TAN (Total Ammonia Nitrogen)

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước ở các mô hình nuôi thủy sản tại huyện thạnh phú,tỉnh bến tre (Trang 48)

NH4+ rất cần thiết cho sự phát triển của sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho tôm cá, tuy nhiên hàm lượng NH4+ quá cao làm cho thực vật phù du phát triển quá mức gây bất lợi cho thủy sản. Hàm lượng TAN thích hợp cho sinh vật trong khoảng 0,2 – 2,0 mgNH4+/L (Boyd 1998; Chanratchakool, 2003).

Kết quả phân tích cho thấy TAN trong nước ao của các mô hình vào đầu dao động trong khoảng 0,61 – 0,79 mgNH4+/L và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hàm lượng đạm trong nước các mô hình. Vào giữa vụ, TAN ở các mô hình đều giảm trong khoảng 0,42 – 0,56 mgNH4+/L và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các mô hình, trừ mô hình tôm càng xanh - dừa. Hàm lượng TAN trong nước tiếp tục giảm vào cuối vụ nuôi và không có sự khác biệt trong thống kê giữa các mô hình, trừ mô hình tôm sú luân canh lúa xen tôm càng xanh (bảng 3.8).

b B b' B' B'' b C b' C' B'' a A a' A' A'' 0 20 40 60 80 100 120 MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 Độ k iềm (m gCa CO3 /L) Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

33

Bảng 3.8. Hàm lượng TAN (mgNH4+/L) trong nước của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động.

Hình 3.8. Sự biến động amonium hòa tan trong nước (mgNH4+/L) của các mô hình theo thời gian

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò

TAN trong nước của các mô hình có xu hướng giảm theo thời gian nuôi và khác biệt có ý nghĩa thống kê từ đầu vụ đến cuối vụ (hình 3.8). Có thể các thực vật, sinh vật

a A a' A' A'' c C b' B' B'' b B b' C' C'' 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 NH 4 + (m gNH 4 +/L) Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 0,65ab 0,42b 0,31b

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 0,61b 0,56a 0,24b Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 0,79a 0,55a 0,44a

Tôm sú – Lúa 0,66ab 0,55a 0,30b

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 0,74ab 0,53a 0,33b

34

trong ao sử dụng đạm để phát triển mô cơ thể. Điều kiện ngập nước trong thời gian dài và nhiễm mặn cũng làm hạn chế khả năng khoáng hóa của đất và giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất (Tất Anh Thư, Võ Thị Gương, 2010), từ đó giảm lượng đạm được khuếch tán vào nước từ đất. Theo đánh giá hàm lượng đạm trong nước của các mô hình ở cả vụ đều thích cho sự phát triển của thủy sản (Boyd, 1998 và Chanratchakool, 2003).

3.2.5. PO43- - Lân hòa tan trong nước

Lân hòa tan trong nước ở các mô hình thấp, trong khoảng. Hàm lượng lân trong nước thường trong khoảng 0,02 – 0,1 mgPO43-/L (theo Boyd, 1990). Bảng 3.9 cho thấy hàm lượng lân hòa tan trong nước phù hợp với điều kiện sinh trưởng của tôm. Đối với mô hình tôm sú luân canh lúa, vào đầu vụ lân hòa tan cao hơn 0,393 mgPO43-/L, có thể do trong thời gian lấy mẫu, nông dân vừa bón phân lân vào ao, nên kết quả cao hơn so với giữa vụ và cuối vụ.

Bảng 3.9. Hàm lượng lân hòa tan (mgPO43-/L) trong nước giữa các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Dựa vào biểu đồ cho thấy, theo thời gian lân giảm từ đầu vụ đến giữa vụ và tăng lại vào cuối vụ, phù hợp với nghiên cứu của Thái Trường Giang (2003). Hàm lượng photpho trong nước ao thấp, được cung cấp chủ yếu qua phân bón hóa học nhằm kích thích thực vật phù du phát triển làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Một số photpho bị mất do thực vật phù du và sinh vật hấp thu, nhất là khi thực vật nở hoa quá mức sẽ lấy một lượng lớn lân trong nước. Tuy nhiên, những sinh vật này cũng sẽ bị khoáng hóa vật chất hữu cơ và lân cũng được hấp thu vào đất, sau đó có sự trao đổi chất giữa môi trường nước và đất. Riêng mô hình tôm sú – tôm thẻ hoặc sò, hàm lượng lân không thay đổi theo thời gian, trong khoảng 0,230 – 0,226 mgPO43-/L. Có thể do ảnh hưởng của độ kiềm, độ kiềm cao làm tăng khả năng hòa tan lân vào môi trường nước (Nguyễn Duy Hòa, 2013). Độ kiểm của mô hình này cao hơn so với các mô hình khác và không có sự thay đổi ở đầu vụ, giữa vụ.

