Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (Trang 84)

D 5 Đất dốc tụ Cumuli Umbric Gleysols 5.384,83 14,

4.8Một số giải pháp

7 Rệp các loạ

4.8Một số giải pháp

Khi chúng tôi phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu mặc dù sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên phân tích chuỗi giá trị huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước còn nhiều hạn chế, chúng tôi đưa ra những giải pháp sau nhằm khắc phục để có thể phát triển tốt ngành hồ tiêu trong thời gian tới

4.8.1 Khâu đầu vào

* Giống tiêu

Giống tiêu là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng hồ tiêu. Việc chọn giống tốt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và khả năng đề kháng với dịch bệnh sau này. Theo tôi, khâu quan trọng nhất của việc trồng hồ tiêu chính là chọn giống. Chọn giống làm sao để cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng trồng. Phải chọn những giống có nguồn gốc rõ ràng, đã kiểm định được năng suất và khả năng kháng dịch bệnh,

85

chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. Do đó người dân cần đến sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước, Cơ Quan Khuyến Nông tỉnh, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam, Trường Đại Học Nông Lâm, Hiệp Hội Hồ Tiêu v.v… để được tư vấn tốt nhất về cách chọn giống tiêu

*Vật tư nông nghiệp và kỹ thuật trồng hồ tiêu

Phát triển các loại hình dịch vụ cung ứng vật tư phân bón và dịch vụ sản xuất nông nghiệp, kiểm soát chặt nguồn gốc các loại vật tư nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật. Cần phổ biến cho nông dân sử dụng phân bón theo hướng phát triển bền vững hữu cơ vi sinh kết hợp hóa học theo thời điểm, sử dụng đúng thuốc, đúng lượng, nồng độ, đúng thời điểm, đúng cách

Bón lót cho tiêu con bằng phân chuồng hoai mục 10-15 kg trên gốc. Nên bỏ phân hữu cơ vi sinh chia nhỏ ra làm nhiều đợt trong mùa mưa cây sẽ phát triển rất tốt.. Cuối mùa mưa bạn nên bón thêm một ít lân tăng khả năng chịu hạn cho hồ tiêu vào mùa khô . Trường hợp cây vàng lá do thiếu vi lượng như Mg, Bo… nên xịt ít phân bón lá vi lượng hoặc một loại hữu cơ vi sinh đậm đặc nào đó đạt tiêu chuẩn là cây hồi phục rất nhanh..

Nên ngâm phân cho tan trước khi bón và bón cách gốc 50-60cm Thời điểm bón phân và tốt nhất là vào lúc sáng sớm và chiều mát (không bón quá 9h sáng và trước 3h chiều). Trường hợp không ngâm tưới mà chôn để cho ăn dần thì nên xới nhẹ ngoài tán gốc cây 60cm và sâu khoảng hơn 5cm, lấy đất ngoài xa lấp lại.

Sau khi thu hoạch, phải tạo cành tỉa tán không bón gì cả để hãm tiêu. Thời gian hãm tiêu từ 30-45 ngày tùy tiêu sung hay suy. Gần tới mùa mưa, nên rửa lá tiêu bằng thuốc gốc đồng + vôi ngăn ngừa nấm. Sau đó tưới nước 2- 3 lần cho ướt đẫm như mưa (lưu ý không bón phân). Cây chỉăn phân khi bắt đầu ra lá non, lá non ra là rễđang nhú. Bón đợt đầu thật đậm, nên dùng hữu cơ giàu humate, lần này rất quan trọng vì tiêu làm bông đồng loạt. Hồ tiêu có năng suất hay không thì quan trọng nhất là lần này, vì hồ tiêu mà bón phân không đúng cách sẽ ra 2 đợt hoa

86

khiến cho việc thu hái hay chăm sóc sẽ rất khó. Sau khi thấy lá non lớm chớm xuất hiện là xịt thuốc trừ rầy, rệp chích hút nhựa và xử lý tuyến trùng gốc. Nên xịt một lần phân bón lá loại giàu trung vi lượng hoặc bón phân hữu cơ đậm đặc. Xịt theo thời điểm nào bạn thấy cây có dấu hiệu thiếu vi lượng vàng lá.

Khi cây bắt đầu đậu trái non, nên đổ gốc bằng phân hữu cơ vi sinh và xịt thuốc chống rụng trái non, thối trái. Để ý lúc này là mùa mưa sâu hại chích hút rất nhiều, lật mặt sau lá mà có rầy bám lá non thì bạn nên xịt thuốc tiêu diệt.

Khi tiêu bắt đầu làm hạt, bón một lần nữa là 3 lần, đều sử dụng hữu cơ sinh học chuyên dùng cho cây tiêu ( Humik,…..) và lần 4 làm chắc hạt là dùng NPK trong đó Kali cao, N và P ít thôi. Thông thường là khi tiêu Ấn Độ vừa chín bói thì tiêu Vĩnh Linh làm chắc hạt, bạn nên bỏ Kali và phân hữu cơ Amino đổ gốc để chắc hạt to trái. Lượng phân đợt cuối giúp cây có năng suất mà chống suy tiêu.Nên chia ra làm nhiều lần mà bón. Hàm lượng tùy cây mà rải quanh tán, gốc to thì nhiều nhỏ thì ít.

*Sâu bệnh

Hiện tại tình hình thời tiết tại huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước mưa nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu nấm gây hại trên hồ tiêu. Các bệnh thường gặp như bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm , trạm trung tâm bảo vệ thực vật cần lưu ý các ban ngành địa phương tích cực kiểm tra , hướng dẫn bà con nông dân phòng bệnh tiêu chết nhanh đạt hiệu quả cao. Để phòng trừ bệnh này cần phải sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, bao gồm: thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh sớm, vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật canh tác, hóa học và sinh học để kiểm soát bệnh phytophthora trên cây tiêu. Trị dứt điểm rệp sáp, mối, tuyến trùng. Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm tổn thương bộ rễ vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Bón phân cân đối, đặc biệt giữa đạm và kali, chú ý bổ sung các chất trung và vi lượng. Khi vườn cây bị bệnh cần lấy vôi bột rải quanh vườn, rải nhiều quanh gốc cây bị bệnh. Phun một trong các thuốc:

87

Acrobat MZ 90/600WP, Alpine 80WP, Ridomil Gold 68 WP…, thời gian tới diễn biến bệnh có thể gia tăng.

*Thời tiết

+Khống chế nhiệt độ

Cây tiêu nguyên chủng mọc dưới tán cây rừng, do vậy thời tiết quá nóng thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, nhiệt độ thích hợp từ 22->280C, sinh trưởng bình thường 15->350c

+Khống chế ánh sáng và gió

Hồ tiêu ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc mới trồng cần che bóng cẩn thận. Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sánh hơn, có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng cho nhau, cây tiêu yếu chịu gió, cần có hàng cây chắn gió

88

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (Trang 84)