trong tố tụng dân sự
2.1.2.1. Lấy lời khai của đương sự
Đây là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng. Trƣớc đây, khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định Toà án có vai trò chủ động, tích cực trong việc thu thập chứng cứ, thì việc lấy lời khai của đƣơng sự là một trong những biện pháp mà Toà án phải thƣờng xuyên sử dụng và hầu hết các vụ án dân sự khi tiến hành giải quyết Toà án thƣờng chủ động tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự. Nhƣng theo quy định tại khoản 1 điều 86 của BLTTDS thì:
Thẩm phán chi tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự khi đƣơng sự chƣa có bản khai hoặc nội dung bản khai chƣa đầy đủ, rõ ràng. Đƣơng sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trƣờng
hợp đƣơng sự không thể tự viết đƣợc thì Thẩm phán lấy lời khai của đƣơng sự. Việc lấy lời khai của đƣơng sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đƣơng sự khai chƣa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thƣ ký Toà án ghi lại lời khai của đƣơng sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đƣơng sự tại trụ sở Toà án, trong trƣờng hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đƣơng sự ngoài trụ sở Toà án [17, Điều 86, Khoản 1].
Theo quy định của điều luật này, thì việc thu thập chứng cứ thông qua lời khai của đƣơng sự đƣợc thể hiện dƣới dạng sau:
Thứ nhất, các đƣơng sự viết bản tự khai trình bày rõ tất cả các vấn đề mà đƣơng sự quan tâm. Thực tế, trƣớc đây khi chƣa có BLTTDS thì Thẩm phán hoặc cán bộ Toà án có hƣớng dẫn cho đƣơng sự thực hiện việc tự khai hoặc đƣơng sự tự trình bày qua đơn. Khi BLTTDS đƣợc ban hành thì việc đƣơng sự tự viết bản khai đã đƣợc quy định tại điều 86 BLTTDS, và trở thành một hình thức thu thập chứng cứ thông qua lời khai của đƣơng sự. Quy định này có ý nghĩa thực tiễn, bảo đảm cung cấp chứng cứ một cách chính xác, khách quan mà không bị bất cứ sự ép buộc nào, và giảm bớt một phần công việc cho Tòa án. Tuy nhiên, để bản tự khai ngắn gọn, có chất lƣợng thì Thẩm phán nên giải thích các quy định của pháp luật có liên quan đến yêu cầu của các đƣơng sự và quan hệ pháp luật phải giải quyết, đồng thời hƣớng dẫn đƣơng sự nên khai vào những vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa làm dáng tỏ vụ việc dân sự. Việc viết bản tự khai có thê do đƣơng sự tự viết tay hoặc đánh máy, nếu đánh máy hoặc ngƣời khác viết hộ phải yêu cầu đƣơng sự ký vào tất cả các trang, có đoạn nào tẩy, xoá thì yêu cầu đƣơng sự phải ghi chú, nói rõ việc tẩy, xoá do chính đƣơng sự tự làm.
Tuy nhiên hiện nay, do sự phát triển của khoa học - công nghệ, đƣơng sự có thể viết bản tự khai sau đó fax hoặc gửi thƣ điện tử tới thì có nên chấp
nhận hay không? Trong BLTTDS không quy định rõ vấn đề này, nhƣng theo quan điểm của chúng tôi thì cần chấp nhận. Vì bản chất vấn đề là lấy đƣợc lời khai theo đúng ý chí đích thực của đƣơng sự. Sau khi nhận đƣợc bản tự khai bằng fax hoặc qua thƣ điện tử thì ngay sau đó đƣơng sự phải gửi bản gốc đến Toà án và đây là văn bản có giá trị pháp lý đƣợc lƣu vào hồ sơ vụ án. Khi ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tòa án phát triển ở mức cao sẽ có các quy định thích hợp, không bắt buộc phải gửi bản tự khai bằng văn bản đến Tòa án.
Thứ hai, Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai trong các trƣờng hợp sau:
- Đƣơng sự chƣa có bản khai hoặc nội dung của bản khai chƣa đầy đủ, rõ ràng.
- Trƣờng hợp đƣơng sự không thể tự viết đƣợc bản tự khai.