Mô hình Đầu vụ Giữa

vụ

Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 0,169c 0,073b 0,054b

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 0,215bc 0,052bc 0,046b Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 0,247b 0,028c 0,045b

Tôm sú – Lúa 0,393a 0,061bc 0,033b

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 0,230bc 0,196a 0,226a

35

Hình 3.9. Sự biến động lân hòa tan trong nước (mgPO43-/L) của các mô hình theo thời gian

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò

3.2.6. Hydrogen sulfide

H2S là yếu tố độc, ở hàm lượng cao thường không gây chết trực tiếp tôm nuôi nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống, tăng tính mẫn cảm với môi trường và giảm khả năng kháng bệnh của tôm. Các hoạt động chuyển hóa vật chất hữu cơ trong ao nuôi làm tăng tiến trình khử trong đất đáy ao. SO42- có nguồn gốc từ chất hữu cơ được khoáng hóa và có nguồn gốc từ nước biển được khử tạo thành S2- với sự tham gia của vi sinh vật sau đó tạo thành H2S. H2S sẽ tăng tính độc khi pH trong ao nuôi tôm giảm thấp và ngược lại (Nguyễn Trọng Nho và ctv., 2002).

Qua phân tích cho thấy hàm lượng H2S ở đầu vụ trong khoảng từ 0,1 – 0,24 mg/L. Cao nhất là ở mô hình Tôm sú – lúa + tôm càng xanh, 0,24 mg/L và thấp nhất là mô hình tôm lúa, 0,1 mg/L. Vào giữa vụ H2S của các mô hình không có sự khác biệt trong thống kê, trong khoảng 0,1 – 0,15 mg/L. Đến cuối vụ, H2S của mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh thấp hơn so với các mô hình còn lại và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3.9).

36

Bảng 3.10. Hàm lượng H2S (mg/L) của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Qua hình 3.10 cho thấy nồng độ H2S ở các mô hình tôm càng xanh – dừa, tôm thẻ – lúa + tôm càng xanh, tôm sú – tôm thẻ,sò thay đổi không khác biệt theo thời gian. Đầu vụ của mô hình tôm sú – lúa +tôm càng xanh, H2S cao hơn so với giữa vụ và cuối vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mô hình tôm sú – lúa, nồng độ H2S không thay đổi từ đầu vụ đến giữa vụ nhưng tăng mạnh ở cuối vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hầu hết các mô hình đều giảm ở giữa vụ và tăng cao vào cuối vụ, có thể do sự tích lũy chất chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, các vi sinh vật khử lưu huỳnh làm lượng H2S tăng cao và có mưa lớn trước ngày thu mẫu ở đợt 3. Có thể những trận mưa lớn kèm theo gió này làm tăng tính độc của H2S với tôm. Mưa gió tạo sóng trên ao, khuấy động làm tróc lớp bảo vệ bùn đáy ao, một lượng khí H2S thoát ra ngoài bao phủ khu vực đáy ao làm tăng nồng độ H2S. Khi trời mưa lớn, nước mưa làm phân tầng nước ao, tầng nước ngọt ở phía trên mặt ao và tầng nước mặn ở dưới. Điều này gây cản trở sự hòa tan của ôxy xuống phía dưới, gây sốc cho tôm và tăng tính độc H2S. Bên cạnh đó, nhiệt độ hạ và tiếng động của những giọt mưa làm tôm có xu hướng tìm nơi ấm hơn, chúng tập trung gần lớp bùn đáy ao, là khu vực có nồng độ H2S cao, tôm dễ ngộ độc hơn. Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 0,17b 0,15ns 0,17a

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 0,12c 0,10ns 0,14b Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 0,24a 0,15ns 0,17a

Tôm sú – Lúa 0,10c 0,10ns 0,17a

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 0,19b 0,15ns 0,19a

37

Hình 3.10. Sự biến động H2S trong nước (mg/L) của các mô hình theo thời gian

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò

Theo số liệu phân tích, hàm lượng H2S ở các ao nuôi cao, vượt ngưỡng thích hợp đối với tôm. Theo Vũ Thế Trụ (2001) nước ao chứa nồng độ H2S trong khoảng 0,1 mg/l có thể gây độc cho tôm. Do đó hàm lượng H2S ở các mô hình nuôi tôm đều cao hơn so với giới hạn cho phép nhiều lần, đây là yếu tố bất lợi cho hầu hết các ao nuôi trong vùng nghiên cứu.

3.2.7. Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Nhu cầu oxy hóa học được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và H2O. Vì vậy, COD của nước tăng cùng với sự gia tăng của các vật chất hữu cơ (Tất Anh Thư, 2010). Theo Boyd (1998) và Smith và ctv., (2002) khuyến cáo nhu cầu oxy hóa học trong ao nuôi tôm khoảng 20ppm.

Kết quả phân tích mẫu nước đầu vụ ở các mô hình cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng COD trên các mô hình canh tác. Hàm lượng COD dao động từ 6,2 – 7,24 mgO2/L. Hàm lượng COD tăng ở giữa vụ, riêng mô hình nuôi tôm

H2

S

38

càng xanh trong mương vườn dừa và mô hình tôm sú luân canh lúa xen tôm càng xanh COD giảm, có thể là do nông dân xử lý ao nuôi làm giảm hàm lượng chất hữu cơ. Ở các mô hình vào cuối vụ, hàm lượng COD tăng dao động trong khoảng 7,74 – 10,74 mgO2/L, là do hàm lượng chất hữu cơ tích lũy trong nước tăng cao (bảng 3.11).

