Thủ tục nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 56)

Việc nghiên cứu chứng cứ có thể đƣợc tiến hành trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nhƣng đặt trọng tâm tại phiên tòa.

2.2.2.1. Nghiên cứu chứng cứ trong hồ sơ vụ việc dân sự

Khi nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ. Thẩm phán phải lần lƣợt đọc và xem xét kỹ tất cả các chứng cứ. Trƣớc khi xem xét về nội dung, phải nghiên cứu xem xét về hình thức các chứng cứ. Trong quá trình nghiên cứu phải ghi chép lại những nội dung chính của từng chứng cứ đã nghiên cứu những vấn đề của vụ việc đã đƣợc làm rõ bởi các chứng cứ nào; những vấn đề nào của vụ việc chƣa đƣợc làm rõ cấn thu thập thêm chứng cứ để làm rõ.

- Nghiên cứu đơn khởi kiện

Thẩm phán phải đọc và xem xét kỹ đơn khởi kiện của nguyên đơn. Việc nghiên cứu đơn khởi kiện bƣớc đầu là để xác định các yêu cầu của ngƣời khởi kiện, thẩm quyền của Tòa án, từ đó xác định những vẫn đề cơ bản nhƣ: Quyền khởi kiện; yêu cầu của ngƣời khởi kiện; Thẩm quyền của Tòa án; Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu và các vấn đề tố tụng khác.

- Nghiên cứu lời khai của đương sự

Việc nghiên cứu lời khai của đƣơng sự giúp thẩm phán xác định đƣợc đối tƣợng chứng minh trong vụ việc dân sự. Để nghiên cứu lời khai của đƣơng sự cần lần lƣợt đọc và xem xét lời khai của nguyên đơn trƣớc sau đó đến lời khai của bị đơn, cuối cùng là lời khai của ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và các chứng cứ khác. Nếu xét thấy cần thiết, bên cạnh việc nghiên cứu lời khai của nguyên đơn có thể đồng thời nghiên cứu lời khai của bị đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và các chứng cứ khác. Do đƣơng sự là ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án nên họ chỉ khai báo những điều có lợi cho họ. Để nghiên cứu, đánh giá lời khai của đƣơng sự trong hồ sơ cũng nhƣ lời trình bày tại phiên tòa, chủ thể chứng minh đặc biệt là Thẩm phán phải lƣu ý đặc điểm tâm lý đó. Khi nghiên cứu lời khai của nguyên đơn, cần chú ý tới những vấn đề nguyên đơn giữ nguyên hoặc thêm bớt so với đơn khởi kiện, các chứng cứ, lý lẽ nguyên đơn nêu ra làm cơ sở cho yêu cầu của họ. Qua việc nghiên cứu lời khai của nguyên đơn là cơ sở để rút ra đƣợc nhận xét nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề gì. Từ đó, xác định tiếp các vấn đề của vụ án khi nghiên cứu lời khai của bị đơn và các chứng cứ khác. Khi nghiên cứu lời khai của bị đơn, phải chú ý tới những yêu cầu của nguyên đơn đƣợc bị đơn chấp nhận, những yêu cầu của nguyên đơn không đƣợc bị đơn chấp nhận và những căn cứ lý lẽ mà bị đơn đƣa ra để làm cơ sở chấp nhận hay không chấp nhận những yêu cầu đó. Thẩm phán có thể sử dụng

phƣơng pháp loại trừ trong trƣờng hợp này bằng cách chỉ đối với những yêu cầu của nguyên đơn không đƣợc bị đơn chấp nhận mới cần đƣợc tập trung nghiên cứu giải quyết. Cần nghiên cứu kỹ lý do, căn cứ mà nguyên đơn yêu cầu; lý do, căn cứ bị đơn không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; đối chiếu, so sánh những tài liệu, chứng cứ mà các đƣơng sự để rút ra kết luận. Đối với những yêu cầu nào của nguyên đơn đƣợc bị đơn chấp nhận, nếu điều này là phù hợp với pháp luật, thì sẽ là cơ sở để sau này Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Nếu bị đơn có yêu cầu lại đối với nguyên đơn thì Thẩm phán phải xem mối quan hệ của nó với yêu cầu của nguyên đơn để xác định có thể giải quyết yêu cầu lại của bị đơn trong cùng vụ án không. Đồng thời Thẩm phán cần xem xét căn cứ, lý lẽ bị đơn dựa vào để đƣa ra yêu cầu.

Đối với lời khai của ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, khi nghiên cứu cần xác định xem yêu cầu của họ nhƣ thế nào, mối quan hệ giữa yêu cầu của họ với vụ án, yêu cầu của họ là độc lập hay phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn; căn cứ, lý lẽ cho yêu cầu của họ.

- Nghiên cứu lời khai của người làm chứng

Việc nghiên cứu lời khai của ngƣời làm chứng là để xác định rõ thêm các tình tiết của vụ việc. Để nghiên cứu lời khai của ngƣời làm chứng cần thiết phải đọc và xem xét kỹ lời khai của ngƣời làm chứng. Nếu trong vụ việc có nhiều ngƣời làm chứng thì lần lƣợt nghiên cứu lời khai của từng ngƣời. Thông thƣờng lời khai của ngƣời làm chứng chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn đƣợc nghiên cứu trƣớc sau đó đến lời khai của ngƣời làm chứng chứng minh cho yêu cầu của bị đơn và những ngƣời khác.

2.2.2.2. Nghiên cứu chứng cứ tại phiên toà

Tại phiên tòa, việc nghiên cứu kiểm tra chứng cứ đƣợc thực hiện chủ yếu ở phần hỏi, tranh luận. Đây là tiền đề cho hoạt động đánh giá và sử dụng các chứng cứ của Hội đồng xét xử ở phần nghị án.

Nghiên cứu kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa là hoạt động xem xét của Thẩm phán và HĐXX đối với toàn bộ các chứng cứ về vụ việc dân sự (đƣợc thu thập trong quá trình Tòa án chuẩn bị xét xử cũng nhƣ đƣợc bổ sung mới tại phiên tòa) nhằm xác đính tính hợp pháp, tính liên quan và tính khách quan của chứng cứ. Chỉ các chứng cứ có đầy đủ các thuộc tính này mới có giá trị chứng minh và mới đƣợc sử dụng làm căn cứ cho các nhận định, kết luận của các bên cũng nhƣ phán quyết của Hội đồng xét xử về các vấn đề cần giải quyết trong vụ việc dân sự.

Hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại phiên tòa là hoạt động nhận thức của các chủ thể nhằm lựa chọn trong toàn bộ các chứng cứ thu thập đƣợc về vụ việc những chứng cứ hợp pháp, có độ tin cậy cao và liên hệ biện chứng với nhau dể làm căn cứ cho các kết luận, đề nghị hoặc quyết định của minh về vụ việc.

Trình tự nghiên cứu lời khai, lời trình bày của đƣơng sự tại phiên tòa. Để xem xét, đánh giá các chứng cứ thật chính xác, làm rõ sự thật khách quan của vụ án thì việc hỏi tại phiên tòa là vô cùng quan trọng.

Thủ tục nghiên cứu lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng trong BLTTDS có điểm mới so với các pháp lệnh tố tụng trƣớc đây là quy định ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trình bày trƣớc, rồi đƣơng sự bổ sung ý kiến (Điều 211 BLTTDS). Thứ tự hỏi tại phiên tòa cũng có sự thay đổi. Các pháp lệnh tố tụng trƣớc đây có quy định: "Khi xét hỏi Hội

đồng xét xử hỏi trước, sau đó đến Kiểm sát viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự" (khoản 2 Điều 50 PLTTGQCVADS; khoản 2

Điều 47 PLTTGQCVAKT). Theo BLTTDS, thứ tự hỏi tại phiên tòa có sự thay đổi: "Trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì Kiểm sát viên

hỏi sau đương sự" (Điều 222 BLTTDS). Quy định này phản ánh nét đặc trƣng

phiên tòa dân sự, đồng thời nhằm đề cao quyền tự định đoạt, quyền bảo vệ của các đƣơng sự tại phiên tòa, tránh sự can thiệp của các cơ quan tiến hành tố tụng. Các câu hỏi của Hội đồng xét xử đƣợc đặt ra nhằm cho sáng tỏ đƣợc những mâu thuẫn này hay không.

Nghiên cứu các chứng cứ khác liên quan đến vụ việc dân sự. Đây là

việc nghiên cứu nhằm xác định tính xác thực lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng và các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Vì thế tất cả các chứng cứ liên quan đến vụ việc đã thu thập đƣợc đều phải nghiên cứu sau đó đối chiếu so sánh với lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng. Thông thƣờng các chứng cứ liên quan đến vụ việc đƣợc tiến hành nghiên cứu sau khi đã nghiên cứu lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng. Tuy vậy, trong trƣờng hợp cần làm rõ ngay những vấn đề mà đƣơng sự, ngƣời làm chứng nêu trong lời khai của họ thì khi nghiên cứu lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, chủ thể chứng minh có thể nghiên cứu luôn các chứng cứ liên quan.

