2.5.1. Doanh số bán - Doanh số bán, tỷ lệ bán buôn, bán lẻ 2.5.2. Tình hình sử dụng phí - Giá vốn hàng bán - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp - Một số chi phí khác
2.5.3. Biến động chi phí và lợi nhuận
- Doanh thu - Chi phí tài chính
- Chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận
2.5.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận * Cơ cấu lợi nhuận * Cơ cấu lợi nhuận
* Các loại tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng chi phí (%)
2.5.5. Nhóm hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Kết cấu nguồn vốn:
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
- Nguồn vốn nợ phải trả: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn
- Nguồn vốn của chủ sở hữu: vốn cố định, vốn lưu động, vốn từ các quỹ khác
- Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Tình hình phân bổ vốn
- Biến động tài sản của công ty năm 2012
- Biến động các dòng tiền của công ty năm 2012
Các chỉ tiêu đánh giá
- Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho - Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động - Chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu - Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định - Chỉ tiêu luân chuyên tổng tài sản
2.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích.
Trình bày kết quả bằng phần mềm Microsoft Word 2007. Báo cáo kết quả bằng phần mềm Microsoft Power Point.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN HÀ THANH NĂM 2012 DƯỢC PHẨM TÂN HÀ THANH NĂM 2012
3.1.1. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn bán lẻ
Doanh số bán của công ty năm 2012
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng năm 2012
ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Doanh số bán Tỷ trọng (%) 1 Tổng doanh số bán 36.479 100,0 2 Nhóm kháng sinh 19.554 53,6 3 Nhóm tim mạch 7.956 21,8 4 Nhóm tiểu đường 4.325 11,9 5 Nhóm thực phẩm chức năng 4.244 12,7 Doanh số bán của công ty khi phân tích theo cơ cấu nhóm hàng được chia thành 04 nhóm chính, trong đó nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất là 53,6%. Đây là nhóm hàng chủ lực của công ty, nhóm thuốc tim mạch cũng chiếm gần ¼ doanh số bán của doanh nghiệp, đây là những nhóm hàng thế mạnh của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Nhóm hàng thực phẩm chức năng là nhóm mới được công ty đưa vào kinh doanh được 2 năm, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng doanh thu không nhỏ là 13%. Đây là nhóm hàng đầy tiềm năng, với các sản phẩm chủ đạo hỗ trợ các bệnh lý của bệnh tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid. Có thể trong thời gian tới, công ty tiếp tục phát triển nhóm hàng này, vì dựa vào nhóm hàng tim mạch công ty đã có sẵn thị trường.
Hình 3.5. Biểu đồ doanh số bán theo nhóm hàng của công ty
Tỷ lệ bán buôn bán lẻ của công ty năm 2012
Việc xem xét tỷ lệ bán buôn bán/bán lẻ để tìm hiểu thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra tỷ lệ Bán buôn/Bán lẻ tối ưu nhằm khai thác hết tiềm năng thị trường, đảm bảo đạt lợi nhuận cao nhất.
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp doanh số bán theo tỷ lệ bán buôn,bán lẻ năm 2012
ĐVT: Triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Doanh số bán Tỷ trọng (%) 1 Tổng doanh số bán 36.479 100,0 2 Doanh số bán buôn cho bệnh viện 25.743 70,57 3 Doanh số bán buôn cho các DN khác 8.762 24,02
Hình 3.6. Biểu đồ doanh số bán theo nhóm khách hàng của công ty
Nhận xét:
Tỷ lệ bán buôn/ bán lẻ năm 2012 = 17.5 lần, cho thấy doanh số của công ty chủ yếu là bán buôn (khoảng 94,6%), bán lẻ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (5,4%). Có thể thấy rằng công ty chiếm lĩnh thị trường thông qua hệ thống bán buôn là chủ yếu, bán lẻ chủ yếu phục vụ nhu cầu cho 1 số nhà thuốc trong thành phố Hà Nội. Bán lẻ mặc dù có nhược điểm thu hồi vốn chậm nhưng lại mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao đồng thời thu hồi công nợ nhanh chóng, nên chăng công ty cần tăng doanh số ở mảng này, mở rộng hệ thống bán lẻ ở những địa điểm thuận lợi nhằm tăng doanh số bán, tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Hệ thống bán buôn giúp đem lại hệ thống khách hàng và doanh số bán có tính chất ổn định cao.
