D 5 Đất dốc tụ Cumuli Umbric Gleysols 5.384,83 14,
1. Bình quân khẩu/hộ Khẩu
3.2.1 Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
Hiện nay, giới nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam thường áp dụng một vài khung phương pháp luận về đánh giá chuỗi giá trị do các cơ quan phát triển quốc tế phát triển và đề xuất, dựa trên các lý thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng. Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2000), chuỗi giá trị của Recklies (2001) và phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của Eschborn GTZ (2007) và M4P (tiếp cận thị trường tốt hơn cho người nghèo) được ứng dụng để nghiên cứu và phân tích cùng với số liệu thu thập đại diện trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi ngành hồ tiêu
Các khung phương pháp luận về chuỗi giá trị được GTZ và M4P đề xuất và áp dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Mặc dù có những khác biệt nhất định, các khung phân tích được áp dụng có nhiều điểm tương đồng, và đặc biệt là đều phù hợp cho bối cảnh nghiên cứu – phát triển cho khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Tác giả sẽ lựa chọn khung phương pháp tiếp cận nghiên cứu vận dụng lý thuyết
“ Liên kết chuỗi giá trị- Valuelinks”(2007) của GTZ và M4P (2007) đề xuất. Phương pháp chủ yếu dùng để mô tả hoạt động của từng tác nhân, phân tích kinh tế, tài chính để thấy được vai trò, đóng góp giá trị gia tăng của từng tác nhân tham gia chuỗi bao gồm: người sản xuất, thu gom, công ty xuất khẩu hồ tiêu. Từđó giúp ta xác định, phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của từng tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu.