Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm tân hà thanh (Trang 46)

3.2.1. Kết cấu nguồn vốn

Việc phân tích kết cấu nguồn vốn và so sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn sẽ cho biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.

Kết quả phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.18. Bảng tổng hợp các nguồn vốn của công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch Giá trị ( đồng) Tỷ lệ % Giá trị ( đồng) Tỷ lệ % Giá trị ( đồng) Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)-(3) (8)=(7) /(3) 1 Tổng nguồn vốn 12.017,7 100 15.314,8 100 3.297,1 27,4 2 Nợ phải trả 8.747,3 72,8 10.613,1 69,3 1.865,9 21,3 2.1 Nợ ngắn hạn 8.747,3 72,8 10.613,1 69,3 1.865,9 21,3 3 Vốn chủ sở hữu 3.270,4 27,2 4.701,7 30,7 1.431,3 43,8 3.1 Vốn đầu tư của chủ

sở hữu 3.135,0 26,1 4.500,0 29,4 1.365,0 43,5 3.2 Lợi nhuận sau thuế

Nhận xét:

Nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2012 tăng 3.297.157.395 so vơí đầu năm 2012, trong đó nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng so với đầu năm 2012.

Trong nợ phải trả chỉ có nợ ngắn hạn và chỉ số này tăng 21,3% tính đến thời điểm cuối năm 2012, nguyên nhân do năm 2012 công ty phải vay ngắn hạn 1.753.000.000 để đưa số tiền này vào hoạt động kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu trong năm 2012 bao gồm 95,9% vốn đầu tư của chủ sở hữu và 4,1% lợi nhuận sau thuế, tăng 43,8% so với vốn chủ sở hữu năm 2011, nguyên nhân do doanh nghiệp tăng cường vốn đầu tư của chủ sở hữu và tăng sự đóng góp của lợi nhuận sau thuế.

Trong năm 2012, công ty tiếp tục kinh doanh có lãi và chủ động tăng dự phòng tài chính nhằm chủ động trong việc khắc phục các sự cố tài chính trong tương lai để đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết quả phân tích vốn lưu động thường xuyên của cty năm 2012

Bảng 3.19. Bảng tổng hợp phân tích vốn lưu động thường xuyên của

công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

TT Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3) 1 Tài sản ngắn hạn 11.850,1 15.124,5 3.274,4 2 Nguồn vốn ngắn hạn 8.747,3 10.613,1 1.865,8 3 Tài sản dài hạn 167,5 190,3 22,8 4 Nguồn vốn dài hạn 3.270,4 4.701,7 1.431,3 5 Nợ ngắn hạn 8.747,3 10.613,1 1.865,8 6 Nợ dài hạn 0 0 0

7 Vốn lưu động thường xuyên 3.102,9 4.511,4 1.408,5 Nhận xét:

Ta thấy vốn lưu động qua các thời kỳ đều lớn hơn không và có xu hướng tăng so với đầu năm. Đây là một dấu hiệu tài chính tích cực thể hiện sự đảm bảo nhu cầu tài chính, cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn, cân đối giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn dài hạn. Điều này

chứng tỏ trong năm 2012 doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng nguồn vốn.

Kết quả phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty năm 2012

Bảng 3.20. Bảng tổng hợp phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

của công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

TT

Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)

1

Các khoản phải thu 7.445,6 9.559,9 2.114,3 2

Hàng tồn kho 3.634,9 5.503,9 1.869,0

3

Nợ ngắn hạn 8.747,3 10.613,1 1.865,8

4 Nhu cầu vốn lưu

động thường xuyên 2.333,2 4.450,8 2.117,6 Nhận xét:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cuối năm 2012 của công ty tăng so với đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng chưa tốt nguồn vốn ngắn hạn. Đồng thời một lý do khác là do doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nên cần nhiều vốn.

