Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu so sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng nha đam (aloe vera) (Trang 46)

Ứng dụng phần mềm Excel và Minitab version 13, phân tích phương sai sử dụng ANOVA, General Linear Model, so sánh xử lý thống kê các số liệu trong thí nghiệm.

Pha thành dãy các nồng độ Mỗi nồng độ đổ 2 đĩa Mỗi đĩa khoảng 15 ml thạch 10 ml DMSO đã tiệt trùng

Sơ đồ 3.2 Quy trình xác định MIC của các dòng Nha đam

Cấy vi khuẩn

800 mg cao Nha đam Nước cất + MHA

Dung dịch cao gốc Để nguội 50oC

4096 μg/ml 2048 μg/ml 1024 μg/ml --- 32 μg/ml

Đọc kết quả

Để yên 15 phút cho khô mặt thạch Ủ với nhiệt độ 28-30oC trong 24- 48 giờ đối với 2 chủng E. ictaluri

E. tarda.

Ủ ở 37oC trong 18-24 giờ đối với 6 chủng còn lại.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Hiệu suất chiết xuất cao Nha đam

Sau khi lá các dòng Nha đam được thu thập, ngâm chiết methanol và điều chế cao thô, kết quả hiệu suất chiết xuất cao của các dòng Nha đam được thể hiện qua Bảng 4.1

Bảng 4.1 Hiệu suất chiết xuất của 6 dòng cao Nha đam

Dòng Nha đam P mẫu tươi (g) P cao (g) Hiệu suất (%)

1 1.200 10,29 0,86 2 1.300 4,55 0,35 3 800 3,47 0,43 4 1.400 5,69 0,41 5 1.100 4,61 0,42 6 1.300 2,93 0,23 Chú thích: P: trọng lượng

Qua kết quả ghi nhận ở Bảng 4.1 thì hiệu suất chiết xuất của cao các dòng Nha đam có sự khác nhau. Hiệu suất chiết xuất cao nhất ở Nha đam 1 (0,86%), kế đến là Nha đam 3, 5, 4, 2 lần lượt là 0,43%, 0,42%, 0,41% và 0,35%; hiệu suất chiết xuất thấp nhất ở Nha đam 6 (0,23%). Điều này có thể giải thích là do sự khác nhau về hàm lượng dược chất giữa các dòng cây Nha đam đã làm ảnh hưởng đến hiệu suất chiết xuất của chúng.

4.2 Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)

4.2.1 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 1

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 1 được thể hiện qua Bảng 4.2

Bảng 4.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 1

Qua Bảng 4.2 cho thấy Nha đam dòng 1 ức chế tốt nhất trên 3 chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tardaEdwardsiella ictaluri

với MIC= 1024 μg/ml. Kế đến là chủng Staphylococcus aureus với MIC= 2048 μg/ml, và ức chế thấp nhất trên các chủng Salmonella spp, Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosaEscherichia coli với MIC= 4096 μg/ml.

4.2.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 2

Nồng độ ức chế tối thiểu của Nha đam dòng 2 được ghi nhận qua Bảng 4.3

Bảng 4.3 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 2

Vi khuẩn Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml)

Salmonella spp 4096 S. aureus 2048 S. faecalis 4096 P. aeruginosa 2048 E. coli 2048 A. hydrophila 4096 E. tarda 512 E. ictaluri 2048

Qua Bảng 4.3 cho thấy Nha đam dòng 2 có khả năng ức chế vi khuẩn tốt. Đối với chủng Edwardsiella tarda, Nha đam 2 ức chế rất tốt với mức MIC= 512

Vi khuẩn Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml)

Salmonella spp 4096 S. aureus 2048 S. faecalis 4096 P. aeruginosa 4096 E. coli 4096 A. hydrophila 1024 E. tarda 1024 E. ictaluri 1024

μg/ml. Kế đến là các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coliEdwardsiella ictaluri thì Nha đam 2 ức chế với MIC= 2048 μg/ml. Và ức chế thấp nhất trên các chủng Salmonella spp,

Streptococcus faecalisAeromonas hydrophila với MIC= 4096 μg/ml.