Bảng 3.11. Hàm lượng COD (mgO2/L) của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, hàm lượng COD tăng từ 7,03 – 8,53 mgO2/L và có khác biệt ý nghĩa thống kê giữa cuối vụ và đầu, giữa vụ. Các mô hình nuôi tôm sú, hàm lượng COD cũng tăng từ đầu vụ đến cuối vụ, và có khác biệt ý nghĩa thống kê. Riêng mô hình tôm sú - lúa và mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò hàm lượng COD tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa, dao động ở các mô hình 6,2 – 10,07 mgO2/L. Tuy hàm lượng COD tăng nhưng vẫn ở ngưỡng thích hợp cho ao nuôi thủy sản là thấp hơn 20 ppm (Boyd, 1998; Smith và ctv., 2002). (hình 3.11).

Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 7,03ab 6,40b 8,53ab

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 7,14ab 7,07ab 10,07a Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 7,24a 7,47a 8,9ab

Tôm sú – Lúa 6,20b 7ab 7,74b

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 6,33ab 7,54a 9,4ab

39

Hình 3.11. Sự biến động COD (mgO2/L) của các mô hình theo thời gian

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò

COD (mgO

2

40

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Mô hình tôm càng xanh – dừa

Đặc tính hóa học đất

pH đất có tính chua vừa, EC trong đất cao, duy trì độ mặn trong nước lúc trời mưa vào cuối mùa khô. Hàm lượng lân trong đất ở mức thấp. Chỉ tiêu ESP trong đất của mô hình cao vượt ngưỡng sodic hóa.

Đặc tính hóa học của nước

pH nước trong ao của mô hình cao thích hợp cho tôm nuôi. Độ mặn trong ao trong khoảng thích hợp nuôi tôm càng xanh. Đầu vụ và giữa vụ, độ kiềm trong ao thấp hơn khoảng tối ưu cho tôm càng xanh nhưng trong khoảng chịu đựng của tôm. TAN, PO43-, phù hợp cho sự sinh trưởng các phiêu sinh vật là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm. COD thích hợp cho tôm. H2S vượt ngưỡng an toàn cho tôm nuôi.

Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh

Đặc tính hóa học đất

Từ đầu vụ pH đất thấp ở mức chua vừa và tăng theo thời gian đến chua nhẹ. EC trong đất cao và có xu hướng tăng theo thời gian, chỉ một số cây trồng chịu được trong khoảng EC này. Chỉ số ESP trong đất cao, vượt ngưỡng sodic hóa. Hàm lượng lân trong đất ở mức trung bình.

Đặc tính hóa học nước

pH nước trong ao của mô hình cao thích hợp cho tôm nuôi. Độ mặn trong ao thấp hơn khoảng thích hợp nuôi tôm thẻ. Đầu vụ và giữa vụ, độ kiềm trong ao thấp hơn khoảng tối ưu cho tôm thẻ nhưng trong khoảng chịu đựng của tôm. Hàm lượng TAN, PO43- phù hợp cho sự sinh trưởng các phiêu sinh vật là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm. COD thích hợp cho sự phát triển của tôm. H2S vượt ngưỡng an toàn cho tôm nuôi.

Mô hình tôm sú – lúa + tôm càng xanh

Đặc tính hóa học đất

pH đất từ đầu vụ đến cuối vụ giảm mạnh xuống mức rất chua và tăng lại vào cuối vụ, tuy nhiên vẫn ở mức chua mạnh. EC trong đất cao, chỉ vài loại cây trồng chịu

41

được. Chỉ số ESP trong đất cao và vượt ngưỡng sodic hóa. Hàm lượng lân trong đất ở mức trung bình.

Đặc tính hóa học nước

pH nước, COD thích hợp nuôi tôm sú. Độ mặn và độ kiềm vào đầu vụ thấp hơn ngưỡng tối ưu cho tôm sú. TAN, PO43- thích hợp cho sinh vật trong ao nuôi. H2S cao vượt ngưỡng an toàn cho tôm.

Mô hình tôm sú – lúa

Đặc tính hóa học đất

pH đất có tính chua vừa đến chua nhẹ. EC của mô hình rất cao, tăng mạnh vào cuối vụ nuôi tôm. ESP trong đất cao vượt ngưỡng sodic hóa. Hàm lượng lân trong đất ở mức trung bình.

Đặc tính hóa học nước

pH nước cao phù hợp với sự thích nghi của tôm. Độ mặn của nước tăng cao theo thời gian và trong ngưỡng thích nghi tối ưu của tôm sú. Hàm lượng TAN, PO43- và chỉ tiêu COD thích hợp cho sự phát triển của ao nuôi. Nồng độ H2S cao hơn ngưỡng an toàn cho tôm nuôi.

Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước ở các mô hình nuôi thủy sản tại huyện thạnh phú,tỉnh bến tre (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)