Khi tiến hành lấy lời khai của đƣơng sự, Thẩm phán cần tập trung làm rõ những điểm mà đƣơng sự khai chƣa rõ ràng, đầy đủ, những mâu thuẫn trong chính bản khai của đƣơng sự hoặc những điềm mâu thuẫn giữa bản khai của đƣơng sự này với bàn khai của đƣơng sự khác, giữa bản khai của đƣơng sự với lời khai của nhân chứng hoặc các tài liệu, chứng cứ có liên quan có trong hồ sơ.
Nếu trƣớc đây, do PLTTGQCVADS năm 1989 chỉ quy định chung là Toà án tiến hành các biện pháp điều tra, nên nhiều Toà án coi việc giao cho thƣ ký làm nhiệm vụ điều tra trong các vụ án dân sự là việc bình thƣờng, thì nay BLTTDS đã quy định rõ Thẩm phán phải đảm phiếm vai trò này, vì vậy Thẩm phán không đƣợc giao cho thƣ ký lấy lời khai. Thẩm phán có thể tự mình ghi biên bản hoặc thƣ ký Toà án giúp Thẩm phán ghi lại lời khai của đƣơng sự vào biên bản.
Thông thƣờng việc lấy lời khai của đƣơng sự thực hiện tại trụ sở Toà án, "trong trƣờng hợp cần thiết" mới lấy lời khai của đƣơng sự ngoài trụ sở
Toà án. "Trƣờng hợp cần thiết” đƣợc hiểu là ở thời điểm đó đƣơng sự mới sinh con, ốm đau, bệnh tật nặng, già yếu, đang bị giam giữ, đƣơng sự ở vùng xa xôi hẻo lánh, vùng rừng núi điều kiện kinh tế của đƣơng sự; cũng nhƣ việc đi lại gặp nhiều khó khăn hoặc gặp trở ngại khách quan nhƣ lũ, lụt v.v.. Khi phải lấy lời khai của đƣơng sự ngoài trụ sở Toà án phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi Thẩm phán lập biên bản lấy lời khai.
Trong trƣờng hợp lấy lời khai mà đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên, theo quy định tại khoản 4, khoản 5, Điều 57 BLTTDS thì phải đƣợc tiến hành với sự có mặt của ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự đó và ngƣời đại diện hợp pháp của họ phải ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản ghi lời khai. Trƣờng hợp Tòa án lấy lời khai của đƣơng sự chƣa thành niên mà không có mặt ngƣời đại diện hợp pháp của họ hoặc có ngƣời đại diện nhƣng ngƣời đại diện không ký vào biên bản thì biên bản đó cũng không có giá trị pháp lý khi những ngƣời này phủ nhận biên bản đó. Vì vậy, sau khi lấy lời khai xong, phải cho đƣơng sự, ngƣời đại diện hợp pháp của họ đọc lại hay nghe đọc lại biên bản; đƣơng sự, ngƣời đại diện hợp pháp có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và phải có chữ ký của đƣơng sự, của ngƣời đại diện hợp pháp xác nhận vào việc sửa đổi, bổ sung hoặc chỗ xoá bỏ đó.
2.1.2.2. Lấy lời khai của người làmchứng
Theo Điều 87 BLTTDS, việc lấy lời khai của ngƣời làm chứng có thể xuất phát từ yêu cầu của đƣơng sự, nhƣng cũng có thể do Toà án xét thấy cần thiết để làm rõ sự thật thì dù đƣơng sự không có yêu cầu, Thẩm phán cũng có quyền chủ động lấy lời khai của ngƣời làm chứng. Đƣợc coi là "cần thiết" nếu việc lấy lời khai của ngƣời làm chứng bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đƣợc toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật, bảo đảm đƣợc
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đƣơng sự. Về cách thức, thủ tục lấy lời khai của ngƣời làm chứng, việc hoàn thiện về mặt hình thức biên bản để biên bản lấy lời khai có giá trị pháp lý cao, cần làm tƣơng tự nhƣ biên bản lấy lời khai đƣơng sự đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS. Tuy nhiên, cần lƣu ý khi lấy lời khai của ngƣời làm chứng chƣa thành niên, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có mặt của ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời đang thực hiện việc quản lý, trông nom ngƣời đó và yêu cầu những ngƣời này ký tên vào biên bản về việc họ chứng kiến việc Thẩm phán lấy lời khai. Việc lấy lời khai ngƣời làm chứng có thể thực hiện tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án.