3.1.2. Tình hình sử dụng phí
Tổng chi phí của công ty bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác. Cụ thể tình hình biến động của từng loại chi phí này như sau:
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các loại chi phí năm 2012
TT Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch giá trị ( đồng) Giá trị ( đồng) TL% Giá trị ( đồng) TL% (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)-(3) 1 Tổng chi phí 29.712,6 100 36.400,4 100 6.687,8 2 Giá vốn hàng bán 27.234,2 91,7 34.052,7 93,6 6.818,5 3 Chi phí bán hàng 713,7 2,4 374,0 1,03 -338,3 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.758,2 5,9 1.971,3 5,4 213,1 5 Chi phí hoạt động tài chính 6,4 0,02 2,5 0,01 -3,9 6 Chi phí khác 0,049 0 0,0001 0 -0,048
Trong tổng chi phí, giá vốn bán hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất là trên 90%. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà công ty khó có thể chủ động với nhiều lý do như đơn đặt hàng nhiều hoặc hàng hóa đầu vào mà công ty mua được. Năm 2012 giá vốn tăng là do số lượng đơn đặt hàng nhiều, lượng hàng mua vào tồn kho tăng . Do đó công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao ảnh hưởng lợi nhuận của công ty.
Chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 trong tổng chi phí của doanh nghiệp là chi phí quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên năm 2012 công ty đã giảm được chi phí doanh nghiệp. Trong chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty thì phần chi lương tăng lên và chiếm tỷ lệ cao. Lý do là phải tăng lương cho nhân viên để đảm bảo cuộc cuộc sống do những năm gần đây tình hình lạm phát tăng cao, mặt khác, để khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả thì chính sách tăng lương là điều cần thiết.
Nhìn chung chi phí QLDN còn cao công ty nên tổ chức lại bộ máy quản lý để tiết kiệm chi phí. Muốn thực hiện được điều này công ty phải
xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại. Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.
Đặc biệt, phí lãi vay chiếm tỷ lệ rất thấp do công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư.
3.1.3. Phân tích biến động chi phí và lợi nhuận năm 2012
Bảng 3.7. Bảng phân tích biến động chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
TT Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch
(1) (2) (3) (5) (7)=(5)-(3)
1 Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 29.768,4 36.479,7 6.711,2 2 Các khoản giảm trừ (doanh thu
hàng bán trả lại) 0 0 0
3 Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ 29.768,4 36.479,7 6.711,2 4 Giá vốn hàng bán 27.234,2 34.052,7 6.818,5
5 Lợi nhuận gộp 2.534,3 2.427,0 -107,2
6 Chi phí tài chính 6,4 2,5 -3,9
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.471,9 2.345,3 -126,6 Sự khác biệt lớn giữa năm 2012 và năm 2011 là tổng doanh thu tăng lên, và tiết kiệm giảm được chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên lợi nhuận gộp năm 2012 giảm, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng lên, để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế khi giá hàng nhập vào tăng, doanh nghiệp đã tiếp tục cắt giảm các chi phí.
3.1.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
3.1.4.1. Cơ cấu lợi nhuận
Bảng 3.8. Bảng phân tích cơ cấu lợi nhuận của công ty năm 2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
(1) (2) (3) (5) (7)=(5)-(3) 1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 29.768,5 36.479,7 6.711,2 2 Các khoản giảm trừ
(DT hàng bán trả lại) 0 0 0
3 Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ 29.768,5 36.479,7 6.711,2 4 Giá vốn hàng bán 27.234,2 34.052,7 6.818,5
5 Lợi nhuận gộp 2.534,3 2.427,0 -107,2
6 Chi phí tài chính 6,4 2,5 -3,9
7 Chi phí quản lý DN 2.471,9 2.345,3 -126,6
8 Lợi nhuận thuần 56,8 80,3 23,6
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty. Để giảm thiểu rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào doanh số bán hàng hóa, công ty có thể mở rộng thêm đầu tư lĩnh vực khác.