Khi đã nghiên cứu toàn bộ chứng cứ trong hồ sơ vụ việc dân sự, thẩm phán tóm tắt và hệ thống lại những vấn đề cơ bản của vụ việc cần giải quyết, sau đó tiến hành nghiên cứu văn bản pháp luật áp dụng ngƣời đƣợc hỏi trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án và trả lời những vấn đề chƣa rõ hay còn mâu thuẫn, qua đó Hội đồng xét xử nghiên cứu làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án cũng nhƣ các chứng cứ đƣợc đƣa ra tại phiên tòa.

Việc nghiên cứu chứng cứ là lời khai của đƣơng sự và ngƣời làm chứng tại phiên tòa đƣợc quy định cụ thể từ Điều 223 đến Điều 226 Bộ luật Tố tụng dân sự với mục đích chính là kiểm tra nhận thức chính xác về các tình tiết, sự kiện của vụ án. Khi tiến hành hỏi, Hội đồng xét xử hỏi riêng từng ngƣời, xong ngƣời này mới đến ngƣời khác. Đối với nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, việc hỏi tập trung vào những vấn đề mà ngƣời báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chƣa rõ, có mâu thuẫn với nhau

hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trƣớc đó. Đối với ngƣời làm chứng, trƣớc khi hỏi ngƣời làm chứng, chủ tọa hỏi rõ quan hệ giữa họ với đƣơng sự trong vụ án để kiểm tra tính khách quan trong lời khai của ngƣời làm chứng. Ngƣời làm chứng là ngƣời thành niên thì yêu cầu họ cam đoan khai báo trung thực, nếu ngƣời làm chứng là ngƣời chƣa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, ngƣời giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu ngƣời làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi ngƣời làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi, thêm ngƣời làm chứng về những điểm mà họ trình bày chƣa rõ, chƣa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của họ trƣớc đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Việc nghiên cứu các lời khai mâu thuẫn này tại phiên tòa kết hợp với việc xem xét lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng trƣớc phiên tòa là cơ sở để xác định chính xác trọng tâm những vấn đề cần làm rõ và cần tranh luận tại phan tranh luận.

Trình tự xem xét vật chứng tại phiên tòa đƣợc quy định cụ thể tại Điều 229 BLTTDS. Vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng đƣợc đƣa ra xem xét, nghiên cứu tại phiên tòa nhằm giúp các chủ thể chứng minh đặc biệt là Tòa án xem xét chứng cứ đƣợc khách quan, đồng thời giúp cho các đƣơng sự thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh của mình. Sự thật khách quan của vụ án đƣợc bộc lộ qua việc hỏi và trình bày của đƣơng sự. So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, BLTTDS có quy định mới là: "Khi cần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với các đương sự đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được", quy định này nhằm đảm bảo các chứng cứ đƣợc nghiên cứu, xem xét

một cách đầy đủ, toàn diện.

trƣớc đây đã thể hiện đƣợc xu hƣớng mở rộng quyền tranh tụng của đƣơng sự tại phiên tòa nhƣ quy định không hạn chế thời gian tranh luận. Pháp luật tố tụng dân sự tạo điều kiện cho các bên đƣợc quyền trình bày chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trƣớc Tòa án. Thông qua quá trình tranh luận, Hội đồng xét xử nghiên cứu toàn diện, khách quan các chứng cứ để đƣa ra quyết định giải quyết vụ việc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua việc nghiên cứu nội dung các quy định của PLTTDS hiện hành về thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ cho thấy BLTTDS và LSĐBS BLTTDS đã có những quy định quan trọng về điều kiện Tòa án có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ trong TTDS, tạo ra sự chủ động hơn cho Tòa án trong việc tiến hành thu thập chứng cứ, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quy định của BLTTDS khi quy định điều kiện áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ. Các quy định hiện hành về hoạt động thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm đã tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xây dựng, hoàn thiện hồ sơ giải quyết vụ việc dân sự. Các biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật hiện hành Tòa án đƣợc áp dụng giúp cho Tòa án có đủ chứng cứ để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự một cách toàn diện, khách quan, đúng pháp luật. Mặt khác, việc pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định cụ thể thủ tục thu thập và đánh giá trong tố tụng dân sự cũng giúp cho các hoạt động này có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nội dung, trình tự của hoạt động nghiên cứu chứng cứ chƣa đƣợc pháp luật quy định cụ thể trong khi đó các hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu chứng cứ là những hoạt động có quan hệ hữu cơ với nhau, làm tiền đề và hậu quả của nhau qua đó giúp Tòa án xác định đƣợc sự thật khách quan của vụ việc dân sự nên tới đây cần đƣợc quy định đầy đủ cụ thể.

Chương 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ THU THẬP, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)