Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)

doanh thƣơng mại của tòa án nhân dân ở Việt Nam

Quá trình giải quyết tranh chấp KDTM của tòa án trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, chịu nhiều tác động khác nhau từ môi trường pháp lý Việt Nam cũng như từ thực tiễn thi hành pháp luật, bao gồm: các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng của tòa án, các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung tranh chấp trong từng lĩnh vực KDTM, tài liệu do các bên đương sự cung cấp cho tòa án, năng lực pháp lý của người giải quyết, điều kiện về cơ sở vật chất cũng như hệ thống cơ quan bổ trợ tư pháp trợ giúp giải quyết các tranh chấp KDTM.

1.4.1. Môi trƣờng pháp lý Việt Nam trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại

Hiện tại, hoạt động giải quyết tranh chấp KĐTM của TAND ở Việt Nam chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục giải quyết được quy định nghiêm ngặt của Luật tố tụng và đường lối giải quyết chịu sự điều chỉnh của riêng từng mối quan hệ pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tố tụng và nội dung trong việc giải quyết mỗi vụ án tranh chấp KDTM hiện nay còn nhiều bất cập. Quy định pháp luật còn rườm rà, dài dòng, gây cản trở đến hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM.

Như vậy, các quy định pháp luật hay môi trường pháp lý là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa án. Vì vậy, để hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa án đạt hiệu quả cao đòi hỏi pháp luật cần phải đảm bảo tính thống nhất, công bằng, hợp lý, yêu cầu nội dung rõ ràng, đầy đủ. Môi trường pháp lý hoàn hảo sẽ tạo điều kiện cho việc giải quyết án của tòa án được nhanh chóng, thuận lợi, đạt hiệu quả chất lượng tốt, góp phần đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được an toàn, kín đáo….Các quy định của pháp luật đặc biệt là Luật tố tụng càng khoa học và hợp lý tránh rườm rà, gây khó khăn, sách nhiễu

44

cho đương sự sẽ tạo ra các công đoạn làm việc hợp lý khoa học, không bị trùng lắp, có tác dụng thúc đẩy thời gian giải quyết nhanh chóng, đảm bảo chất lượng đầu ra.

Ngoài ra, khi tiến hành giải quyết mỗi vụ án tranh chấp KDTM thì các bên đương sự có thể cung cấp cho tòa án hoặc tòa án thu thập các tài liệu chứng cứ đảm bảo đầy đủ, phản ánh chân thực những bất đồng, mâu thuẫn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ. Chỉ khi có đầy đủ các tài liệu này thì tòa án mới đánh giá đúng và chính xác được nội dung tranh chấp và phân xử mới đúng đắn, công bằng, khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế việc cung cấp chứng cứ của đương sự hoặc tòa án tự mình thu thập chứng cứ chưa thực sự đạt hiệu quả, do đó gây cản trở cho hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM. Các bên đương sự vì các lý do khác nhau đã cố tình che giấu các chứng cứ chân thực hoặc thậm chí trong nhiều trường hợp thực tế các bên đương sự còn cố tình tạo ra chứng cứ giả mạo nhằm che giấu sự thực, đánh lạc hướng cơ quan tòa án, dẫn đến nhiều phán quyết sai lầm của tòa án khiến cho vụ án không được đánh giá khách quan, gây mất niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp đối với phán quyết của tòa án.

1.4.2. Yếu tố con ngƣời và cơ sở vật chất trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại bằng tòa án.

Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng, tạo sự yên tâm trong công tác của cán bộ, thẩm phán tòa án. Cơ sở vật chất đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án, tạo dựng sự tin tưởng, yên tâm để doanh nhân lựa chọn phương thức tòa án để giải quyết tranh chấp trong KDTM. Ngoài ra, do tính chất nghiêm trang, uy nghi nên càng đòi hỏi phải trang bị điều kiện cơ sở vật chất tốt cho tòa án để thu hút được số lượng các loại án tranh chấp KDTM nhất là các loại tranh chấp có liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài.

Hiện nay, nhiều toà án nhất là ở tòa án cấp huyện còn nhiều thiếu thốn, chật chội về trụ sở làm việc và hội trường xét xử thậm chí có đơn vị ở nhiều vùng vẫn chưa được cấp đất để xây dựng trụ sở mà phải thuê nơi làm việc và

45

phòng xét xử. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách đối với cán bộ toà án được cấp như định mức đối với cơ quan hành chính sự nghiệp hàng năm nên chưa thực sự phù hợp với tính chất đặc thù của công tác xét xử, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả công tác của ngành toà án. Trong khi đó, những năm gần đây, số lượng các loại vụ án tranh chấp KDTM cũng như các loại án khác thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án liên tục gia tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15% làm cho công việc của các tòa án ngày càng quá tải. Điều kiện làm việc thiếu thốn khiến các cán bộ, tòa án trễ nải trong việc xét xử, thậm chí là cửa quyền, tiêu cực, gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết án nói chung.