Thông thƣờng sau khi việc lấy lời khai kết thúc, đƣơng sự, ngƣời làm chứng đã khai sẽ tự đọc lại hoặc nghe lại biên bản, sau đó ký biên bản. Nhƣng trong thực tế cũng có trƣờng hợp mặc dù thừa nhận biên bản đã ghi lời khai của họ nhƣng họ không chịu ký vào biên bản. Gặp tình huống này có Thẩm phán lúng túng không biết xử lý thế nào hoặc xử lý không chặt chẽ dẫn đến biên bản ghi lời khai đó không có giá trị pháp lý hoặc bị nghi ngờ tính khách quan, chính xác của biên bản. Khi tình huống này xảy ra Thẩm phán cần hỏi rõ lý do vì sao họ không ký vào biên bản. Sau khi đã giải thích mà họ vẫn không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do mà họ không ký. Có ngƣời chứng kiến việc Tòa án lấy lời khai thì yêu cầu cả ngƣời chứng kiến cùng Thẩm phán, thƣ ký ký vào biên bản lấy lời khai đó.
2.1.2.3. Đối chất
Đối chất là một biện pháp điều tra rất quan trọng nhằm hoá giải các xung đột trong các lời khai và tài liệu đang có trong hồ sơ. Theo Điều 88 BLTTDS, việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đƣơng sự, hoặc tuy đƣơng sự không có yêu cầu nhƣng xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đƣơng sự, ngƣời làm chứng thì Tòa án có thể tự mình chủ động cho tiến hành đối chất, dù đƣơng sự không có yêu cầu.
Thẩm phán có thể cho đối chất giữa các đƣơng sự với nhau, giữa đƣơng sự với ngƣời làm chứng, hoặc giữa những ngƣời làm chứng với nhau. Muốn việc đối chất có hiệu quả, Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ thật kỹ, phát hiện hết những điểm mâu thuẫn nhau giữa các lời khai, tài liệu mà hai bên xuất trình, từ đó có kế hoạch đối chất chi tiết và đặt ra những yêu cầu khi đối chất, thậm chí phải tính toán xem vấn đề gì cần đối chất trƣớc, cách đặt câu hỏi và thứ tự các câu hỏi cũng cần cân nhắc để buổi đối chất có hiệu quả, làm rõ đƣợc các mâu thuẫn, các điểm chƣa rõ trong hồ sơ. Khi tiến hành đối chất, Thẩm phán có thể tự ghi biên bản hoặc có thƣ ký giúp Thẩm phán ghi biên bản đối chất. Biên bản đối chất phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của những ngƣời tham gia đối chất, chữ ký của Thẩm phán và thƣ ký (nếu có thƣ ký ghi biên bản), đồng thời đóng dấu của Tòa án.
Khi Thẩm phán tiến hành đối chất, việc tổ chức phải đƣợc tiến hành chặt chẽ, chủ động và khoa học. Tiến hành đối chất không đúng phƣơng pháp chẳng những không đƣa lại tác dụng thiết thực mà còn làm cho những ngƣời tham gia đối chất dễ dàng lợi dụng để hợp thức hóa việc khai man, cung cấp chứng cứ không chính xác làm rối quá trình xác định sự thật khách quan của Tòa án.
Trên thực tế có những biên bản tiêu đề ghi là "biên bản đối chất” nhƣng thực tế chỉ là bản ghi lời khai đơn thuần của các bên, chứ không hề đƣa ra các câu hỏi để cho các bên trả lời, lý giải về các điểm mâu thuẫn, các điểm chƣa rõ trong hồ sơ. Vì vậy, những biên bản này không phải là biên bản đối chất theo đúng nghĩa, không có tác dụng trong thực tế.
