kinh doanh thƣơng mại tại tòa án nhân dân
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại tòa án nhân dân chấp kinh doanh thƣơng mại tại tòa án nhân dân
Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM là nhu cầu cấp bách bắt đầu từ yêu cầu thực tế phải giải quyết khối lượng rất lớn công việc mà tòa án phải đảm nhận.
Hàng năm, số lượng án tranh chấp KDTM tại tòa án đơn vị đều gia tăng rất nhanh tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ cho các thẩm phán.
Đặc biệt trong những năm gần đây, số lượng các loại vụ án tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án tăng trung bình mỗi năm đạt khoảng 15% làm cho công việc của các tòa án ngày càng quá tải. Riêng năm 2012 (số liệu tính từ 1/10/2011 đến 30/9/2012), tổng các loại vụ án tranh chấp KDTM mà tòa án nhân dân các cấp thụ 1ý, xét xử là 13.081 vụ, việc tăng 3.832 vụ so với năm 2011, đạt tỷ lệ 92% trong đó tòa án các cấp thụ lý, xét xử sơ thẩm 11.995 vụ, việc; tòa án phúc thẩm thụ lý xét xử 1023 vụ, việc và giám đốc thẩm, tái thẩm 63 vụ. Đa số các vụ án thuộc loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng tín dụng và hợp đồng dịch vụ, một số ít liên quan đến tài sản công và yêu cầu khác [4].
Riêng tại đơn vị TAND quận Hoàng Mai, năm 2010 thụ lý khoảng 40 vụ, đến năm 2011 thụ lý 38 vụ, nhưng đến năm 2012 số án thụ lý đã là 68 vụ. Như vậy, ước tính tỷ lệ thụ lý án KDTM tại đơn vị Hoàng Mai tăng trung bình mỗi năm đạt khoảng 15% [3].
89
Có thể nói yêu cầu cần cấp thiết phục vụ cho ngành tòa án là phải hoàn thiện khung pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp KDTM, rút ngắn thời gian giải quyết án, đổi mới và nâng cao trình độ giải quyết án của thẩm phán sơ thẩm và chuyên trách đồng thời cần hạn chế các nhược điểm còn tồn tại để phát huy các điểm mạnh dần dần thu hút sự chú ý quan tâm hơn nữa của giới doanh nhân vào con đường giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống ngành tòa án văn minh, hiện đại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong việc giải quyết tranh chấp KDTM là việc làm hết sức cần thiết. Từ đó, tòa án mới thể hiện được vị thế của mình trong cách nhìn của Doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc thể hiện vai trò của tòa án trong công cuộc bảo vệ công lý trong môi trường kinh doanh thương mại, góp phần cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trên cơ sở các số liệu thực tế về tình trạng gia tăng hàng năm của loại án tranh chấp KDTM cho thấy số lượng án loại này sẽ còn gia tăng hơn nữa trong giai đoạn sắp tới. Để quá trình giải quyết án này không còn việc tồn đọng hay việc giải quyết án chưa đạt yêu cầu thực tế đòi hỏi cần phải liên tục hoàn thiện cả về quy trình, quy định pháp luật cũng như việc thực hiện của các cấp xét xử để việc áp dụng các quy định pháp luật được cụ thể, chi tiết, không tạo ra kẽ hở cho các vi phạm, không để có trường hợp các bên tranh chấp dùng phương pháp khác ngoài các phương pháp mà pháp luật cho phép để xử lý các tranh chấp đang diễn ra.
Dưới đây là biểu đồ số lượng án KDTM được thụ lý và giải quyết tại tòa án hàng năm:
90
Biểu đồ 1: Biểu đồ số liệu thụ lý giải quyết sơ thẩm các vụ án tranh chấp KDTM của ngành TA qua các năm
Diễn giải:
(Trích báo cáo tổng kết ngành Tòa án 2012)
3.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại tòa án nhân dân
a. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Để xây dựng một thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM hoàn thiện, dân chủ đòi hỏi nhiều quá trình đúc kết kể từ khi soạn thảo đến cả quá trình thực thi pháp luật trên thực tế. Pháp luật tố tụng được xây dựng không phải là những định lệ phiền toái mà phải là phương tiện hữu hiệu để người dân có thể sử dụng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời tạo ra quyền uy pháp
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
91
luật cho cơ quan đại diện công lý và sự công bằng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thủ tục tố tụng ở Việt Nam nói chung và thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM nói riêng hiện nay còn khá nhiều rườm rà và còn nhiều bất cập. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải sửa đổi bổ sung các quy định tố tụng KDTM không chỉ phù hợp cả về lý thuyết mà phải áp dụng được trên thực tế đồng thời phải khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật như đã phân tích tại chương 2 của Luận văn.