3.2.2. Tình hình phân bổ vốn

Biến động tài sản công ty TNHH Dược Tân Hà Thanh năm 2012

Kết quả phân tích biến động tài sản của công ty năm 2012 được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 3.21: Bảng tổng hợp phân tích biến động tài sản công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch Giá trị ( đồng) Tỷ lệ % Giá trị ( đồng) Tỷ lệ % Giá trị ( đồng) Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)- (8)=(7

(3) )/(3) 1 Tài sản ngắn hạn 11.850,1 98,6 15.124,5 98,8 3.274,4 27,6 1.1 Tiền 748,1 6,2 12,2 0,1 -735,9 -98,4 1.2 Các khoản phải thu ngắn hạn 7.445,6 62,0 9.559,9 62,4 2.114,3 28,4 1.3 Hàng tồn kho 3.634,9 30,2 5.503,9 35,9 1.869,0 51,4 1.4 Tài sản ngắn hạn khác 21,5 0,2 48,3 0,3 26,8 124,7 2 Tài sản dài hạn 167,5 1,4 190,3 1,2 22,8 13,6 2.1 . Tài sản cố định 26,7 0,2 40,3 0,3 13,6 51,0 2.2 Tài sản dài hạn khác 140,8 1,2 149,9 1,0 9,1 6,5 3 Tổng tài sản 12.017,7 100 15.314,8 100 3.297,2 27,4

Hình 3.8. Biểu đồ phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn

Nhận xét:

Chỉ số tổng tài sản tăng 27,4% trong năm 2012, chứng tỏ quy mô tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng chủ yếu do tăng các tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 2.114.344.180 đồng. Tuy nhiên dòng tiền mặt giảm 98,4%, số hàng tồn kho cũng tăng nhiều, chứng tỏ trong năm 2012 khả năng thanh khoản của doanh nghiệp giảm nên việc giải quyết các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là khó khăn.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng, 13,6%, nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư mua tài sản cố định mới.

Phân tích tình hình biến động các dòng tiền năm 2012

Bảng 3.22. Bảng tổng hợp phân tích biến động các dòng tiền của công ty

năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) = (3) - (2)

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1.Tiền thu 24.426,1 36.207,3 11.781,2

2. Tiền chi 25.367,8 40.021,1 14.653,3

3. Lưu chuyển tiền -941,7 -3.813,8 -2.872,1

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1.Tiền thu 0 1,1 1,1

3. Lưu chuyển tiền -14,5 -40,2 -25,7

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1.Tiền thu 2.835,0 5.558,0 2.723,0

2. Tiền chi 1.200,0 2.440,0 1.240,0

3. Lưu chuyển tiền 1.635,0 3.118,0 1.483,0

Lưu chuyển tiền

trong năm -735,9 678,8 1.414,7

Tiền tồn đầu năm 69,4 748,1 678,8

Tiền tồn cuối năm 748,1 12,2 -735,9

Qua việc phân tích cho thấy trong năm 2012 lưu chuyển tiền dịch chuyển sang chi nhiều hơn thu và năm 2011 thu nhiều hơn chi, dòng tiền thu đều tăng trong cả 02 năm. Bên cạnh đó dòng tiền chi cho hoạt động tài chính tăng cao. Chứng tỏ rằng trong năm 2012 công ty đã phải chi trả các khoản lãi vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh tăng đã làm mất cân đối nguồn tiền tịa Công ty và làm cho lượng tiền của năm 2012 giảm so với năm 2011.

Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

o Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 3.23. Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho

của công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

TT

Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )

Năm 2012

( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3) 1 Giá vốn hàng bán (6) 27.234,2 34.052,7 6.818,5 2 Hàng tồn kho đầu kỳ (7) 2.574,4 3.634,9 1.060,5 3 Hàng tồn kho cuối kỳ (8) 3.634,9 5.503,9 1.869,0 4 Số vòng quay hàng tồn kho (9)=(6)/((7)+8))/2 8,77 7,45 -1,32

5 Số ngày tồn kho

(10)=365/(9) 42 49 7

Nhận xét:

Trong năm 201112, số vòng quay hàng tồn kho là 8,77, năm 2012 giảm xuống còn 7,45. Số ngày hàng tồn kho tăng từ 42 ngày của năm 2011 lên 49 ngày của năm 2012. Như vậy, công ty phải tìm các biện pháp để giảm số hàng tồn kho và số ngày tồn kho của hàng.

o Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động

Bảng 3.24. Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển vốn lưu động

của công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

TT

Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )

Năm 2012

( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)