2.1.2.4. Xem xét, thẩm định tại chỗ
Đây là một biện pháp điều tra đƣợc Toà án thƣờng sử dụng trong quá trình kiểm tra thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự. Do PLTTGQCVADS không quy định chặt chẽ nên trong thực tiễn khi xem xét, thẩm định tại chỗ có
những trƣờng hợp Thẩm phán không báo cho chính quyền sở tại, không báo đƣơng sự đến để chứng kiến việc xem xét; thậm chí không ghi biên bản, mà chỉ thấy nhận định trong bản án là qua xem xét tại chỗ...", điều này làm cho việc xem xét, Thẩm định tại chỗ của Toà án bị giảm hiệu quả hoặc không có giá trị pháp lý. Để việc xem xét, thẩm định tại chỗ đƣợc khách quan, toàn diện và có giá trị pháp lý cao, Điều 89 BLTTDS đã quy định rõ bắt buộc phải có sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đối tƣợng cần xem xét, đồng thời phải báo trƣớc để đƣơng sự biết và chứng kiến việc xem xét thẩm định.
Điều 89 BLTTDS chỉ quy định về cách thức tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ, không quy định việc xem xét thẩm định này phải theo yêu cầu của đƣơng sự hay Tòa án xét thấy cần thiết. Tuy nhiên điều 9 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTPTANDTC đã quy định rõ điều kiện để Tòa án xem xét thẩm định tại chỗ là “khi đương sự có yêu cầu hoặc khi
xét thấy việc xem xét thẩm định tại chỗ là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán ra quyết định tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ” [12].
Khi xem xét thẩm định tại chỗ cần lƣu ý, phải mô tả đúng tính chất, nội dung của sự vật, vẽ sơ đồ theo đúng hình dáng, hiện trạng của vật tranh chấp, thể hiện các kích thƣớc trong sơ đồ. Chẳng hạn nhƣ khi xem nhà đất cần hỏi cán bộ địa chính xã phƣờng về các vấn đề liên quan, sau đó, nếu cần đối chiếu với sổ địa chính, xem bản đồ, đối chiếu số lô diện tích của lô đất với lời khai của đƣơng sự và các tài liệu mà đƣơng sự đã xuất trình nhằm phát hiện các điểm mâu thuẫn để làm cho rõ.
Về thủ tục tiến hành xem xét thẩm định tại chỗ: theo quy định tại khoản 3 Điều 85 BLTTDS thì khi xem xét thẩm định tại chỗ Thẩm phán phải ra quyết định. Quyết định này phải gửi cho các đƣơng sự để họ biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu có đƣơng sự nào vắng mặt dù đã
nhận đƣợc quyết định, thì công việc vẫn tiến hành bình thƣờng. Quyết định xem xét thẩm định tại chỗ cũng phải đƣợc gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, phƣờng hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tƣợng cần xem xét, thẩm định. Đồng thời, Tòa án cũng phải có văn bản đề nghị ủy ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức cử đại diện tham gia vào việc xem xét, thẩm định tại chỗ theo ngày giờ ghi trong quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trƣờng hợp vắng mặt đại diện Uỷ ban nhân dân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức thì phải hoãn việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trong trƣờng hợp có ngƣời cản trở việc xem xét, thầm định tại chỗ thì Thẩm phán yêu cầu đại diện Uỷ ban nhân dân, cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp hỗ trợ, khi cần thiết có thể yêu cầu lực lƣợng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tƣ pháp thuộc Công an nhân dân (Thông tƣ số 15/2003/TT-BCA (V19) ngày 10-3-2003 của Bộ Công an hƣớng dẫn hoạt động hỗ trợ tƣ pháp của lực lƣợng cảnh sát bảo vệ hỗ trợ tƣ pháp thuộc Bộ Công an).
Khi xem xét, thẩm định tại chỗ Thẩm phán có thề tự mình lập biên bản hoặc có thƣ ký giúp ghi biên bản. Trong trƣờng hợp có ngƣời cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán phải lập biên bản lƣu vào hồ sơ vụ án.
2.1.2.5. Trưng cầu giám định
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, có nhiều trƣờng hợp cần phải có những kết luận khoa học của những tổ chức có chuyên môn về khoa học, kỹ thuật để đƣa ra kết quả về một vấn đề chuyên môn mà bản thân đƣơng sự cũng nhƣ Toà án không tự mình biết đƣợc thì mới có căn cứ để giải quyết vụ án, khi đó Toà án cần phải trƣng cầu giám định. Kết quả giám định có vị trí rất quan trọng trong hoạt động giải quyết vụ án, giúp các cơ quan tiến