Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (A hydrophila)

Một phần của tài liệu so sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng nha đam (aloe vera) (Trang 30)

A. hydrophila thuộc nhóm Aeromonas di động, giống Aeromonas, họ

Aeromonasaceae (Bùi Quang Tề, 2006).

Vi khuẩn có mặt bình thường trong nước, nhất là nước có nhiều chất hữu cơ. Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

Đặc điểm vi khuẩn

A. hydrophila có dạng hình que ngắn, Gram âm, kỵ khí, kích thước 0,5x1-1,5 μm, 2 đầu hơi tròn. Mỗi tế bào vi khuẩn có một tiên mao, nhờ đó nó có thể di động (Bùi Quang Tề và ctv, 2004).

Đặc tính nuôi cấy

Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy ở nhiệt độ 28 – 30oC và pH từ 7,1-7,2. Trong môi trường dinh dưỡng, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn phát triển làm đục môi trường, trên mặt có một lớp váng mỏng, nhớt, vài ngày sau lớp màng này chìm xuống. Trên môi trường thạch, hình thành những khuẩn lạc tròn, có rìa đều, hơi lồi, nhẵn bóng, màu vàng rất nhạt (Từ Thanh Dung và

ctv, 2005).

Có thể nhận biết khả năng di động của A. hydrophila bằng cách nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường Mannitol Motility, vi khuẩn di chuyển làm đục môi trường kể từ đường cấy (Nguyễn Đức Lượng, 2003).

Trong môi trường nước thịt, vi khuẩn phát triển làm đục môi trường, lắc nhẹ có vẫn mây lơ lửng. Vi khuẩn phân giải môi trường làm cho canh khuẩn có mùi hôi đặc trưng (Nguyễn Ngọc Nhiên, 2000).

Trên thạch nghiêng, khi cấy ria trên bề mặt rồi cấy sâu vào bên trong của thạch ủ ở 35oC trong 18 – 24 giờ, A. hydrophila sinh trưởng làm bề mặt lẫn phần sâu trong thạch có tính acid (thạch từ vàng sang đỏ) (Nguyễn Đức Lượng, 2003). Trên môi trường thạch máu vi khuẩn gây dung huyết mạnh (Nguyễn Ngọc Nhiên, 2000).

Đặc tính sinh hóa

Đặc tính sinh hóa của A. hydrophila được thể hiện qua Bảng 2.1

Bảng 2.1. Một số đặc tính sinh hóa của Aeromonas hydrophila (Bùi Quang Tề,

2006)

Đặc điểm sinh hóa Phản ứng

Thủy phân esculin +

Phản ứng VP +

Hoạt động men pyrazinamidase +

CAMP +

Lên men mannitol +

Lên men sucrose +

Lysine decarboxylase +

Ornithine decarboxylase -

Thủy phân arbutin +

Sinh andole +

Sinh H2S +

Sinh hơi từ glucose +

Tan huyết +

Chú thích: +: có, -: không

Cấu trúc kháng nguyên

A. hydrophila có hai loại kháng nguyên: kháng nguyên thân (kháng nguyên O) và kháng nguyên lông (kháng nguyên H). Kháng nguyên thân có 12 nhóm và kháng nguyên H có 9 nhóm.

Độc tố

A. hydrophila có khả năng sinh các loại độc tố như: độc tố đường ruột (enterotoxins), dung huyết (haemolysins), phân giải protein (proteinase), độc tố gây hoại tử da (dermonecrotic), đông máu (haemagglutinins) và nội độc tố (endotoxin) (Cahill, 1990).

Sức đề kháng

Vi khuẩn có thể phát triển ở 5oC và bị tiêu diệt ở 70oC. Vi khuẩn không có khả năng ngưng kết trong acriflavine, không thay đổi sau khi đun sôi và đề kháng

với hoạt động diệt khuẩn của huyết thanh động vật hữu nhũ và chlorine (Cipciano, 2001).

Trong nước sạch, khử hoạt tính của A. hydrophila bằng potassium permanganate ở các nồng độ 5pm trong vòng 120 phút, 50 ppm trong vòng 15 phút và 100 ppm trong vòng 1 phút (Hứa Thị Phượng Liên, 2002).

Tính kháng thuốc

Theo Từ Thanh Dung và ctv (2008), A. hydrophila có tính kháng thuốc cao với các kháng sinh như: ampicillin (100%), oxacillin (100%), penicillin (100%), bacitracin (100%), amoxicillin (90%), novobiocin (87%), nitrofuran (65%), Dalacin C-Clindamicin (43%), norfloxacin (33%), tetracycline, streptomycin, nalidixic acid (26%), trimthoprim, vancomycin (9%), rifampicin (4%).

Đường xâm nhiễm và tính gây bệnh

A. hydrophila là nguyên nhân gây bệnh xuất huyết, nhiễm trùng huyết trên cá basa, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá bóng tượng… Stress, mật độ nuôi, sự thay đổi điều kiện môi trường, thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột, cách vận chuyển đánh bắt cá, chất lượng nguồn nước, nitrite và mức carbon dioxide cao, đặc điểm sinh lý từng cá thể được cho là nhân tố góp phần bùng phát bệnh.

Cá bị bệnh có các triệu chứng sau: xuất huyết ở các gốc vây, đuôi, xung quanh miệng, có thể có các vết loét ăn sâu vào cơ, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh, bụng cá chướng to, mắt lồi mờ đục, cá ngửa bụng trôi theo dòng nước, uốn cong thân, cá kém ăn hoặc bỏ ăn.

Giải phẫu bên trong thấy các bệnh tích như: mô mỡ xuất huyết nặng, gan tái nhợt mật sưng to, thận sưng; ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn, có mùi hôi đặc trưng ngay cả khi cá còn sống. Bệnh có thể gây chết rải rác trong đàn đến chết hàng loạt (Bùi Quang Tề và ctv, 2004).

A. hydrophila nhiễm vào trong cơ thể thông qua đường tiêu hóa hoặc qua da trong điều kiện nuôi với mật độ cao và nhiệt độ cao. Đường ruột và biểu mô bị trầy là đường mà vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể.

Một phần của tài liệu so sánh khả năng kháng khuẩn của các dòng nha đam (aloe vera) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)