D 5 Đất dốc tụ Cumuli Umbric Gleysols 5.384,83 14,
7 Rệp các loạ
4.7.1 Phân tích SWOT chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu
78
* Điểm mạnh
- Lợi thế vềđiều kiện tự nhiên, đất đai phì nhiêu, khí hậu thích hợp -Hình thành các vùng chuyên canh tập trung, thuận lợi mua bán
- Mô hình kinh tế nông hộ quy mô nhỏ phù hợp với việc sản xuất hồ tiêu, đạt hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nguồn lao động dồi dào
-Đầu tư thâm canh cao, nông dân giàu kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật cao như hồ tiêu, đạt năng suất cao
-Tiềm lực kinh tế của nông hộ trồng tiêu khá cao, chất lượng nguồn nhân lực tốt, dễ dàng tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật
-Năng suất hồ tiêu Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong số các nước trồng và xuất khẩu hồ tiêu ở châu Á và giá thành sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tương đối thấp hơn các nước trong khu vực
Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới kể từ năm 2002 và tháng 3 năm 2005 Việt Nam là thành viên chính thức của IPC, đây là thuận lợi trong việc hợp tác với các nước thành viên khác và cùng IPC giải quyết những vấn đề liên quan đến cung/cầu, thị trường xuất khẩu và biến động giá cả.
- Trong khoảng 5 năm qua, thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam được mở rộng, từ khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ lên trên 90 như hiện nay, từ các thị trường truyền thống và trung gian như Singapore và khối Đông Âu sang thị trường nhiều tiềm năng như châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và gần đây là Nhật bản.
* Điểm yếu
- Chưa có quy trình kỹ thuật canh tác cây hồ tiêu theo hướng thâm canh bền vững nhằm duy trì hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất đồng thời có tính ổn định về môi trường sinh thái .
79
- Một số biện pháp canh tác chưa hợp lý như: tiêu trồng chủ yếu trên trụ gỗ, chưa chú trọng đến vấn đề che bóng cho hồ tiêu. Phân hóa học bón với liều lượng cao, mất cân đối, tưới nước nhiều để khai thác triệt để vườn tiêu cho phép đạt năng suất cao nhưng dẫn đến tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ dàng bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm , làm giảm tuổi thọ vườn cây
-Tình hình sâu bệnh trên cây hồ tiêu phát triển mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục
- Mặt hàng sản phẩm nông nghiệp còn nghèo nàn -Giá hồ tiêu phụ thuộc vào thị trường thế giới
-Hồ tiêu Việt Nam chưa có một thương hiệu nổi tiếng, người tiêu dùng trên thế giới chưa quen nhiều với hồ tiêu Việt Nam nếu so sánh với tiêu Muntok của Malaysia, tiêu Lampung của Indonesia, hoặc gần đây là tiêu Hải Nam của Trung Quốc
-Trong những năm gần đây, việc phát triển hồ tiêu do nông dân và địa phương tự phát là chính, có qui hoạch chung cho cả nước nhưng chưa có qui hoạch cụ thể cho từng vùng trồng tiêu.
* Cơ hội
-Trong quá trình hội nhập quốc tế ngành hồ tiêu Việt Nam đã gia nhập hồ tiêu thế giới ( IPC) tạo ra nhiều cơ hội để sản phẩm hồ tiêu Việt Nam tiếp cận với các nước nhập khẩu hồ tiêu thế giới , tiếp thu nhiều kinh nghiệm trong việc trồng trọt, chế biến, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm
-Thị trường tiêu thụ hồ tiêu thế giới không ngừng phát triển trong những năm gần đây
-Công tác xúc tiến thương mại đang trên đà phát triển tốt, xây dựng quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên toàn thế giới
-Nhà nước Việt Nam quan tâm nhiều đến chương trình xúc tiến thương mại của VPA nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu; các nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất
80
khẩu tập trung đầu tư tiện nghi nhà xưởng và trang thiết bịđể có sản phẩm hồ tiêu đạt tiêu chuẩn cao hơn
* Thách thức
-Yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi đó một tỷ lệ lớn hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam còn ở cấp thấp và chất lượng không ổn định, việc sản xuất, chế biến và tồn trữ theo qui trình và điều kiện chưa thật sự phù hợp
-Sản xuất kém bền vững thể hiện ở năng suất cao nhưng tuổi thọ vườn tiêu ngắn, dịch bệnh luôn là mối đe dọa đến sản xuất hồ tiêu
-Qui trình kỹ thuật canh tác hồ tiêu phù hợp với từng vùng sinh thái chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, phần lớn nông dân vẫn canh tác hồ tiêu theo kinh nghiệm của địa phương là chính.