Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về Tộ

Một phần của tài liệu Tội làm nhục người khác theo luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65)

nhục ngƣời khác

Khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm” [27, tr.113]. Điều luật chưa quy định cụ thể những biểu hiện đặc trưng

của hành vi khách quan của Tội làm nhục người khác, đó là có lời nói hoặc hành động xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, trong khi đó hành vi vi phạm pháp luật hành chính lại được quy định cụ thể, chính xác hơn. Cụ thể: điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15-08-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự đã quy định:

Phạt tiền từ 50.000đ đến 200.000đ đối với một trong những hành vi sau: d) Có cử chỉ thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định còn quy định: “Phạt tiền từ 200.000đ đến 1.000.000đ đối với một trong những hành vi sau: a) Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ, có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”. Vì vậy, để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 121 như sau:

Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm… Mặt khác, để tạo điều kiện cho việc thống nhất áp dụng pháp luật, cần có hướng dẫn thế nào là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Theo chúng tôi, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi làm nhục người khác, phải căn cứ vào thái độ nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi; vị thế, vai trò của người bị hại trong gia đình, cơ quan, tổ chức cũng như trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi làm nhục người khác… Sự đánh giá của dư luận xã hội về hành vi làm nhục người khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi và là căn cứ để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có lời nói hoặc hành động xúc phạm

nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Cần sớm nghiên cứu, ban hành Thông tư liên tịch Công an, Tòa án, Kiểm sát, Tư pháp, hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, trong đó quy định rõ và cụ thể ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi làm nhục người khác.

Ngoài ra, cần hoàn thiện những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với người bị xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm, danh dự, bởi lẽ hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người, không những bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác, mà còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đương nhiên, việc bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của con người là một việc làm khó, bởi như người ta thường nói “danh ô nan thục” (tiếng xấu khó chuộc). Khi người ta đã bị làm cho xấu xa, nhơ nhớp, thì khó lòng phục hồi được. “Tiếng xấu để đời, tiếng dơ khôn rửa”. Câu nói đó cũng hàm chứa ý nghĩa, danh dư, nhân phẩm của một người khi bị làm cho xấu đi, thì không thể nào bù đắp lại một cách thỏa đáng, trọn vẹn. Trước khi có Bộ luật Dân sự năm 1996, những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của con người không được quy định, vì theo Thông tư số 173-UBTP ngày 13-03-1972 của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thiệt hại về tinh thần không có thể tính toán được. Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Dân sự năm 1996 ra đời, việc bồi thường thiệt hại về nhân phẩm, danh dự của con người do hành vi phạm tội gây ra, phải căn cứ vào các quy định do Bộ luật này quy định. Trong Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14-06-2005, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại được quy định tại Điều 611: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường

thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Hiện nay, mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là 350.000đ, như vậy mức bồi đắp tổn thất về tinh thần chỉ được tối đa là 3.500.000đ (ba triệu năm trăm nghìn đồng). Quy định này rõ ràng chỉ mang tính tượng trưng, không có tác dụng phòng ngừa các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, trong đó có Tội làm nhục người khác. Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải sửa đổi khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự 14-06-2005 như sau: 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu Tội làm nhục người khác theo luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn xét xử loại tội phạm này trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 65)