Tuy nhiên, việc định hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật không phải ngày một ngày hai là có thể làm được ngay, và cũng không phải chỉ sửa đổi trên cũng ý thuyết là có thể thực hành được ngay, cần phải có sự tìm tòi, đánh giá, so sánh giữa những cái được và chưa được cũng như sự du nhập có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và thực tế môi trường của Việt Nam, tạo nên cơ chế ràng buộc pháp luật và thực tiễn, không còn hiện tượng xa rời thực tiễn như hiện nay khi pháp luật quy định một đàng người dân thực hiện một nẻo, thậm chí có những quy định không bao giờ có thể thực hiện hoặc những quy định vừa ban hành đã thấy không có hiệu quả.
b. Bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan nhằm nâng cao chất lượng xét xử
Trên cơ sở các thiếu sót được phân tích tại chương 2 và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết án KDTM tại tòa án ở chương 1, tác giả mạnh dạn đề xuất trong quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng kinh tế cần bổ sung thêm một số quy định pháp luật có liên quan để góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án tranh chấp KDTM. Cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung các quy định để nâng cao chất lượng của người tiến hành tố tụng, có thể bổ sung các quy định về tiêu chuẩn thẩm phán, hội thẩm nhân dân tham gia công tác xét xử án tranh chấp KDTM, các quyền năng pháp lý họ được thực hiện để cơ chế HTND không còn là hình thức và có giá trị thực tế trong công tác xét xử.
92
Ngoài ra, trong công tác ngành tòa án, để đáp ứng các yêu cầu của việc giải quyết án hiệu quả, cần có cơ chế để đáp ứng điều kiện làm việc về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngành tòa án, góp phần xóa bỏ tiêu cực, nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết án.
Thêm nữa, có thể phân định lại cơ cấu tổ chức của ngành tòa án theo tổ chức tòa án khu vực để hạn chế nguồn lực cán bộ và cơ sở vật chất làm việc, thay vào đó là chế độ đãi ngộ hợp lý cho cán bộ tòa án, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thẩm phán, nhất là thẩm phán chuyên trách trong lĩnh vực KDTM.
Tóm lại: Những vấn đề được dẫn chứng và phân tích trên đây đã chỉ ra khó khăn của việc giải quyết tranh chấp KDTM của tòa án. Tuy nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ số lượng tranh chấp KDTM diễn ra trên thực tế cần có sự can thiệp của tòa án. Do đó, để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của việc giải quyết tranh chấp KDTM là phải nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng giải quyết hết, giải quyết triệt để, không để án KDTM bị tồn đọng, bị sửa, hủy cũng như việc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được nhanh chóng phục hồi đòi hỏi cần có những bước hoàn thiện cả về quy định pháp luật lẫn việc áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật, tránh tình trạng xử lý tranh chấp KDTM bằng hình sự hóa hoặc bằng “luật rừng”. Do đó, để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của luận văn, trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành và trên kinh nghiệm thực tế mà tác giả thu nhận được, tác giả mạnh dạn đóng góp thêm một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn đối với hệ thống pháp luật tố tụng hiện hành về giải quyết tranh chấp KDTM bằng con đường tòa án. Mặc dù con đường giải quyết có gian nan song lại là con đường an toàn và hiệu quả.
3.2. Một số giải pháp cụ thể:
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng để nâng cao hiệu quả việc áp dụng trên thực tế quả việc áp dụng trên thực tế
93
Thứ nhất: Thống nhất cách hiểu và vận dụng các quy định của BLTTDS 2004 và các văn bản liên quan trong toàn ngành tòa án.
Thực tiễn công tác giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án các cấp cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến có sai lầm trong các bản án, quyết định là việc thẩm phán hiểu và vận dụng pháp luật khi xét xử, việc ban hành văn bản pháp luật có những điểm chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn, trong khi đó công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của toà án nhân dân tối cao lại không kịp thời hoặc chỉ hướng dẫn dưới dạng công văn, kết luận của Chánh án tại hội nghị tổng kết, nên tính ổn định của các hướng dẫn đó rất hạn chế và không có tính pháp lý bắt buộc. Thông qua các văn bản hướng dẫn thi hành đối với BLTTDS 2004 có thể dẫn chứng, diễn giải cách hiểu và vận dụng một cách thống nhất đối với các quy định về thủ tục giải quyết đối với từng loại án tranh chấp KDTM.
Vì vậy, trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật sao cho phù hợp thực tiễn, cần nhanh chóng ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn thống nhất về luật nội dung và luật hình thức (thủ tục tố tụng) trong công tác xét xử để các ngành, các cơ quan, các thẩm phán hiểu và áp dụng theo một thể thống nhất chung, tránh tình trạnh mỗi đơn vị có một cách hiểu pháp luật khác nhau. Đồng thời cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu trong từng lĩnh vực và ban hành nhiều loại tài liệu từ các buổi tập huấn chuyên sâu này, định kỳ và theo từng giai đoạn tố tụng để các thẩm phán có cùng cách hiểu và thực hành.
Thứ hai: Sửa đổi bổ sung trực tiếp thủ tục tố tụng ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án về cách phân loại vụ án đơn giản, phức tạp hay đặc biệt phức tạp.
