giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm
- Phát triển mô hình Thừa phát lại tại các địa phương để hỗ trợ đương sự lập vi bằng giảm áp lực công việc của Tòa án trong việc thi thập chứng cứ.
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định ngày 24.07.2009, về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thì vi bằng do Thừa phát lại lập để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Kèm theo vi bằng đã đƣợc Thừa phát lại lập và đăng ký tại Thành phố Hồ Chí Minh là 5.020 vi bằng. Đây là một mô hình dịch vụ có ý nghĩa hỗ trợ đƣơng sự thu thập chứng cứ và giảm áp lực thu thập chứng cứ của Tòa án. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cần tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình dịch vụ này trong toàn quốc, tạo điều kiện cho việc hỗ trợ thu thập chứng cứ nhƣ ghi âm, ghi hình, chụp ảnh hiện trạng hoặc lập biên bản về sự kiện xảy ra trƣớc hay sau khi Tòa án thụ lý nhằm cung cấp những tài liệu này cho Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng.
Công cuộc cải cách tƣ pháp từ nhiều năm qua đã xác định Tòa án là trung tâm và nâng cao chất lƣợng xét sử là nhiệm vụ trọng tâm, vì mục tiêu
“Xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Trong những năm qua, chất lƣợng xét xử
không ngừng đƣợc nâng lên, tuy nhiên vẫn còn có những vụ án sai sót, bị cải sửa. Do đó bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về thu thập chứng cứ cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng của đội ngũ tiến hành những hoạt động này.
Để đạt đƣợc điều này, nhà nƣớc cần có chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ dài hạn và ngắn hạn, nhất là đội ngũ Thẩm phán, Thƣ ký phải đƣợc đào tạo bài bản, nghiêm túc. Bên cạnh đó, cần đào tạo cho họ có thời gian tự nghiên cứu và định kỳ đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình đọ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cƣờng tập huấn, trao đổi về nghiệp vụ và kinh nghiệm thu thập chứng cứ, tài liệu trong các vụ việc dân sự.
Tăng cƣờng tổ chức rút kinh nghiệm về những sai lầm, vi phạm mà các Thẩm phán thƣờng mắc phải trong thu thập chứng cứ, tài liệu khi giải quyết các loại án cho các thẩm phán tòa án nhân dân địa phƣơng và các thẩm phán tòa án nhân dân tối cao. Việc tổ chức rút kinh nghiệm phải có sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc trên tinh thần cầu thị, thông tin hai chiều giữa Tòa án cấp trên và Tòa án cấp dƣới. Bên cạnh đó, Thẩm phán phải thƣờng xuyên cập nhập kiến thức, không chỉ pháp luật, lĩnh vực đang có rất nhiều thay đổi mà cả những kiến thức khác nhƣ môi trƣờng, tài chính ngân hàng, tin học, quốc tế… để xác định đƣợc những tài liệu, chứng cứ cần thu thập và các biện pháp cần phải tiến hành để thu thập những loại tài liệu này.
- Bảo đảm điều kiện về vật chất và tinh thần cho Thẩm phán, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác.
Thực tiễn cho thấy việc nghiên cứu để định hƣớng thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ và tiến hành trên thực tế của Thẩm phán đòi hỏi khá nhiều công sức và áp lực. Do vậy, để khuyến khích công tác này cần phải có chế độ đãi ngộ về vật chất tinh thần tƣơng xứng với hoạt động đặc thù này, tạo điều kiện để Thẩm phán yên tâm công tác, không phải quá bận tâm về nỗi lo cơm áo, gạo tiền, hạn chế đƣợc tình trạng tiêu cực trong thu thập chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, ảnh hƣởng đến yêu cầu khách quan, công bằng của bản án, quyết định. Ngoài ra, cần tuyển chọn và bổ nhiệm các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt vào vị trí thẩm phán, Thƣ ký giúp việc cho Thẩm phán thu thập chứng cứ để họ có thể thực sự thực hiện tốt nhiệm vụ này.
- Thúc đẩy công tác đàm phán, ký Hiệp định song phương và tham gia vào một số công ước đa phương về tương trợ tư pháp.