4.2.3 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 3

Nồng độ ức chế tối thiểu của Nha đam dòng 3 được ghi nhận qua Bảng 4.4

Bảng 4.4 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 3

Vi khuẩn Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml)

Salmonella spp 4096 S. aureus 2048 S. faecalis 4096 P. aeruginosa 4096 E. coli 4096 A. hydrophila 2048 E. tarda 1024 E. ictaluri 4096

Bảng 4.4 cho thấy Nha đam 3 ức chế tốt nhất trên chủng Edwardsiella tarda với MIC= 1024 μg/ml. Ức chế thấp trên các chủng Salmonella spp,

Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli

Edwardsiella ictaluri với MIC= 4096 μg/ml. Và với 2 chủng còn lại (Staphylococcus aureusAeromonas hydrophila) thì Nha đam 3 ức chế với MIC= 2048 μg/ml.

4.2.4 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 4

Kết quả nồng độ ức chế tối của Nha đam dòng 4 được trình bày qua Bảng 4.5

Bảng 4.5 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 4

Vi khuẩn Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml)

Salmonella spp - S. aureus 4096 S. faecalis - P. aeruginosa - E. coli - A. hydrophila 4096 E. tarda 2048 E. ictaluri 2048

Bảng 4.5 cho thấy Nha đam dòng 4 có khả năng ức chế thấp các chủng vi khuẩn thí nghiệm. Nha đam 4 không có khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn

Salmonella spp, Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa

Escherichia coli ở nồng độ 4096 μg/ml.

Còn đối với chủng Staphylococcus aureusAeromonas hydrophila thì Nha đam 4 có khả năng ức chế ở MIC= 4096 μg/ml và đối với 2 chủng

Edwardsiella tardaEdwardsiella ictaluri thì Nha đam 4 có thể ức chế tốt hơn ở mức MIC= 2048 μg/ml.

4.2.5 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 5

Kết quả nồng độ ức chế tối của Nha đam dòng 5 được trình bày qua Bảng 4.6

Bảng 4.6 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 5

Qua kết quả trên cho thấy Nha đam dòng 5 ức chế tốt nhất trên 2 chủng

Edwardsiella tardaEdwardsiella ictaluri với MIC= 1024 μg/ml. Kế đến là các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosaAeromonas hydrophila với MIC= 2048 μg/ml. Các chủng Salmonella spp, Streptococcus faecalisEscherichiacoli bị ức chế thấp nhất với MIC= 4096 μg/ml.

4.2.6 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 6

Kết quả nồng độ ức chế tối của Nha đam dòng 6 được trình bày qua Bảng 4.7

Bảng 4.7 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Nha đam dòng 6

Vi khuẩn Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml)

Salmonella spp 4096 S. aureus 2048 S. faecalis 4096 P. aeruginosa 4096 E. coli 4096 A. hydrophila 2048 E. tarda 1024

Vi khuẩn Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml)

Salmonella spp 4096 S. aureus 2048 S. faecalis 4096 P. aeruginosa 2048 E. coli 4096 A. hydrophila 2048 E. tarda 1024 E. ictaluri 1024

Qua kết quả trên cho thấy Nha đam dòng 6 có thể ức chế tất cả 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm. Khả năng ức chế tốt nhất trên 2 chủng Edwardsiella tarda

Edwardsiella ictaluri với MIC= 1024 μg/ml, kế đến là 2 chủng

Staphylococcus aureusAeromonas hydrophila với MIC= 2048 μg/ml và ức chế thấp nhất ở các củng còn lại (Salmonella spp, S. faecalis, P. aeruginosa

E. coli) với MIC= 4096 μg/ml.

4.3 So sánh nồng độ ức chế tối thiểu MIC của 6 dòng Nha đam

Từ các kết quả thu được, tiến hành so sánh nồng độ ức chế tối thiểu của cao 6 dòng Nha đam. Kết quả so sánh được trình bày ở Bảng 4.8