1

Doanh thu thuần (6) 29.768,5 36.479,7 6.711,2 2 Tài sản ngắn hạn (7) 11.850,1 15.124,5 3.274,4 3 Nợ ngắn hạn (8) 8.747,3 10.613,1 1.865,8 4 Vốn lưu động (9)=(7)-(8) 3.102,9 4.511,4 1.408,5 5 Số vòng quay VLĐ (10)=(6)/(9) 9,59 8,09 -1,5 6 Số ngày01 vòng quay VLĐ (10)=365/(9) 38 45 7 Nhận xét:

Số vòng quay vốn lưu động năm 2011 là 9,59, mỗi vòng là 38 ngày. So với năm 2012 thì số vòng quay vốn lưu động năm 2011 giảm 1,51 vòng, và tăng 7 ngày/vòng nguyên nhân là do doanh thu thuần và vốn lưu động ròng được sử dụng tăng lên và nợ ngắn hạn giảm. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2012 có xu hướng giảm và bị ứ đọng vốn trong kinh doanh.

o Chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu

Bảng 3.25. Luân chuyển nợ phải thu của công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

TT

Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )

Năm 2012

( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)

1 Doanh thu bán chịu (6) 29.768,5 36.479,7 6.711,2 2 Nợ phải thu đầu kỳ (7) 5.847,8 7.395,6 1.547,8 3 Nợ phải thu cuối kỳ (8) 7.395,6 9.559,9 2.164,3 4 Số vòng quay nợ phải

thu(9)=(6)/((7)+(8))/2 1,12 1,08 -0,04

5 Số ngày 01 vòng quay nợ

phải thu (10)=365/(9) 325 340 15

Nhận xét:

Trong năm 2012 số vòng quay nợ phải thu là 1,08 giảm so với năm 2011 là 0,05 vòng. Bên cạnh đó số ngày của một vòng quay nợ phải thu năm 2011 tăng 15 ngày so với năm 2011.

o Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định

Bảng 3.26. Luân chuyển tài sản cố định của công ty năm 2012

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

STT

Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )

Năm 2012

( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)

2 Giá trị còn lại TSCĐ đầu

kỳ (7) 20,4 26,7 6,3

3 Giá trị còn lại TSCĐ cuối

kỳ (8) 26,7 40,3 13,6 4 Số vòng quay tài sản cố định (9)=(6)/((7)+(8))/2 315,80 272,00 -44 5 Số ngày01 vòng quay TSCĐ (10)=365/(9) 2 2 0 Nhận xét:

Năm 2012 số vòng quay tài sản cố định giảm so với năm 2011 là 44 và số ngày lân chuyển của một vòng quay tài sản cố định giảm

o Chỉ tiêu luân chuyên tổng tài sản

Năm 2012, số vòng quay tài sản của doanh nghiệp so với năm 2011 là giảm 4 ngày. Do đó hiệu quả sử dụng tài sản vào trong kinh doanh đã được tăng lên.

Bảng 3.27. Bảng tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển tổng tài sản của

công ty năm 2012 Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ ) Năm 2012

( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)

1

Tổng doanh thu (6) 29.768,5 36.479,7 6.711,2 2 Giá trị tái sản đầu

kỳ (7) 10.451,2 12.017,7 1.566,4

3 Giá trị tài sản cuối

kỳ (8) 12.017,7 15.314,8 3.297,2 4 Số vòng quay tài sản cố định (9)=(6)/((7)+(8))/2 0,66 0,67 0,01 5 Số ngày01 vòng quay tài sản cố định (10)=365/(9) 551 547 -4

CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN

4.1. Bàn luận về kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tân Hà Thanh năm 2012 năm 2012

 Tình hình chung năm 2012

Công ty có sự tăng trưởng về doanh số,t hị phần và uy tín trên thị trường, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng về chất lượng và số lượng. Với chiến lược kinh doanh hợp lý, nhạy bén với sự vận động của thị trường tạo động lực mạnh cho sự phát triển của công ty.

4.1.1Về doanh thu

Tổng doanh thu năm 2012 có sự tăng trưởng so với năm 2011, điều này cho thấy công ty vẫn phát triển ổn định, hợp lý trong chính sách kinh doanh của mình.