BLTTDS 2004 hiện nay chưa có sự phân biệt loại vụ án như trên, đây là khiếm khuyết dẫn đến trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp hao phí thời
94
gian, công sức, tiền bạc của cả đương sự lẫn Nhà nước. Do đó, cần có hướng điều chỉnh sao cho ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án cách nhận biết việc phân loại các vụ việc đơn giản, phức tạp hoặc đặc biệt phức tạp. Từ lý luận này sẽ giúp bộ phận thụ lý án tại tòa án sơ thẩm cách hiểu và biết phân loại những vụ án mà họ trực tiếp tiếp nhận thành vụ án đơn giản hay vụ án phức tạp hay vụ án đặc biệt phức tạp. Trên cơ sở đó, BLTTDS mới nên quy định thêm thủ tục rút gọn trong trường hợp giải quyết đối với các vụ án đơn giản và rút ngắn thời gian giải quyết vụ án so với quy định của BLTTDS 2004, còn đối với các vụ án phức tạp hơn thì cần giữ thời gian giải quyết như hiện nay là phù hợp; riêng đối với một số vụ án đặc biệt phức tạp thì cần được bổ sung để có thể gia hạn giải quyết, hoặc chuyển đến tòa án cấp trên giải quyết, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án vẫn đảm bảo nhanh chóng nhưng cũng để đảm bảo việc nâng cao chất lượng giải quyết án của tòa án, giảm tải lượng án đầu vào cho cấp dưới và có cách thức giải quyết đúng hướng cho từng loại vụ việc, thu hút sự quan tâm của các Doanh nghiệp trong việc đưa tranh chấp KDTM ra tố tụng tòa án để giải quyết.
Thứ ba: Các quy định của BLTTDS 2004 nên quy định về việc tăng
thẩm quyền của VKS đối với quyền kiểm sát các vụ án tranh chấp KDTM.
Trong mọi trường hợp cần quy định để VKS tham gia tố tụng kể cả việc tham gia các phiên tòa để luôn đảm bảo tòa án xét xử công bằng, khách quan. Hiện tại, BLTTDS 2004 mới chỉ quy định việc VKS tham gia xét xử đối với các trường hợp tranh chấp án KDTM liên quan đến tài sản công liên quan đến án hủy cấp trên trả lại tòa án cấp sơ thẩm, liên quan đến trường hợp đã được VKS cấp dưới tham gia là chưa hợp lý. Trong nhiều trường hợp không có VKS tham gia đã dẫn đễn nhiều sai sót về mặt tố tụng và nội dung, dẫn đến vụ án lại bị kháng cáo dẫn đến bị cấp trên xử hủy và trả lại hồ sơ cho cấp sơ thẩm giải quyết lại đã gây mất rất nhiều thời gian. Do đó, cần quy định để VKS tham gia tất cả các phiên tòa chứ không chỉ là các phiên tòa nêu trên.
95
Trên cơ sở tăng quyền kiểm sát choVKS cũng cần hạn chế quyền kháng nghị riêng đối với các bản án hoặc quyết định không có kháng cáo hay khiếu nại gì. Tức là trong mọi trường hợp VKS chỉ được kháng nghị khi bản án hoặc quyết định của tòa án có kháng cáo hoặc khiếu nại của đương sự, đồng thời quy định lại thời hạn kháng nghị khi nhận được thông báo kháng cáo của tòa án. Trường hợp trong quá trình xét xử có vi phạm về mặt tố tụng cần thiết phải khắc phục thì chỉ nên để VKS có quyền kiến nghị tòa án đính chính, cải sửa lại quyết định để đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Luật tố tụng. Có như vậy mới hạn chế được các loại vụ việc đã giải quyết ổn thỏa nhưng vì VKS phát hiện có sai sót lại kháng nghị khiến tòa cấp trên buộc phải xét xử lại gây mất thời gian, công sức.
Thứ tư: Cần quy định lại đối với Điều 174 BLTTDS 2004 về nội dung của thông báo thụ lý, cần yêu cầu tòa án chi tiết hơn đối với vụ án thụ lý để
đương sự và VKS nắm được nội dung tranh chấp.
Ở giai đoạn thụ lý vụ án hiện nay, trên thực tế cho thấy việc thông báo thụ lý vụ án đến đương sự và VKS chỉ mang tính chất hình thức. Về mặt lý thuyết pháp luật, việc thông báo thụ lý vụ án chính là lúc tòa án chính thức xác nhận thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ án, trên cơ sở thông báo đến bị đơn và người có quyền lợi liên quan buộc họ phải biết việc tranh chấp và có nghĩa vụ chứng minh hoặc có quan điểm phản hồi đến tòa án và nguyên đơn. Các quy định về nội dung của thông báo thụ lý tại Điều 174 BLTTDS 2004 và trên thực tế thông báo thụ lý của tòa án hiện nay rất đơn giản và ngắn gọn, chỉ nêu yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu nguyên đơn gửi. Trong nhiều trường hợp thông báo thụ lý này lại không đầy đủ các nội dung cần thiết nên không thể đảm bảo để bị đơn cũng như VKS nắm được hết nội dung tranh chấp. Do đó, việc quy định thông báo thụ lý trên thực tế là không mang lại nhiều kết quả. Phía bị đơn và ngay cả VKS khi tiếp nhận thông báo này hầu