Bảng 4.8 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao 6 dòng Nha đam

Vi khuẩn

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (μg/ml) Nha đam 1 Nha đam 2 Nha đam 3 Nha đam 4 Nha đam 5 Nha đam 6 Salmonella spp 4096 4096 4096 - 4096 4096 S. aureus 2048 2048 2048 4096 2048 2048 S. faecalis 4096 4096 4096 - 4096 4096 P. aeruginosa 4096 2048 4096 - 2048 4096 E. coli 4096 2048 4096 - 4096 4096 A. hydrophila 1024 4096 2048 4096 2048 2048 E. tarda 1024 512 1024 2048 1024 1024 E. ictaluri 1024 2048 4096 2048 1024 1024

Từ kết quả ghi nhận cho thấy chỉ có Nha đam dòng 4 không thể ức chế được 4 chủng vi khuẩn (Salmonella spp, S. faecalis, P. aeruginosaE. coli) ở mức MIC= 4096 μg/ml, các dòng Nha đam còn lại đều có khả năng ức chế đối với 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm: Salmonella spp, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda Edwardsiella ictaluri với 512 μg/ml ≤ MIC ≤ 4096 μg/ml. Tuy nhiên, khả năng ức chế của các dòng Nha đam trên cùng 1 chủng vi khuẩn thì có sự khác nhau.

Trên 2 chủng Salmonella spp và Streptococcus faecalis, các dòng Nha đam ức chế thấp ở MIC= 4096 μg/ml và Nha đam dòng 4 không ức chế được vi khuẩn ở nồng độ 4096 μg/ml.

Trên chủng Staphylococcus aureus, Nha đam dòng 4 ức chế thấp nhất ở mức MIC= 4096 μg/ml, còn các dòng còn lại (Nha đam 1, Nha đam 2, Nha đam 3, Nha đam 5 và Nha đam 6) đều ức chế được vi khuẩn ở MIC= 2048 μg/ml. Trên chủng Pseudomonas aeruginosa, Nha đam 4 không ức chế được vi khuẩn ở MIC= 4096 μg/ml, Nha đam dòng 1, 3 và 6 thì ức chế ở MIC= 4096 μg/ml, Nha đam 2 và Nha đam 5 ức chế tốt hơn ở MIC= 2048 μg/ml.

Trên chủng Escherichia coli, Nha đam dòng 4 không có khả năng ức chế vi khuẩn ở nồng độ MIC= 4096 μg/ml và Nha đam dòng 2 có khả năng ức chế vi khuẩn tốt nhất với MIC= 2048 μg/ml. Các dòng Nha đam còn lại (Nha đam 1, Nha đam 3, Nha đam 5 và Nha đam 6) có khả năng ức chế ở MIC= 4096 μg/ml.

Trên chủng Aeromonas hydrophila, Nha đam dòng 1 có khả năng ức chế tốt nhất ở MIC= 1024 μg/ml và Nha đam dòng 2 và 4 có khả năng ức chế thấp nhất ở MIC= 4096 μg/ml. Các dòng còn lại (Nha đam 3, Nha đam 5 và Nha đam 6) ức chế vi khuẩn với MIC= 2048 μg/ml.

Trên chủng Edwardsiella tarda, các dòng Nha đam ức chế tốt. Ức chế tốt nhất là Nha đam 2 với MIC= 512 μg/ml và ức chế thấp nhất là Nha đam 4 với MIC= 2048 μg/ml. Các dòng còn lại (Nha đam 1, Nha đam 3, Nha đam 5, Nha đam 6) ức chế ở MIC= 1024 μg/ml.

Trên chủng Edwardsiella ictaluri, Nha đam dòng 3 ức chế thấp nhất ở MIC= 4096 μg/ml, Nha đam dòng 1, 3 và 6 ức chế tốt nhất với MIC= 1024 μg/ml. Nha đam dòng 2 và 4 ức chế vi khuẩn ở MIC= 2048 μg/ml.

