S cung cấp chỉ là một câu trả lời.

Tỷ số P/S bằng giá cổ phiếu trung bình năm t chia cho doanh thu ròng trên 1 cổ phiếu trong năm t hoặc một ước lượng của doanh thu trên 2 cổ phiếu trong năm t+1

Phân tích giá cổ phiếu tài thị trường chứng khoán Ấn Độ

Theo nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn ngân hàng hàng đầu thế giới Citigroup, các loại cổ phiếu tại Thị trường chứng khoán Ấn Độ thuộc loại đắt đỏ nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) trong năm 2007, mặc dù mức sinh lời của các cổ phiếu này chỉ thuộc hàng thứ hai trong khu vực, sau Indonesia.

Citigroup cho biết, sau khi xem xét và đánh giá các chỉ số thị trường như P/E, giá trị sổ sách (BV), cổ tức, giá/dòng tiền (P/CF), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và giá trị DN..., Thị trường chứng khoán Ấn Độ đã “vinh dự” đứng đầu các Thị trường chứng khoán ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương về sự đắt đỏ trong năm 2007. Theo Citigroup, chứng khoán Ấn Độ đắt hơn chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines và Australia, trong khi lại cho rằng chứng khoán Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia và Malaysia là rẻ nhất trong khu vực.

Chỉ số P/E và chỉ số P/CF của Thị trường chứng khoán Ấn Độ được liệt vào hàng cao thứ 2 ở khu vực trong năm nay. Trong khi đó, cổ phiếu ở nước này thuộc loại đắt nhất nếu dựa vào giá/giá trị sổ sách (P/BV) và cổ tức.

Citigroup cũng cho rằng, mức sinh lời mà các cổ phiếu Ấn Độ đem lại (dựa trên chỉ số ROE) cao thứ hai trong khu vực, đạt mức tăng trưởng 20,8% trong năm nay, so với 25,2% của Indonesia (cao nhất).

Chỉ số Sensex của Thị trường chứng khoán Bombay, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất tại Ấn Độ, đã vượt ngưỡng cao kỷ lục 15.000 điểm hôm 6/7 và

tăng 54% so với năm ngoái (từ mức 10.000 điểm).

Mặc dù Thị trường chứng khoán Ấn Độ tăng trưởng khá nhanh và đắt như vậy, nhưng các nhà phân tích chứng khoán vẫn cho rằng, cổ phiếu Ấn Độ rất hứa hẹn và vẫn là nơi đáng để đầu tư dài hạn, tuy nhiên việc lựa chọn cổ phiếu tốt là

điều cực kỳ quan trọng.

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ tiền vào Thị trường chứng khoán Ấn Độ khi người ta ví như những cơn mưa USD tại đây. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2007, khoảng 8,4 tỷ USD vốn gián tiếp nước ngoài đã được đổ vào Thị trường chứng khoán Ấn Độ, so với 7,9 tỷ USD của cả năm 2006. Theo số liệu của UBCK Ấn Độ, nhà đầu tư nước ngoài đã mua cổ phiếu trị giá 5 tỷ USD từ đầu tháng 7 tới nay, mức mua cổ phiếu cao nhất trong một tháng tại nước này, cao hơn mức mua 2 tỷ USD vào tháng 11/2006.

“Ấn Độ đang trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng tại các Thị trường chứng khoán Ấn Độ là rất lạc quan”, Ratnesh Kumar, Giám đốc điều hành và Trưởng nhóm nghiên cứu chứng khoán của Citigroup tại Mumbai (Ấn Độ) cho biết. Theo các nhà phân tích, rõ ràng sự tăng trưởng lợi nhuận công ty cao đã khiến Thị trường chứng khoán Ấn Độ tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. “Về mặt tổng thể, Thị trường chứng khoán Ấn Độ vẫn hấp dẫn trong dài hạn. Trong năm 2008, chỉ số Sensex có thể sẽ tăng khoảng 12-15% so với năm 2007, dựa trên tăng trưởng lợi nhuận công ty đạt được trong năm nay”, Sriram Aiyar, Trưởng nhóm nghiên cứu của CTCK Edelweiss Securities ở Mumbai cho biết.

Theo Rajen Shah, Giám đốc đầu tư của Quỹ Angel Broking tại Mumbai, các lĩnh vực như: xi măng, ngân hàng, công nghiệp ôtô, công nghệ thông tin và truyền thông... tiếp tục là những lĩnh vực có mức tăng trưởng cao trong năm nay Theo Hội đồng Cố vấn kinh tế (EAC) thuộc Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ, kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2007, đạt 9%, trong khi tỷ lệ lạm phát dự đoán sẽ đứng ở mức thấp 4%.

1. Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, 2002.

2. Ebook: Damodaran - Investment Valuation 2nd edition 3. WEBSITE:

http://forum.vietstock.com.vn.

http://vnexpress.net.

http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Phân tích và đầu tư chứng khoán TS (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w