EPS và các giá trị tham chiếu (benchmarks)

Một phần của tài liệu Phân tích và đầu tư chứng khoán TS (Trang 29 - 30)

II. Phân tích dựa vào các mô

3.1.2.EPS và các giá trị tham chiếu (benchmarks)

3. Mô hình DDM dưới dạng số nhân thu nhập P/E

3.1.2.EPS và các giá trị tham chiếu (benchmarks)

Khi đã có trong tay số liệu EPS, có lẽ việc đầu tiên mà các nhà phân tích thường làm là so sánh với các giá trị tham chiếu (benchmarks). Ba điểm tham chiếu thường nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà phân tích là điểm 0 (tức là mức EPS bằng 0); EPS của năm trước (hoặc của cùng quý năm trước); EPS theo dự báo của các chuyên gia phân tích tài chính (analyst forecast) hoặc theo mức EPS kế hoạch của chính doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy thị trường phản ứng khá mạnh mẽ mỗi khi mức EPS của doanh nghiệp cao hơn hay thấp hơn các điểm tham chiếu này.

Ví dụ, nghiên cứu của Bartov, Givoly, Hayn (2002 ) đối với các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 1983-1997 cho thấy mức chênh lệch lợi tức cổ phiếu (return) bình quân quý giữa một công ty có EPS bằng hoặc cao hơn dự báo của các chuyên gia phân tích (analyst forecast) dù chỉ 1 cent và một công ty tương tự nhưng có EPS thấp hơn analyst forecast chỉ 1 cent là 3.2% (đây là mức chênh lệch sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố khác có thể có ảnh hưởng tới lợi tức cổ phiếu của các công ty như sai số dự báo, rủi ro). Do việc EPS cao hơn hay thấp hơn các giá trị tham chiếu có ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu nên môt điều dễ hiểu là các công ty thường cố gắng tránh rơi vào tình trạng phải báo cáo EPS thấp hơn các điểm tham chiếu này. Vì vậy, trong trường hợp EPS thực tế thấp hơn một chút xíu so với các giá trị tham chiếu thì các công ty thường tìm cách “phù phép” báo cáo tài chính để có được mức EPS cao hơn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng phù phép này khá phổ biến.

Ví dụ, Degeorge, Patel, Zeckhauser (1999) phân tích các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 1974-1996 và phát hiện rằng có rất nhiều (đến mức “bất thường”) các công ty báo cáo mức EPS cao hơn 0, hoặc cao hơn EPS năm trước, hoặc cao hơn mức dự báo của chuyên gia phân tích tài chính một chút xíu (1-2 cent), trong khi đó có rất ít công ty báo cáo EPS thấp hơn các giá trị tham chiếu

này.

Một phần của tài liệu Phân tích và đầu tư chứng khoán TS (Trang 29 - 30)