E. tarda thuộc họ Enterobacteriaceae.
Đặc điểm vi khuẩn
E. tarda là vi khuẩn có dạng hình que mảnh, kỵ khí, bắt màu Gram âm, kích thước 1x2-3 μm, không sinh bào tử, chuyển động nhờ vành tiêm mao (Bùi
Đặc tính nuôi cấy
E. tarda tăng trưởng chậm trên môi trường nuôi cấy và tăng trưởng rất chậm hoặc không tăng trưởng khi ủ ở nhiệt độ 37oC. Khi nuôi cấy trên môi trường TSA ở nhiệt độ 30oC, khuẩn lạc thường nhỏ phát triển sau 24-48 giờ (Bùi Quang Tề và ctv, 2004).
Đặc tính sinh hóa
Đặc tính sinh hóa của Edwardsiella tarda được trình bày qua Bảng 2.2
Bảng 2.2 Một số đặc tính sinh hóa của E. tarda (Bùi Quang Tề và ctv, 2006)
Đặc điểm sinh hóa Phản ứng
Di động ở 25oC + Di động ở 35oC + Sinh indole + Methyl red + Citrate simons - Citrate Christensens +
Sinh H2S trong TSI (Triple sugar iron) + Sinh H2S trong peptone iron agar + Phát triển ở độ muối 1,5% +
Phát triển ở độ muối 3% -
Chú thích: +: có, -: không
Độc tố
E. tarda không sinh nội độc tố như các vi khuẩn Gram âm khác, nhưng nó sinh 2 ngoại độc tố, đây là nguyên nhân gây tổn thương.
Sức đề kháng
Theo Bùi Quang Tề và ctv (2004), E. tarda có thể phát triển ở nồng độ muối 1,5-3% và di động được ở nhiệt độ 25-35oC. Ở nhiệt độ 37oC vi khuẩn có sức đề kháng kém. E. tarda có thể tồn tại trong nước ao và trong bùn, đây là nguồn gây tái nhiễm lại cho cá (Bùi Quang Tề và ctv, 2004).
Vi khuẩn cũng mẫn cảm với các chất sát trùng như: ethanol 70%, iodine, formaldehyde (Stock and Wiedemann, 2001).
Tính kháng thuốc
E. tarda kháng tự nhiên với nhóm kháng sinh benzyl penicillin. Ngoài ra vi khuẩn còn đề kháng với các nhóm kháng sinh macrolide, lincosamide, rifampin, fusidic acid (Từ Thanh Dung và ctv, 2003).
Tuy nhiên, E. tarda cũng mẫn cảm với một số kháng sinh: ampicillin, antifolate, chloramphenicol, ciprofloxacin, kanamycin, hầu hết các β-lactamin, nitrofuran (Stock and Wiedemann, 2001).
Đường xâm nhiễm và tính gây bệnh
Edwardsiella tarda thường gây bệnh trên các loài cá nước ấm, ngoài ra còn cảm nhiễm ở cơ thể một số động vật máu lạnh khác như rắn, cá sấu, bò sát, lưỡng cư… và một số thủy sản khác. Người ta đã phân lập được vi khuẩn E. tarda trên nhiều loài cá nước ngọt như: cá trê sông (Ictalurus punctata), cá hồi (Oncorhynchus ishawytscha), cá rô phi (Tilapia nilotica)… (Từ Thanh Dung và ctv, 2005).
E. tarda thường gây ra bệnh trên cá lớn. Khi cá bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (mặt lưng) đường kính khoảng 3-5 mm, những vết thương này phát triển hình thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố. Cá bệnh mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ xung quanh.
Gan, tụy, thận sung huyết phù nề bởi các vết hoại tử. Các vết thương tổn đặc trưng bởi sự hoại tử, thường phát triển ở mô cơ, mô tạo máu và mô gan (Bùi Quang Tề và ctv, 2004).
Trên người, vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hóa: viêm dạ dày ruột, viêm ruột già, áp xe gan, nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, hoại thư sinh hơi,…