Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước ở các mô hình nuôi thủy sản tại huyện thạnh phú,tỉnh bến tre (Trang 34)

Số liệu phân tích được xử lý bằng phần mềm Microsoft Exel và thống kê bằng SPSS.

19

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc tính hóa học đất ao nuôi thủy sản 3.1.1. pH

pH đất là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với môi trường nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng đến việc hòa tan các chất trong môi trường đất vào môi trường nước, làm tăng hoặc giảm tính độc hại của các yếu tố gây độc cho thủy sản như H2S, NH3.

Qua kết quả phân tích cho thấy pH đất đầu vụ của các mô hình trong khoảng 4,84 – 5,99 có tính chua mạnh đến chua vừa (Brady, 1990) và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở giữa vụ, pH đất có xu hướng tăng ở các mô hình trong khoảng 5,2 – 6,53, trừ mô hình tôm càng xanh - dừa và mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh. Riêng mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh, pH đất thấp, mang tính rất chua và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các mô hình còn lại. Giá trị pH đất cuối vụ của các mô hình đều tăng, có tính chua nhẹ đến trung tính, dao động 5,87 – 6,5 và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mô hình. (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Giá trị pH (1:2,5) đất của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Mô hình tôm càng xanh - dừa có pH dao động trong khoảng 5,2 – 5,81 và không khác biệt. Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh, giá trị pH tăng từ đầu đến cuối vụ 5,62 – 6,1 và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mô hình tôm sú – lúa + tôm càng xanh, pH thấp vào đầu vụ do sau khi kết thúc vụ lúa nông dân phơi đất trong một khoảng thời gian nên có thể làm cho vật liệu sinh phèn bị oxy hóa, kết quả pH dao động trong khoảng 4,84 – 4,88, do đó cần bón vôi bổ sung đáy ao trước khi cho nước vào nuôi tôm. Mặt khác, các vi sinh vật trong đất và rễ cây không ngừng sinh ra khí CO2, khí này hòa tan trong nước thành H2CO3 và phân ly trong nước, tuy độ phân ly

Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 5,31ab 5,20a 5,81b

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 5,62ab 5,79a 6,10ab Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 4,84b 3,41b 4,88c

Tôm sú – Lúa 5,99a 6,19a 6,30ab

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 5,67ab 6,53a 6,50a

20

không lớn nhưng đây là nguồn gốc sinh ra H+ chủ yếu trong đất làm giảm độ pH (Vũ Hữu Yêm, 2001). Mô hình tôm sú – lúa, pH dao động trong khoảng 5,99 – 6,3 và khác biệt có nghĩa thống kê, khoảng pH này phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò, pH dao động 5,67 – 6,53 và không khác biệt, theo Boyd (1998), pH đất trong khoảng 6,5 – 7,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi và thủy sinh vật (Hình 3.1).

Hình 3.1. Sự biến động pH (1:2,5) theo thời gian giữa các mô hình

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò

3.1.2. Độ dẫn điện

EC là độ dẫn điện của dung dịch đất, dung dịch càng có nồng độ muối tan cao sẽ có độ dẫn điện cao, do đó độ mặn trong đất được thể hiện qua trị số EC của đất.

Qua bảng 3.2 cho thấy độ dẫn điện vào đầu vụ ở các mô hình dao động trong khoảng 1,53 – 7,59 mS/cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê, giá trị này thấp nhất ở mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh và cao nhất ở mô hình tôm sú - lúa. Vào giữa vụ, độ dẫn điện ở các mô hình đều tăng trong khoảng 2,18 – 9,88 và có khác biệt ý nghĩa thống kê. Đến cuối vụ, hầu hết độ dẫn điện ở các mô hình đầu tăng dao động trong

c A b' ns ns b B a' a A a' 0 1 2 3 4 5 6 7 8 MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 pH (1: 2 ,5 ) Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

21

khoảng 2,94 – 11,63 và khác biệt có ý nghĩa thống kê, trừ mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò có sự giảm nhẹ độ dẫn điện nhưng vẫn cao hơn đầu vụ.

Bảng 3.2. Giá trị EC (mS/cm) đất của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Sự mặn hóa là sự tích tụ của các muối hòa tan trong đất. Ở nhiều vùng khô cằn, các muối được tích lũy trong đất do mao dẫn muối từ nước ngầm nhiễm mặn. Ở những vùng đất ven biển dọc theo bờ biển, nơi mà đất bị ngập nước mặn, thì sự mặn hóa là một quá trình thường xảy ra, đặc biệt là sự tích tụ muối (Võ Thị Gương, 2001).

