THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ

Một phần của tài liệu Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 64)

TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM

3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm

Thực tiễn tố tụng tại Tòa án trong những năm qua cho thấy hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm đã góp phần không nhỏ cho việc giải quyết khối lƣợng lớn các vụ việc dân sự mà ngành Tòa án đã thụ lý, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự. Theo số liệu thống kê hàng năm đƣợc thể hiện qua báo cáo tổng kết ngành Tòa án, thì xu hƣớng số lƣợng vụ việc dân sự Tòa án phải thụ lí giải quyết qua hàng năm đều có xu hƣớng tăng lên, BLTTDS quy định đƣơng sự có ý nghĩa vụ chứng minh và thu thập chứng cứ để giao nộp cho Tòa án, tuy nhiên trên thực tế đƣơng sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình không tốt và Tòa án lại là chủ thể phải tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Tỉ lệ vụ việc dân sự đƣợc giải quyết căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do đƣơng sự tự cung cấp cho Tòa án chiếm một tỉ lệ nhỏ bé.

Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, đại đa số Thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân đã tích cực, chủ động thu chứng cứ mà không “khiên cƣỡng” bắt ép đƣơng sự phải xuất trình chứng cứ khi mà họ không thể thu thập đƣợc các chứng cứ hoặc

chứng cứ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý… Có thể nói hầu hết các vụ án dân sự đƣợc giải quyết trong thời gian điều do Tòa án chủ động, tích cực điều tra, xác minh thu thập chứng cứ; còn các đƣơng sự có rất ít trách nhiệm trong việc cung cấp chứng cứ. Thậm chí có đƣơng sự còn gây khó khăn cho Tòa án trong việc thu thập chứng cứ [11, tr.23].

Căn cứ vào số liệu trong các báo cáo tổng kết ngành Tòa án ta có thể thấy đƣợc vai trò của Tòa án trong quá trình giải quyết số lƣợng vụ việc dân sự qua bảng thống kê sau.

Bảng 3.1: Thống kê số vụ việc giải quyết hàng năm

Năm Số vụ án thụ lí Số vụ án giải quyết Tỉ lệ

2008 192.336 174.732 90,8% 2009 214.714 194.358 90,7% 2010 215.741 194.372 90% 2011 246.915 222.386 90% 2012 271.306 246.215 90%

(Nguồn: Tòa án Nhân dân Tối cao).

Hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm đã đóng góp to lớn vào hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án, nhờ có hoạt động này mà Tòa án có thể thu thập đầy đủ chứng cứ, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự đúng thời hạn tố tụng, bản án, quyết định của Tòa án có đƣợc những cơ sở pháp lí vững chắc qua đó nâng cao chất lƣợng xét xử của Tòa án. Đồng thời hoạt động thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ của Tòa án đã có tác dụng tích cực trợ giúp các đƣơng sự trong quá trình TTDS bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)