Kết quả so sánh ức chế vi khuẩn của 6 dòng Nha đam thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.9

Bảng 4.9 So sánh kết quả kháng khuẩn của các dòng Nha đam trên các chủng vi khuẩn

Dòng Nha đam 1 Nha đam 2 Nha đam 3 Nha đam 4 Nha đam 5 Nha đam 6 P

MIC

(µg/ml) 2688±287 2624±287 3200±287 4083±425 2560±287 2816±287 0,064

Qua kết quả MIC của các dòng Nha đam cho thấy hoạt tính kháng khuẩn giữa các dòng Nha đam thí nghiệm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

hoạt tính kháng khuẩn cao nhất (MIC= 2560±287 µg/ml) và dòng Nha đam 4 có hoạt tính kháng khuẩn thấp nhất (MIC= 4083±425 µg/ml).

Đối với các chủng vi khuẩn nồng độ ức chế trung bình trên các dòng Nha đam được trình bày qua Bảng 4.10

Bảng 4.10 So sánh kết quả nồng độ ức chế vi khuẩn trung bình

Ghi chú: các chữ cái trên cùng cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua Bảng 4.10 cho thấy khả năng kháng khuẩn của cao Nha đam tốt nhất ở vi khuẩn Edwardsiella tarda (MIC= 1109 µg/ml), tiếp theo là Edwardsiella ictaluri (MIC= 1877 µg/ml), Aeromonas hydrophila (MIC= 2389 μg/ml),

Eschesichia coli (MIC= 2560 μg/ml), Pseudomonas aeruginosa (MIC= 3494 μg/ml), Streptococcus faecalis (MIC= 3904 μg/ml) và ức chế thấp nhất trên chủng Salmonella spp và S.aureus (MIC= 4314 µg/ml). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

So sánh khả năng ức chế của Nha đam trên các chủng vi khuẩn cho thấy khả năng ức chế trên 4 chủng Salmonella spp, S. faecalis, P. aeruginosa E. coli

sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05); tiếp theo là 4 chủng

Staphylococcus aureus, Aeromonas hydrophila, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Cuối cùng là 4 chủng Staphylococcus aureus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri

Edwarsiella tarda nồng độ ức chế sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Chủng vi khuẩn MIC (µg/ml) Salmonella spp 4314±370a Staphylococcus aureus 4314±370bc Streptococcus faecalis 3904±370a Pseudomonas aeruginosa 3494±370ab Eschesichia coli 2560±331ab Aeromonas hydrophila 2389±331bc Edwarsiella ictaluri 1877±331c Edwarsiella tarda 1109±331c P < 0,05

Nồng độ ức chế các vi khuẩn của 6 dòng Nha đam thí nghiệm trên các nhóm

Salmonella spp, Streptococcus faecalis với nhóm Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli sai khác không có ý nghĩa thống kê và khác với

Staphylococcus aureus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri

Edwardsiella tarda có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nồng độ ức chế của Nha đam trên nhóm Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa sai khác không có ý nghĩa thống kê với Aeromonas hydrophila, Staphylococcus aureus và khác nhóm Edwardsiella ictaluriEdwardsiella tarda có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Nhìn chung các dòng Nha đam ức chế mạnh nhất vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sinh, tiếp theo là vi khuẩn Staphylococcus aureus, Aeromonas hydrophilla, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, ức chế thấp nhất là vi khuẩn Salmonella spp và Streptococcus faecalis.

Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao Nha đam phù hợp với các nghiên cứu trong nước và trên thế giới.

Theo Dược điển Việt Nam, dịch chiết Nha đam bằng methanol và acid acetic nồng độ 1% có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, Cadida albicans.