Trước tình hình suy thoái kinh tế, công ty phải dành nhiều thời gian nhất định để phân tích thị trường, vạch ra mục tiêu và định hướng một cách cụ thể, chính xác.

Do cơ cấu tổ chức còn gọn nhẹ, thiếu bộ phận Marketing nên chưa có bộ phận theo dõi lập kế hoạch và bán hàng nên tốc độ tăng doanh thu còn chậm.

Doanh thu chính của công ty vẫn tập trung vào nhóm hàng tim mạch, và chủ yếu là bán buôn cho khối bệnh viện, và công ty Dược phẩm khác.

Trong thời gian tới có thể tăng doanh thu với việc phát triển kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chức năng hỗ trợ về các bệnh lý tim mạch cho người bệnh.

4.1.2Về chi phí

Tổng chi phí năm 2012 thấp hơn so với năm 2011, nguyên nhân là do giá vốn bán hàng đầu vào, doanh thu và lợi nhuận tăng cao thì chi phí bỏ ra là hợp lý. Mặt khác trong năm 2012 công ty đã giảm thiểu được chi phí quản lý doanh nghiệp, mặc dù số lượng công nhân viên chức tăng lên, điều này khẳng định những biện pháp của công ty để giảm thiểu chi phí quản lý là có hiệu quả. Từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.

Mặt khác, để giảm giá vốn hàng đầu vào, công ty cũng cần tìm hiểu thị trường và phát triển các sản phẩm mới vừa độc đáo, có giá thành hợp lý, có tác dụng điều trị hiệu quả mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng giá cả, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả cho thị trường, đầu tư đúng hướng vào những thị trường tiềm năng.

4.1.3Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận ròng của công ty năm 2012 tăng gần 25% so với năm 2011, lợi nhuận thu được phù hợp với thời điểm công ty mở rộng thị trường, khẳng định vị thế của công ty và ngày càng hoàn thiện. Tỷ suất lợi nhuận ròng cũng tăng chứng tỏ nó thể hiện sự phát triển ổn định của công ty trong nền kinh tế thị trường đầy biến động.

4.2. Bàn luận về những thuận lợi, khó khăn

4.2.1 Thuận lợi

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, kéo theo đó là ngành Dược Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhanh, với lượng tiêu thụ dược phẩm luôn tăng cao qua hàng năm.

- Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được xây dựng hoàn chỉnh hơn. Chính phủ, Bộ Y tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành Dược trong nước phát triển, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng.

- Công ty có quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước.

- Những nhà cung cấp hàng hóa cho công ty đều là những công ty lớn và uy tín.

- Khách hàng của công ty là những bệnh viện, nhà thuốc lớn cùng hơn 50 nhà phân phối tại khắp các tỉnh thành.

- Đội ngũ quản trị của công ty có trình độ cao, với những kỹ năng quản trị và kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm hoạt động kinh doanh trong ngành Dược.

- Công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp tại các tỉnh thành phố trong cả nước, tập trung nhiều ở thành phố lớn nơi có nhiều bệnh viện trung ương và nhà thuốc lớn.

- Xu hướng của người dân hiện nay chuộng dùng thuốc ngoại hiều hơn thuốc nội.

4.2.2 Khó khăn:

- Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh do chịu ảnh hưởng xấu từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2012.

- Sự cạnh tranh trong ngành Dược rất khốc liệt.

- Mô hình bệnh tật của Việt Nam từng phát sinh những dịch bệnh lớn, không ổn định.

- Công nghệ ngành Dược phát triển nhanh chóng, các tiêu chuẩn suản xuất và kinh doanh tân dược ngày càng khắt khe.

- Từ năm 2012 chính sách của nhà nước cho phép các công ty nước ngoài nhập khẩu trực tiếp thuốc vào Việt Nam gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Dược trong nước.

- Tình hình tài chính của công ty: Vốn chủ sở hữu của công ty còn khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh.

- Nguồn nhân lực còn ít.

- Chưa có đội ngũ nhân viên Marketing.

- Hệ thống quản lý thông tin còn nhiều hạn chế trong việc thu thập và xử lý dữ liệu thị trường, ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản trị.

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm tân hà thanh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)