Để việc ủy thác tƣ pháp có hiệu quả trong việc giải quyết các vụ án, không mang tính hình thứ, gây tốn kém cho ngƣời dân thì Việt Nam cần thúc
đẩy công tác đàm phán, ký kết hiệp định song phƣơng, song song đó Việt nam cần tham gia vào một số công ƣớc đa phƣơng, củng cố các cơ sở pháp lý đóng vai trò quan trọng, tiên quyết với hoạt động tƣơng trợ tƣ pháp, quan hệ phối hợp giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án các nƣớc.
- Nâng cao nhận thức pháp luật và tránh nhiệm của cá nhân, cơ quan,tổ chức
Nhƣ đã phân tích ở trên, một trong các nguyên nhân khiến hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc là do nhận thức pháp luật còn kém. Để thay đổi thực tế này cần có biện pháp nâng cao nhận thức pháp luật và trách nhiệm pháp luật cho cá nhân, tổ chức. Muốn làm đƣợc điều đó chúng ta Tòa án cần phải tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân, trong các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là phải nâng cao trình độ pháp luật cho những ngƣời đứng đầu các cơ quan tổ chức, từ đó giúp họ hiểu đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự và tòa ánh đƣợc yêu cầu. Từ đó tạo đƣợc sự đồng thuận và ủng hộ của các tổ chức chính trị và quần chúng nhân dân để có sự phối kết hợp thật chặt chẽ và hỗ trợ nhau nhằm hoàn thành nhiệm vụ.
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng trong việc quán
triệt cán bộ, đảng viên về tinh thần chấp hành pháp luật trong các cơ quan nhà nƣớc từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị trong việc đôn đốc thực hiện yêu cầu cung cấp chứng cứ của tòa án. Tránh tình trạng chính bản thân công chức, viên chức, đảng viên không chấp hành pháp luật, gây kho khăn cho ngƣời dân cũng nhƣ nhƣ Tòa án khi có yêu cầu cung cấp chứng cứ.
- Nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của các cơ quan hữu quan.
quan, hạn chế những sai sót về chuyên môn nhƣ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có căn cứ, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đầy đủ, đăng ký kết hôn trái pháp luật… hạn chế tình trạng khi đƣơng sự tranh chấp tại Tòa án, Tòa án phải tiến hành xác minh những chứng cứ trên.
Chú trọng đến công tác quản lý, lƣu trữ tài liệu, hồ sơ ở các cơ quan chức năng. Đây là một nguồn chứng cứ quan trọng, giúp ích rất nhiều cho việc giải quyết các tranh chấp đất đai. Phần lớn các tranh chấp là về thừa kế, đất đai thì Tòa án đều phải thu thập chứng cứ về nguồn gốc đất, thể hiện trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại bản đồ, trích thửa mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đất đai mới có. Nhiều trƣờng hợp giải quyết vụ án đi vào bế tắc khi các hồ sơ trên đều bị hủy hoại, thất lạc, không còn lƣu trữ đầy đủ.
- Tăng cường sự phối hợp của Tòa án và các cơ quan, ban ngành.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự là quá trình Tòa án phải làm việc, tiếp xúc với rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các cơ quan tổ chức nhà nƣớc nhằm mục đích thu thập đƣợc tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Việc Tòa án có mối quan hệ tốt, có sự phối hợp hài hòa các cơ quan ban ngành nhƣ Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ tƣ pháp, Bộ ngoại giao… sẽ là điều kiện tốt để thu thập chứng cứ của Tòa án đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi hơn, nâng cao giải quyết vụ việc dân sự.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm đã cho ta thấy bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì việc thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều vƣớng mắc bất cập. Những hạn chế bất cập và vƣớng mắc nảy sinh trƣớc hết là do pháp luật dân sự của chúng ta về vấn để này còn thiếu cụ thể, chƣa hợp lý dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau thiếu vắng những cơ chế cần thiết để bảo đảm hiệu quả của thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của các cấp Tòa án nói chung và Tòa án cấp sơ thẩm nói riêng. Quy định của BLTTDS còn chƣa đáp yêu cầu về tính chủ động cho Tòa án trong thu thập chứng cứ nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc. Một số quy định của Bộ luật này nhƣ định giá tài sản, thẩm định giá tài sản, giao nộp chứng cứ, yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ còn chƣa phù hợp dẫn tới những kho khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện v.v. Ngoài ra, khó khăn, vƣớng mắc trong hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án còn có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của đƣơng sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan và thậm chí đến từ chính bản thân của những ngƣời tiến hành tố tụng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm trong tố tụng dân sự cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về vấn đề này và tăng cƣờng các biện pháp phù hợp làm cho các quy định của pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Và do đó, những giải pháp về vấn đề này đƣợc đề xuất dƣới góc độ hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền, phạm vi, biện pháp và thủ tục tiến hành việc thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ cũng nhƣ các biện pháp thực thi các quy định của pháp luật nhƣ tăng cƣờng sự hợp tác, giám sát, tuyên truyền, tổng kết, trao đồi kinh nghiệm v.v...