Theo Irshad et al (2011) Nha đam được chiết xuất bằng methanol có khả năng ức chế vi khuẩn E.coli với đường kính vòng vô khuẩn 8 mm. Lalitha et al

(2012) nghiên cứu chiết xuất gel Nha đam từ DMSO có tác dụng ức chế vi khuẩn E. coli với đường kính vòng vô khuẩn 10 mm, Pseudomonas aeruginosa với đường kính vòng vô khuẩn 11 mm. Từ các nghiên cứu này chứng tỏ Nha đam có hoạt tính kháng khuẩn và hoạt tính kháng khuẩn của gel hoặc lá khác nhau, cách chiết xuất cũng ảnh hưởng khả năng ức chế trên các chủng vi khuẩn.

Hoạt tính kháng khuẩn của Nha đam so với các dược liệu khác có sự khác biệt. Theo Lê Thị Loan Em (2010), cao Nghệ chiết xuất bằng methanol có khả năng ức chế được 6 chủng vi khuẩn thí nghiệm (S. aureus, S. faecalis, A. hydrophila, P. aeruginosa, E. ictaluriE. tarda) với 64 μg/ml ≤ MIC ≤ 4096 μg/ml. Tuy nhiên, đối với 2 chủng Salmonella spp và E. coli thì cao Nghệ không có khả năng ức chế ở mức MIC= 4096 μg/ml, trong khi đó cao Nha đam có thể ức chế chủng Salmonella spp ở MIC= 4314 μg/ml và chủng E. coli

với MIC= 2560 μg/ml. Và ở chủng A. hydrophila thì Nha đam ức chế tốt hơn (MIC= 2389 μg/ml) Nghệ (MIC= 3803 μg/ml).

Theo Nguyễn Ngọc Giao (2010), cao Sả chiết xuất bằng methanol ức chế E. coli ở MIC= 4096 μg/ml, trong khi đó cao Nha đam ức chế tốt hơn với MIC= 2560 μg/ml. Cao Gừng chiết xuất bằng methanol cũng có thể ức chế được 8 chủng vi khuẩn, nhưng ở 4 chủng vi khuẩn (E. coli, P. aeruginosa, A. hydrophilaE. ictaluri) thì cao Gừng ức chế thấp hơn cao Nha đam. MIC của cao gừng trên 4 chủng vi khuẩn lần lượt là: E. coli (MIC= 3669 μg/ml), P. aeruginosa (MIC= 4096 μg/ml), A. hydrophila (MIC= 2560 μg/ml) và E. ictaluri (4096 μg/ml). Cao Hành lá chiết xuất bằng methanol không ức chế được 4 chủng vi khuẩn (S. faecalis, E. coli, Salmonella spp và A. hydrophila) ở nồng độc 4096 μg/ml. Cao Lá lốt chiết xuất bằng methanol không ức chế được 3 chủng vi khuẩn (S. faecalis, E. coliSalmonella spp) ở nồng độ 4096 μg/ml. Trong khi đó cao Nha đam chiết xuất bằng methanol có khả năng ức chế cả 8 chủng vi khuẩn.

Hoạt chất chủ yếu có trong Nha đam giúp cây có khả năng kháng khuẩn là aloin. Sự khác nhau về hàm lượng aloin trong các dòng Nha đam làm cho khả năng kháng khuẩn của các dòng Nha đam khác nhau thì khác nhau.

Như vậy nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cao lá Nha đam trên các chủng vi khuẩn thí nghiệm có ý nghĩa quan trọng, để tìm ra những loại thảo dược có khả năng điều trị bệnh trên con người và động vật, góp phần hạn chế được hậu quả của việc sử dụng kháng sinh tràn lan hiện nay là sự kháng thuốc và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Hiệu suất chiết xuất cao của Nha đam dòng 1 là cao nhất (0,86%) và thấp nhất là Nha đam dòng 6 (0,23%).

Về khả năng kháng khuẩn: chỉ có Nha đam dòng 4 không có khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn (Salmonella spp, S. faecalis, P. aeruginosaE. coli) ở

Một phần của tài liệu so sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng nha đam (aloe vera) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)