Từ đầu vụ đến cuối vụ, mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa tăng từ 2,11 – 4,22 mS/cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh độ dẫn điện của dung dịch đất dao động trong khoảng 1,53 – 2,94 và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các mô hình nuôi tôm sú có độ măn tăng từ đầu vụ đến cuối vụ và khác biệt có ý nghĩa thống kê, riêng mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò có sự thay đổi độ dẫn điện nhưng không lớn và không khác biệt thống kê giữa ba đợt thu mẫu (Hình 3.2). Độ mặn trong đất cao phù hợp cho sự phát triển của tôm và giúp duy trì độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của tôm, nhất là vào mùa mưa khi độ mặn trong nước giảm. Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 2,11d 4,02b 4,22c

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 1,53d 2,18b 2,94c Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 5,85c 9,88a 10,46a

Tôm sú – Lúa 7,59a 7,93a 11,63a

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 6,81b 8,82a 7,67b

22

Hình 3.2. Sự biến động EC (mS/cm) của các mô hình theo thời gian

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò 3.1.3. Lân dễ tiêu

Lân là thành phân dinh dưỡng thiết yếu rất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của thực vật và hàm lượng lân dễ tiêu thường rất ít do lân hút bám trên bề mặt keo đất hoặc kết tủa với các cation Ca2+, Mg2+, Fe2+, Al3+..

Kết quả phân tích lân trên các mô hình cho thấy hàm lượng lân của các mô hình ở đầu vụ trong khoảng từ 10,25 – 14,45 mgP/Kg, ở mức trung bình (Olsen, 1954). Vào giữa vụ tôm, hàm lượng này giảm xuống ở tất cả các mô hình và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các mô hình. Đến cuối vụ nuôi, hàm lượng lân ở các mô hình tăng và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, nhưng vẫn ở mức trung bình (Bảng 3.3). Thực vật thủy sinh có thể hấp thu nhanh phosphate từ nước, lân hòa tan từ phân bón hoặc từ sự khoáng hóa chất hữu cơ đất đáy ao để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của chúng, sau khi chết đi chúng là nguồn thức ăn cho thủy sinh vật hoặc lắng xuống nền đáy ao và được phân hủy. Lân trong đất đáy ao cân bằng với lân trong nước ao, nhưng thông nồng độ của lân trong nước thấp. Chất lắng trong ao có khuynh hướng lưu giữ lân ở dạng chậm hòa tan (Masuda và Boyd, 1994)

b C b' C' a B ab' B' ns a A a' A' 0 2 4 6 8 10 12 14 MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 EC (m S /c m) Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

23

Bảng 3.3. Hàm lượng lân (mgP/Kg) trong đất của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Qua hình 3.3 cho thấy ở mô hình tôm càng xanh - dừa hàm lượng lân dễ tiêu trung bình (Olsen,1954) trong khoảng 13,51 – 14,45 mgP/Kg và không khác biệt thống kê trong ba đợt thu mẫu. Ở mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh, hàm lượng lân dễ tiêu mức thấp vào giữa vụ tuy cuối vụ có tăng nhưng vẫn ở mức trung bình và có khác biệt ý nghĩa thống kê, dao động trong khoảng 6,78 – 10,82 mgP/Kg. Ở các mô hình nuôi tôm sú, hàm lượng lân dễ tiêu vẫn ở mức thấp đến trung bình theo đánh giá của Olsen (1954), có khuynh hướng giảm vào giữa vụ và tăng vào cuối vụ. Hàm lượng lân dễ tiêu có tăng vào cuối vụ nhưng vẫn ở mức trung bình, vì vậy cần cung cấp thêm lân vào đất trong vụ tiếp theo trồng lúa để cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Mô hình Đầu vụ Giữa

vụ

Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 14,45a 13,51a 14,14ab

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 10,82ab 6,78b 10,21b Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 13,32ab 10,06ab 11,53ab

Tôm sú – Lúa 10,25b 9,04ab 12,12ab

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 13,28ab 12,69a 15,36a

24

Hình 3.3. Sự biến động hàm lượng lân dễ tiêu (mgP/Kg) của các mô hình theo thời gian

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò 3.1.4. Phần trăm natri trao đổi

Trong đất sodic, Na+ hấp thu trên bề mặt khoáng sét được trình bày như là phần trăm của tổng khả năng trao đổi cation (Cation Exchange Capacity). Đây là phần trăm sodium có thể trao đổi (Exchange Sodium Percentage). Đất bị sodic hóa khi giá trị ESP > 15% (Abrol và ctv., 1988; Ayers, 1985). Khi đất bị sodic sẽ gây ngộ độc cho cây trồng và có hiện tượng phân tán đất. Các hạt keo phân tán sẽ bít các tế khổng, do đó làm giảm khả năng thấm nước.