Ngoài những điều kiện về cơ sở vật chất ra, năng lực, phẩm chất, trình độ của thẩm phán, hội thẩm nhân dân cũng như điều kiện về hệ thống cơ quan bổ trợ tư pháp trợ khác giúp giải quyết các tranh chấp KDTM cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết án. Trên thực tế, trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán đặc biệt là thẩm phán tòa án cấp huyện trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp KDTM vẫn còn nhiều hạn chế, đều chưa đáp ứng yêu cầu thực cần. Đây là gánh nặng và là vấn đề bức xúc của các cấp Đảng và Nhà nước. Việc tổ chức của tòa án ở Việt Nam theo đơn vị hành chính cũng như việc cán bộ, thẩm phán tòa án các cấp đều được biên chế nhà nước, chịu sự ảnh hưởng của những tồn tại của xã hội trước nên chuyên môn, năng lực của họ thường bị hạn chế, đơn giản, sơ sài, không có chế định riêng chuyên trách cho thẩm phán giải quyết tranh chấp KDTM. Ngoài ra, chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, thẩm phán được quy định như các ngạch cán bộ, công chức hành chính nhà nước khác do đó chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử và không tương xứng với vị trí, vai trò và tính chất hoạt động quan trọng của cơ quan toà án trong bộ máy Nhà nước dễ dẫn đến những tiêu cực trong xã hội. Do đó, cần thiết phải xây dựng, kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng chuyên môn cho các toà án đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ phải bảo đảm đủ trình độ, số lượng với

46

yêu cầu là xác định rõ từng vị trí việc làm của mỗi cán bộ. Hiện nay, thực trạng ngành tòa án cho thấy trình độ, năng lực trong giải quyết án tranh chấp KDTM của TAND cấp quận, huyện vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị và bị cấp phúc thẩm sửa, hủy trong KDTM cao hơn các án dân sự, hình sự, hành chính. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về chuyên môn, năng lực, phẩm chất của các cán bộ, thẩm phán là do chưa được đào tạo nhiều về nghiệp vụ giải quyết án tranh chấp KDTM. Mặt khác, các thẩm phán cũng thiếu chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Lấy ví dụ tại TAND quận Hoàng Mai hiện có tổng biên chế khoảng hơn 40 cán bộ, thẩm phán song số thẩm phán chuyên trách giải quyết án KDTM và hiểu biết sâu về lĩnh vực này là rất ít (chỉ vài người). Tuy nhiên, vấn đề lo ngại không chỉ dừng ở việc thiếu số lượng và vấn đề về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ thẩm phán mà còn năng lực về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế còn nhiều hạn chế cũng đang được đặt ra trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế do trình độ, năng lực của đội ngũ thẩm phán trong lĩnh vực này còn khó khăn, trong khi đó thực tế đã bắt đầu phát sinh nhiều loại vụ án phức tạp có yếu tố nước ngoài.

Song song với vấn đề về năng lực của đội ngũ thẩm phán thì sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong các vụ án KDTM theo quy định hiện hành và trên thực tế chỉ mang tính hình thức. Cụ thể theo quy định tại điều 53 BLTTDS 2004, hội đồng xét xử cấp sơ thẩm gồm có một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, trong trường hợp đặc biệt có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Khi thực hiện quyền xét xử, hội thẩm nhân dân có thực quyền ngang với thẩm phán, luôn tham gia xét xử cùng với thẩm phán. Tuy nhiên, trên thực tế, vị trí của các hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử không đảm bảo được yêu cầu đề ra và không đạt hiệu quả. Việc tham gia xét xử của hội thẩm nhân dân chỉ mang tính chất hình thức, các hội thẩm nhân dân tham gia tố tụng thường ít tham gia vào hoạt động tố tụng, thậm chí là những người thiếu kiến thức pháp luật và kinh doanh do họ là những người hoạt động trong

47

các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, thực tế xét xử cho thấy hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử chỉ lướt qua hồ sơ vụ án chứ không nghiên cứu sâu sắc nội dung tranh chấp, do đó họ không hề có quan điểm hay đánh giá hoặc nhận định về vụ án. Các quy định của BLTTDS 2004 không nêu rõ thẩm quyền của hội thẩm nhân dân và không tạo điều kiện hay tiêu chuẩn cho hội thẩm nhân dân dẫn đến hiệu quả công việc mà hội thẩm nhân dân mang lại không được lợi ích cho quá trình giải quyết tranh chấp cả về lợi ích xã hội cũng như lợi ích trong việc xét xử.

Ngoài những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM nêu trên, còn có các yếu tố gián tiếp tác động đến các hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM của tòa án, tạo ra môi trường lành mạnh để quá trình giải quyết tranh chấp KDTM diễn ra được thuận lợi hay là khó khăn. Cụ thể như:

- Từ sự phát triển của nền kinh tế: Trường hợp nền kinh tế kém phát triển và mang tính tự cung, quan hệ hợp đồng dường như không tồn tại thì hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM không khác biệt so với các hoạt động giải quyết tranh chấp dân sự thông thường, khi đó cơ chế giải quyết tranh chấp KDTM không có sự khác biệt, đặc thù. Do đó, phát triển nền kinh tế chính là cơ hội, tạo ra sự đa dạng và sang tạo trong kinh doanh, có nhiều loại tranh chấp KDTM thì hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM mới trở nên sáng tạo, đặc thù, tách biệt với các loại tranh chấp dân sự thông thường.

