Kết quả khảo sát cho thấy kháng sinh nhóm Cephalosporin được chỉ định chiếm tỉ lệ cao nhất (38,69%), đứng thứ 2 là nhóm β-lactam (24,4%). Các nhóm kháng sinh fluoroquinolon và 5- nitroimidazole ít được chỉ định hơn (8,33% và 5,37%). Trong nhóm β-lactam được sử dụng, penicillin chiếm 1,19%, còn lại 52.2% số kháng sinh sử dụng là nhóm Cephalosporin, trong đó C1G cũng ít sử dụng (6,54%), mà sử dụng chủ yếu là C2G (19,65%) và C3G (12,5%).
Từ con số trên ta thấy trong chỉ định kháng sinh cho BN TMH, nhóm Cephalosporin thế hệ II (cefaclor, cefuroxime) hay được chỉ định với tỉ lệ sử dụng khá cao. Tuy cefuroxime có phổ tác dụng tốt trên các vi khuẩn gây bệnh về TMH (Staphyloccocus pneumoniae, haemophilus influenzae) [15], nhưng đây là một kháng sinh diệt khuẩn mạnh, phổ rộng, thường được chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nguy kịch (apces não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não…) Ngoài ra theo nghiên cứu của tác giả Hà Thu Hiền (2002) về độ nhạy cảm với
cefuroxime của Staphyloccocus pneumoniae, haemophilus influenzae tại BV Thanh Nhàn thì mặc dù cefuroxime còn nhạy cảm 72.22% với Staphylococcus pneumoniae, cefuroxime 55%. Theo Phạm Quang Thiện nghiên cứ về vi khuẩn trong viêm xoang hàm mạn tính [31] cho thấy, cefuroxime vẫn còn nhạy cảm 88% với haemophilus influenzae . Theo Hoàng Thị Lâm [27] nghiên cứu tại viện nhi trung ương năm 2003 cho biết Augmentin nhạy cảm 100% với phế cầu và 95% với haemophilus influenzae. Theo phác đồ điều trị các bệnh về TMH của Ban tư vấn sử dụng kháng sinh có khuyến cáo về sử dụng Co-trimoxazol nhưng trong thực tế điều trị, không có trường hợp nào sử dụng kháng sinh này. Điều này hợp lý vì hiện nay, Co-trimoxazol đã gần như bị kháng hoàn toàn. Theo Lê Đăng Hà [23] Co-trimoxazol bị kháng 76%, theo Hoàng Thị Lâm [27] 90%, theo Phạm Quang Thiện [31] 100%
Amoxicillin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ β-lactam có phổ kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram(+) và Gram(-) do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Nhưng vì amoxicillin rất dễ bị phá hủy bởi men β-lactam, do đó không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzyme này. Acid clavulanic có cấu trúc β- lactam gần giống với penicillin, có khả năng ức chế men β-lactamase , đặc biệt có tác dụng ức chế mạnh các β-lactamase truyền qua plasmid gây kháng các penicillin và các cephalosporin [1], [13] vì thế amoxicillin kết hợp với acid clavulanic được sử dụng nhiều thứ 2 là hợp lý..Hơn nữa β-lactam là nhóm kháng sinh an toàn với trẻ em. Với các tác nhân gây bệnh phổ biến như: S.pneumoniae, H.influenzae, M.catarrhalis, Pseudomonas ... thì việc lựa chọn β-lactam nhìn chung là hợp lý [34] , [37]
Trong các phác đồ điều trị không thấy có các cephalosporin thế hệ 1 và penicillin đơn. Lý do như phần tổng quan đã trình bày, hiện nay hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh Tai Mũi Họng như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, một số vi khuẩn kỵ khí, Staphylococcus aureus,.... đã kháng các penicillin đơn và các cephalosporin thế hệ 1 [13].
Theo tài liệu của chương trình giám sát quốc gia về tính kháng thuốc của các vi khuẩn thường gặp gây bệnh đường hô hấp của Bộ Y tế, đả phát hiện những vi khuẩn gây bệnh như như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae ( gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn, viêm tai xương chũm..) ngày càng gia tăng về tỷ lệ kháng thuốc đối
với 2 loại thuốc amoxicillin và ampicillin ( 75- 100%), nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp đã gần như kháng hoàn toàn với ampicillin, amoxicillin .
Từ các con số về sự nhạy cảm của các thuốc với vi khuẩn gây bệnh về TMH trên, chúng tôi thấy là có thể chỉ định các kháng sinh cho điều trị các bệnh về TMH , mà vẫn có tác dụng tốt trên vi khuẩn gây bệnh, đồng thời góp phần giảm chi phí điều trị cho BN.