Kết quả phân tích cho thấy, phần trăm Na+ trao đổi trên phức hệ hấp thu (ESP) trong đất vào đầu vụ nuôi dao động trong khoảng 15,58 – 44,54 % và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mô hình, trong đó các mô hình nuôi tôm sú (thuộc tiểu vùng II và III) cao hơn các mô hình nuôi tôm càng xanh và tôm thẻ (thuộc tiểu vùng I). Tương tự như vậy vào giữa và cuối vụ tôm, đa số các mô hình ESP đều tăng và dao động trong khoảng 25 – 43,89%. Đất các mô hình đều có giá trị ESP vượt ngưỡng sodic (ESP > 15%) (Bảng 3.4). a A b' ns b C c' ns' a B a' 0 5 10 15 20 25 MH1 MH2 MH4 MH5 MH6 P (m gP/K g) Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

25

Bảng 3.4. Giá trị ESP (%) của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Qua hình 3.4 cho thấy mô hình tôm càng xanh - dừa ESP dao động trong khoảng 25 – 25,37% và không khác biệt trong thống kê. Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh ESP tăng từ đầu vụ đến cuối vụ nhưng không khác biệt trong thống kê, biến động trong khoảng 15,58 – 21,89%. Mặc dù những mô hình nằm ở trong vùng nước ngọt nhưng vào mùa khô nước trong kênh, rạch thấp cũng có sự nhiễm mặn nên việc tích lũy nước mặn trong mùa khô làm cho hàm lượng Na+ cao nên giá trị ESP cao, vượt ngưỡng sodic hóa (ESP >15%). Các mô hình nuôi tôm sú (thuộc tiều vùng II và III) có giá trị ESP cao nhất, hàm lượng Na+ trao đổi trong đất nằm ở ngưỡng cao đây là nguy cơ cho việc canh tác lúa vào mùa mưa nên cần có biện pháp rửa mặn tích cực hơn trong mùa mưa.

Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ

Tôm càng xanh – dừa 25,2b 25b 25,37b

Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 15,58b 21,04b 21,89b Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 44,54a 40,95a 43,39a

Tôm sú – Lúa 40,97a 39,27a 39,55a

Tôm sú – Tôm thẻ, sò 38,47a 43,89a 43,85a

26

Hình 3.4. Sự biến động ESP (%) của các mô hình theo thời gian

Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt

Chú thích:

MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa

MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa

MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò

3.2. Một số đặc tính hóa học nước của các mô hình 3.2.1. pH 3.2.1. pH

pH nước có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của sinh vật, thể hiện tính chất nước của thủy vực là kiềm hay acid. Yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào kết cấu nền đáy của thủy vực.

Qua kết quả phân tích, pH nước của các mô hình trong quá trình nuôi tôm từ 7,51 – 8,48, không có sự khác biệt trong thống kê, đều trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của thủy sản (bảng 3.5). Các mô hình vào đầu vụ, pH cao trên 8,0 và không có sự khác biệt trong thống kê. pH ở tiểu vùng III cao nhất do là vùng gần biển và chuyên nuôi thủy sản. Ở giữa vụ, pH của các mô hình trong khoảng 7,51 – 7,99 và khác biệt có ý nghĩa giữa các mô hình. Mô hình Tôm sú – tôm thẻ, sò có pH cao nhất so với các mô hình còn lại. Tuy nhiên đến cuối vụ, đa số pH của các mô hình đều tăng và không khác biệt giữa các mô hình.

27

Bảng 3.5. Giá trị pH nước của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động

Theo thời gian, pH của các mô hình có sự thay đổi và khác biệt có ý nghĩa thống kê trừ mô hình tôm sú – lúa + tôm càng xanh và tôm thẻ - tôm sú, sò không khác biệt trong thống kê. Vào đầu vụ, có thể do nông dân có xử lý ao nuôi bằng vôi để giữ pH nước cao nên đầu vụ pH nước trong khoảng trên. Đến giữa vụ, pH nước của các mô hình giảm. Có thể do sự phân hủy chất hữu cơ trong đất, pH đất giảm kéo theo pH nước. Giữa vụ độ kiềm của các mô hình cũng giảm làm giảm khả năng đệm, ảnh hưởng đến sự biến động của pH. Thời điểm này, các hộ đang thả tôm lần 2, nước trong ao được thay hoặc thêm vào, đây cũng có thể là nguyên nhân làm giảm pH nước ao nuôi.. Cuối vụ, pH nước của các mô hình có xu hướng tăng lại và khác biệt có ý nghĩa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng đất và nước ở các mô hình nuôi thủy sản tại huyện thạnh phú,tỉnh bến tre (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)