- Quan điểm về vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp KDTM từ những Doanh nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết tranh chấp KDTM bằng con đường tòa án. Việc lựa chọn hay không lựa chọn giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa án chịu sự ảnh hưởng từ cách nhìn nhận của giới Doanh nhân về vấn đề này. Do đó, phương thức giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa án chỉ trở nên phổ biến khi các Doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn.

48

1.5. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh chấp bằng tòa án và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.5.1. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án ở một số quốc gia trên thế giới.

Hầu hết các nước trên thế giới cũng áp dụng cơ chế tòa án để giải quyết các tranh chấp KDTM và không tách biệt tranh chấp dân sự. Theo đó, toà án dân sự có chức năng giải quyết cả tranh chấp về dân sự và các tranh chấp KDTM. Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia tổ chức các tòa án chuyên trách để giải quyết các loại án tranh chấp KDTM, điển hình như:

Ở một số quốc gia như Pháp, Đức, Anh, có toà thương mại chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp KDTM đối với các chủ thể là thương gia, hoạt động kinh doanh thương mại vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, tổ chức, thẩm quyền và thủ tục tố tụng của mỗi nước có sự khác nhau tuỳ theo hệ thống pháp luật của mỗi nước. Ví dụ ở nước Đức, toà án thương mại được thành lập nhằm xét xử sơ thẩm đối với các tranh chấp liên quan đến một hành vi thương mại theo quy định của Bộ luật thương mại Đức. Toà thương mại nằm trong toà án tỉnh hoặc không thuộc toà án tỉnh mà ở một nơi cơ quan tư pháp bang xét thấy có yêu cầu. Thành phần xét xử vụ án kinh tế gồm 1 Thẩm phán chuyên nghiệp làm chủ toạ và 2 Hội thẩm. Các hội thẩm do phòng thương mại và công nghiệp bổ nhiệm cho từng nhiệm kỳ 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm. Hội thẩm phải từ 30 tuổi trở lên, là thương gia hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc thành viên Ban quản lý của công ty TNHH được đăng ký trong bản danh sách thương mại. Các hội thẩm của tòa án thương mại ngang quyền với thẩm phán chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử, được hưởng thù lao và các chi phí ăn ở đi lại trong thời gian xét xử. Ở Pháp, toà án thương mại được tổ chức độc lập ở cấp tỉnh. Ở những tỉnh ít có nhu cầu, ít tranh chấp thì không có toà án thương mại mà toà án dân sự sẽ xét xử luôn các tranh chấp thương mại (nếu có). Thẩm phán của toà án thương mại được lựa chọn trong giới kinh doanh có kiến thức và uy tín trong lĩnh vực này. Nhìn chung, thủ tục tố tụng của Toà án thương mại ở các nước này cũng

49

linh hoạt mềm dẻo và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Có thể thấy ở một số quốc gia trên thế giới nhất là ở các nước Anh, Đức thì vai trò của các Thẩm phán và Luật sư được đánh giá rất cao, Thẩm phán vừa là người sáng tạo ra luật pháp (người ta thường gọi Common law là hệ thống pháp luật được tạo nên bởi các Thẩm phán judge – made law),vừa là người giải thích và áp dụng luật pháp, kiểm soát các thủ tục tố tụng. Thẩm phán được lựa chọn từ một tổ chức gồm các Luật sư thực hành, có kinh nghiệm thực tế. Những luật sư thực hành được phân cấp thành nhiều bậc và Thẩm phán chỉ được lựa chọn từ những Luật sư thực hành cấp cao hơn, giỏi và giàu kinh nghiệm (thường phải có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên). Tố tụng tòa án được xem là tố tụng dành riêng cho các Luật sư, các Luật sư này rất được coi trọng. Khi tham gia tố tụng tại tòa án, các Luật sư thay các bên tham gia vào thủ tục tố tụng cùng tranh tụng với nhau và Thẩm phán chỉ có vai trò là người trung gian phân xử, không tham gia vào quá trình tranh tụng nhưng lại là người đưa ra phán xét cho vụ án tranh chấp KDTM. Họ phân xử căn cứ trên chứng cứ và sự tranh tụng tại tòa án. Đây là ưu điểm của quốc tế khi họ lựa chọn tòa án hầu như chỉ là cơ quan phân xử dựa trên nhưng tài liệu thực tế và tranh luận trước Hội đồng xét xử, tòa án rất ít khi phải trực tiếp thu thập chứng cứ và tìm hiểu chân tướng sự thật. Đây là ưu điểm làm nổi bật công tác xét xử thông qua chế định tòa án tại các quốc gia phát triển mà Việt Nam cần

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)