0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Bàn luận về việc sử dụng Corticoid

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI MŨI HỌNG TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 48 -48 )

Corticoid được sử dụng với 68 bệnh nhân chiếm 56,19% trong đó100% được chỉ định với liệu pháp đơn trị và không có BN được chỉ định liệu pháp đa trị. Metylprednisolone là chế phẩm được chỉ định nhiều nhất trong liệu pháp đơn trị chiếm (42,64%) , tiếp sau là Prednisolone (viên nén 5mg) chiếm 39,70%, còn lại Dexamethasone ít được chỉ định hơn (17,64%) Với một liệu pháp duy nhất là đơn trị. Tất cả các mẩu NC đều được chỉ định một đường dùng duy nhất là đường uống.

Nhóm corticoid có thể gây ra rất nhiều các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng kéo dài và không được kiểm soát chặt chẽ. Tuy vậy, trong mẫu nghiên cứu không có trường hợp nào bệnh nhân gặp phải tác dụng không mong muốn do dùng thuốc được phản hồi và ghi nhận. Có thể do thời gian điều trị ngoại trú của các bệnh về Tai Mũi Họng không dài( 5- 7 ngày), thời gian dùng thuốc ngắn nên chưa thấy xuất hiện các dấu hiệu của bội nhiễm, tuy vậy vẫn phải theo dõi chặt chẽ và cân nhắc khi dùng corticoid cho bệnh nhân. Đặc biệt khi phối hợp với các kháng sinh vì đã có khuyến cáo gây bội nhiễm nếu dùng dài ngày.

4.2. Bàn luận về chi phí điều trị:

4.2.1. Thời gian điều trị.

- Thời gian điều trị 5 ngày là cao nhất (80,99%) sau đó là 7 ngày (19,01%) số bệnh nhân.Trong 121 mẩu nghiên cứu thì tất cả BN đều được khám, kê đơn và điều trị ngoai trú. BN tự dùng thuốc theo đơn nên không có cơ sở theo dỏi diển biến của tình trạng bệnh tật . Hơn nữa do đa số BN nhân điều trị ngoại trú đều là những trường hợp bệnh nhẹ hoặc vừa. Từ đó chúng ta thấy thời gian điều trị từ 5 đến 7 ngày trong điều trị các bệnh Tai Mũi Họng tại Bệnh viện đa khoa Phú giáo trong khoản thời gian NC là khá hợp lý, đúng theo các khuyến cáo sử dụng kháng sinh, các hướng dẫn điều trị của Bộ y tế. và phù hợp mô hình bệnh TMH theo mẩu NC. [10], [11].

4.2.2. Chi phí điều trị:

Theo kết quả khảo sát của bảng số liệu trên ta thấy chi phí điều trị trung bình trong khám chửa bệnh trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Phú giáo là tương đối hợp lý, phù hợp với mô hình bệnh tật củng như khả năng thanh toán của nhân dân trên địa bàn. Người bệnh thường là người lao động chân tay có thu nhập thấp nhưng được đối xử khá công bằng không có sự phân biệt giữa các đối tượng BHYT và các đối tượng khác.

Điều này có được là do Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Phú giáo tất cả đều được cung ứng theo danh mục trúng thầu của Sở y tế Bình Dương, đa số thuốc sản xuất trong nước được ưu tiên lựa chọn để dự trù nên giá thành tương đối thấp.

Một số trường hợp Đơn thuốc có chi phí cao theo khảo sát là do BN có nhiều bệnh mắc kèm mản tính được điều trị dài ngày ( Tiểu đường, Tăng huyết áp, Khớp, gút, Hen…)

Đây là mặc tích cực mà Bệnh viện cần phải duy trì và phát huy tốt hơn. Bệnh viện củng thực hiện đúng theo tinh thần của chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/04/2004 “ v/v chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện. Nghiêm cấm các hành vi cá nhân, khoa , phòng bán thuốc trong bệnh viện”. Vì vậy việc lựa chọn kê đơn theo biệt dược mới, thuốc mới, kê ngoài danh mục thuốc của bệnh viện cho BN luôn được

kiểm soát khá tốt.Do đó chi phí cho một đợt điều trị giữa các đối tượng BN đều hợp lý, công bằng như nhau.

Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc kê cho điều trị ngoại trú tại Bệnh viên Phú giáo (5,17 thuốc với đơn kê cho bệnh nhân không BHYT và 4,96 thuốc với đơn kê cho bệnh nhân BHYT ) nằm ngoài giới hạn an toàn theo khuyến cáo của WHO (4,7 thuốc với đơn kê cho bệnh nhân không BHYT và 4,2 thuốc với đơn kê cho bệnh nhân BHYT.

- Người kê đơn nên cân nhắc kỷ khi kê nhiều loại thuốc trong cùng 1 đơn vì theo Tài liệu ( Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định của Bộ y tế 2002) thì nguy cơ sảy ra tai biến ADR tỉ lệ thuận với số lượng chủng loại các thuốc được chỉ định.[18]

Bệnh viện cần phải xây dựng và áp dụng phát đồ điều trị chuẩn trong điều trị theo đơn ngoại trú, thường xuyên tổ chức tập huấn và giám sát các quy trình, quy chế, quy định về khàm chửa bệnh theo đơn ngoại trú để bảo đãm an toàn, hợp lý cho người bệnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện đề tài: “ Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh Tai mũi họng

trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương ”chúng tôi có một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI MŨI HỌNG TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 48 -48 )

×