KẾT LUẬN
Hoạt động thu thập, nghiên cƣ́u và đánh giá chƣ́ng cƣ́ trong tố tu ̣ng dân sƣ̣ nhằm thu thâ ̣p chƣ́ng cƣ́ và xây dƣ̣ng hồ sơ vu ̣ viê ̣c dân sƣ̣ cần giải quyết . Thông qua nhƣ̃ng hoa ̣t đô ̣ng này để đảm bảo Tòa án giải quyết vu ̣ viê ̣c dân sƣ̣ mô ̣t cách có căn cƣ́ bảo vê ̣ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sƣ̣ . Hoạt đô ̣ng thu thâ ̣p , nghiên cƣ́u và đánh giá chƣ́ng cƣ́ đƣợc quy đi ̣nh tƣ̀ rất sớm trong tiến trình phát triển của pháp luâ ̣t TTDS tƣ̀ năm 1945 đến nay.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận văn đã luận giải và đƣa ra đƣợc khái niệm về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm, luận văn cũng đã làm rõ nội dung của hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cũng nhƣ những ý nghĩa thực tiễn của nó trong việc hỗ trợ các đƣơng sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh giúp Tòa án thực hiện là vai trò là cơ quan bảo vệ công lý.
Thông qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm từ trƣớc khi BLTTDS đƣợc ban hành đến nay Luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của các quy định về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án trong luật tố tụng dân sự.
Luận văn đã đi sâu phân tích về những điểm tiến bộ về hạn chế của pháp luật hiện hành về hoạt về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm nhằm tạo tiền đề cho việc đánh giá thực tiễn thực hiện. Thông qua việc phân tích đánh giá kết quả đạt đƣợc và thực tiễn thực hiện về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án, luận văn đã củng cố và xách định đƣợc những bất cập vƣớng mắc về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm đòi hỏi phải có sự giải thích hoặc hƣớng dẫn một cách chi tiết hoặc cụ thể hơn để
khắc phục khó khăn, vƣớng mắc thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị có giá trị cho việc hoàn thiện cách quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm trên thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình (2005), “Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, (2).
2. Nguyễn Công Bình (chủ biên) (1997), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Bộ Công an (2003), Thông tư số 15/2003/TT/BCA ngày 10/03/2003 của Bộ công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ công an, Hà Nội.
4. Đỗ Văn Chỉnh (2013), “Những sửa đổi bổ sung quan trọng trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (21).
5. Nguyễn Văn Cƣờng (2011), “Một số vấn đề đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10).
6. Nguyễn Triều Dƣơng (2005), Đương sự trong vụ án dân sự - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học luật
Hà Nội.
7. Vũ Văn Đông (2007), Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật tố tụng
dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
8. Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Tƣ pháp.
9. Lê Thu Hà (2007), “Những điểm mới về chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (7).
10. Nguyễn Minh Hằng (2007), Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trƣờng Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.
11. Học viện tƣ pháp (2005), “Số chuyên đề Bộ luật tố tụng dân sự”, Đặc san Nghề luật, Hà Nội.
12. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2011), Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP
ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung năm 2011, Hà Nội.
13. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2011), Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định về “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung năm 2011, Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Lộc (2002), “Luật sƣ dƣới góc nhìn của Thẩm phán”,
Tạp chí dân chủ và pháp luật, (2).
15. Tƣởng Duy Lƣợng (2001), Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia
đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Tƣởng Duy Lƣợng (2005), “Chứng cứ và chứng minh – Sự thay đổi nhận