Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về Đại lý hải quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 84)

Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến đại lý hải quan thời gian qua chƣa đầy đủ và thiếu tính hệ thống, đồng bộ. Để hoạt động của dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan đƣợc triển khai thực hiện đi vào cuộc sống hỗ trợ đắc lực cho hoạt động XNK, thực thi tốt các chính sách hải quan, góp phần giảm chi phí cho các doanh nghiệp, hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan thì chúng ta cần phải xây dựng pháp luật về đại lý hải quan một cách hệ thống, đồng bộ và phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế cũng nhƣ phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc, cụ thể:

Thứ nhất, cần quy định thống nhất khái niệm đại lý thƣơng mại trong

Luật Thƣơng mại 2005 và khái niệm đại lý làm thủ tục hải quan: Tại Điều 166 Luật Thƣơng mại 2005 có nêu khái niệm đại lý thƣơng mại là hoạt động thƣơng mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hƣởng thù lao. Nhƣng đem so với khái niệm đại lý làm thủ tục hải quan thì không thỏa mãn mặc dù ta thừa nhận đại lý làm thủ tục hải quan là một đại lý thƣơng mại. Trong đó, đại lý làm thủ tục hải quan không nhân danh chính mình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của bên chủ hàng cho khách hàng mà nhân danh cho chính mình thực hiện dịch vụ khai báo hải quan và một số công việc khác liên quan đến hải quan do bên chủ hàng ủy quyền. Rõ ràng ở đây khái niệm về đại lý thƣơng mại trong Luật Thƣơng mại 2005 bị bó hẹp, không bao hàm hết đƣợc chức năng và đặc điểm của các đại lý thƣơng mại. Do vậy, cần mở rộng hơn nữa khái niệm

này để tạo điều kiện tốt hơn cho các đại lý thƣơng mại khác nói chung và đại lý làm thủ tục hải quan nói riêng hoạt động đƣợc thuận tiện hơn.

Thứ hai, cần sửa đổi một số nội dung cụ thể tại các văn bản quy phạm

pháp luật về đại lý làm thủ tục hải quan, cụ thể:

a) Theo quy định hiện nay chƣa có điều khoản cụ thể nào quy định trách nhiệm pháp lý giữa nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan và Giám đốc doanh nghiệp làm đại lý hải quan trong trƣờng hợp xảy ra gian lận thƣơng mại mà Giám đốc không biết. Tuy tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 79/2005/NĐ- CP trƣớc đây và nay là Nghị định số 14/2011/NĐ-CP đều có quy định: “Đối với đại lý làm thủ tục hải quan: Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật trong trƣờng hợp thực hiện không đúng những công việc đƣợc ủy quyền, khai không đúng những thông tin và chứng từ liên quan do chủ hàng cung cấp”. Nhƣng việc quy định nhƣ vậy rất chung chung, nếu không có thêm các điều khoản quy định cụ thể trách nhiệm của nhân viên đại lý thì chắc chắn sẽ xảy ra hiện tƣợng nhân viên đại lý tự ý làm trái gây gian lận thƣơng mại mà Giám đốc không biết. Vậy xin đề nghị có hƣớng dẫn thực hiện khi lập biên bản xử lý vi phạm là chủ thể pháp nhân đại lý hay cá nhân nhân viên đại lý.

b) Cần sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP theo hƣớng quy định đầy đủ những nội dung về hoạt động của bên thứ ba trong giao dịch với cơ quan hải quan nói chung cũng nhƣ “khai hải quan” nói riêng và quyền, nghĩa vụ của đối tƣợng này nhƣ quy định tại Công ƣớc Kyoto, cụ thể:

- Quy định rõ các điều kiện để một bên đƣợc hoạt động với tƣ cách là "bên thứ ba", và với tƣ cách là "ngƣời khai hải quan", theo đó ngoài đại lý làm thủ tục hải quan cần mở rộng thêm các đối tƣợng khác nhƣ đại lý vận tải, dịch vụ logistic, ngƣời đƣợc uỷ quyền...;

- Quy định rõ những trƣờng hợp cơ quan hải quan từ chối tiến hành giao dịch với bên thứ ba;

- Phân định rõ quyền, nghĩa vụ của "bên thứ ba" và chủ hàng trƣớc pháp luật.

c) Cần sửa đổi Nghị định 14/2011/NĐ-CP theo hƣớng:

- Sửa lại Điều 8, không quy định cụ thể những nội dung công việc của đại lý làm thủ tục hải quan cũng nhƣ việc uỷ quyền giữa các bên mà chỉ quy định khái niệm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan;

- Quy định rõ nghĩa vụ của Đại lý làm thủ tục hải quan về các khoản thuế và các vi phạm xảy ra.

Thứ ba: Cần quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn về các nội dung

liên quan đến hoạt động đại lý hải quan nhƣ:

- Điều kiện về tài chính để đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với nghề nghiệp của mình. Về vấn đề này có thể lựa chọn phƣơng án hoặc là quy định mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan; hoặc là quy định các hình thức đảm bảo khác nhƣ số tiền bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoặc số tiền ký quỹ phải có thƣờng xuyên tại Ngân hàng; hoặc mua bảo hiểm nghề nghiệp;

- Quy định khung giá dịch vụ của đại lý làm thủ tục hải quan theo tỷ lệ phần trăm trên trị giá lô hàng XNK;

- Quy định chế độ báo cáo tài chính của đại lý làm thủ tục hải quan; - Quy định các ƣu đãi về tài chính nhƣ ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt là việc thành lập các Hiệp hội đại lý làm thủ tục hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đại lý làm thủ tục hải quan bởi môi trƣờng minh bạch về tài chính góp phần khẳng định sự tồn tại lâu dài và bền vững của dịch vụ làm đại lý làm thủ tục hải quan.

Thứ tƣ, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các

Một phần của tài liệu Pháp luật về đại lý hải quan và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)