3.1.4.2. Các tỷ số phân tích kết quả kinh doanh
Các nhà kinh tế luôn qua tâm đến hiệu quả kinh tế vì họ có mục đích chung là làm thế nào để bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì sẽ thu được nhiều hơn một đồng lợi nhuận. vì vậy khả năng sinh lời là một loạt các chính sách và quyết định của đơn vị. Tỷ số này cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn hay một đồng tài sản của công ty và có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 3.9. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
TT Chỉ tiêu Năm 2011
( Đầu kỳ )
Năm 2012
( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị
(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)
1 Tổng lợi nhuận (6) 56,7 80,3 23,6
3 Tỷ suất LN/DT
(8)=(6)/(7)*100 0,19 0,22 0,03
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2012 là 0,22% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận trước thuế, và cao hơn 0,03 đồng so với năm 2011, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên, tuy nhiên tỷ suất này quá thấp, lợi nhuận thu được thấp so với những công ty kinh doanh dược phẩm khác.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn
Bảng 3.10. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn năm 2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ ) Năm 2012 ( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị (1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3) 1 Tổng lợi nhuận (6) 56,7 80,3 23,6 2 GT tài sản ngắn hạn đầu kỳ (7) 10.292,6 11.850,1 1.557,6 3 GT tài sản ngắn hạn cuối kỳ (8) 11.850,1 15.124,5 3.274,3 4 Tỷ suất LN/TSNH (9)=(6)/((7)+(8))/2*100 0,51 0,60 0,09
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2012 là 0.60% cho thấy cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra 0.60 đồng lợi nhuận trước thuế, và cao hơn 0.09 đồng so với năm 2011, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt lên, tuy nhiên tỷ suất này quá thấp, lợi nhuận thu được thấp so với những công ty kinh doanh dược phẩm khác.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
Bảng 3.11. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của công ty năm 2012
STT Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )
Năm 2012
( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị
(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3) 1 Tổng lợi nhuận (6) 56,7 80,3 23,6 2 Giá trị tài sản cố định đầu kỳ (7) 30,9 26,7 -4,3 3 Giá trị tài sản cố định cuối kỳ (8) 26,7 40,3 13,6 4 Tỷ suất LN/VCĐ (9)=(6)/((7)+(8))/2*100 196,6 239,6 43 Nhận xét:
Trong năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định là 239.6 %lớn hơn so với năm 2011 là 43 %.Mặt khác ta lại có về quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Bảng 3.12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của công ty năm 2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )
Năm 2012
( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị
(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3) 1 Tổng lợi nhuận (6) 56,7 80,3 23,6 2 Vốn lưu động đầu kỳ (7) 3.547,3 3.102,9 -444,4 3 Vốn lưu động cuối kỳ (8) 3.102,9 4.511,4 1.408,5 4 Tỷ suất LN/VLĐ (9)=(6)/((7)+(8))/2*1 00 1,71 2,11 0,40
Trong năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là 2.11% lớn hơn so với năm 2011 là 0.4%. điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có xu hướng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Bảng 3.13. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty năm 2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )
Năm 2012
( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị
(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3) 1 Tổng lợi nhuận (6) 56,7 80,3 23,6 2 Tổng tài sản đầu kỳ (7) 10.451,2 12.017,7 1.566,4 3 Tổng tài sản cuối kỳ (8) 12.017,7 15.314,8 3.297,2 4 Tỷ suất LN/TTS (9)=(6)/((7)+(8))/2 *100 0,50 0,58 0,08
Tỷ suất sinh lời từ tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011, cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 0.59 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2011 thì cứ 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 0.50 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng lên là biểu hiện tốt cho thấy việc sử dụng hiệu quả tài sản làm cho lợi nhuận tăng lên.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 3.14. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) năm
2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
TT Chỉ tiêu Năm 2011
( Đầu kỳ )
Năm 2012
( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị
(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)
1 Lợi nhuận sau thuế (6) 46,8 66,3 19,5
2 Tổng tài sản đầu kỳ (7) 10.451,2 12.017,7 1.566,4 3 Tổng tài sản cuối kỳ (8) 12.017,7 15.314,8 3.297,2
4 Tỷ suất LN/TTS
(9)=(6)/((7)+(8))/2*100 0,42 0,48 0,06
Tỷ suất sinh lời từ tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011, cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 0.48 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2011 thì cứ 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 0.42 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng lên là biểu hiện tốt cho thấy việc sử dụng hiệu quả tài sản làm cho lợi nhuận tăng lên. Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 3.15. Bảng phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu (ROE) của công ty năm 2012
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT
Chỉ tiêu Năm 2011 ( Đầu kỳ )
Năm 2012
( Cuối kỳ ) Chênh lệch giá trị
(1) (2) (3) (4) (5) = (4) - (3)
1 Lợi nhuận sau thuế (6) 46,8 66,3 19,5
2 Vốn chủ sở hữu đầu kỳ (7) 2.973,5 3.270,4 296,9 3 Vốn chủ sở hữu cuối kỳ (8) 3.270,4 4.701,7 1.431,3 4 Tỷ suất LN/VCSH (9)=(6)/((7)+(8))/2*100 1,50 1,66 0,16
Tỷ suất sinh lời từ tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011, cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 1.66 đồng lợi nhuận, trong khi năm 2011 thì cứ 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 1.50 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng lên là biểu hiện cho thấy thu nhập của doanh nghiệp được đảm bảo.