3.2.1. pH
pH nước có vai trò quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của sinh vật, thể hiện tính chất nước của thủy vực là kiềm hay acid. Yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào kết cấu nền đáy của thủy vực.
Qua kết quả phân tích, pH nước của các mô hình trong quá trình nuôi tôm từ 7,51 – 8,48, không có sự khác biệt trong thống kê, đều trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của thủy sản (bảng 3.5). Các mô hình vào đầu vụ, pH cao trên 8,0 và không có sự khác biệt trong thống kê. pH ở tiểu vùng III cao nhất do là vùng gần biển và chuyên nuôi thủy sản. Ở giữa vụ, pH của các mô hình trong khoảng 7,51 – 7,99 và khác biệt có ý nghĩa giữa các mô hình. Mô hình Tôm sú – tôm thẻ, sò có pH cao nhất so với các mô hình còn lại. Tuy nhiên đến cuối vụ, đa số pH của các mô hình đều tăng và không khác biệt giữa các mô hình.
27
Bảng 3.5. Giá trị pH nước của các mô hình nuôi thủy sản tại Huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt, CV% là hệ số biến động
Theo thời gian, pH của các mô hình có sự thay đổi và khác biệt có ý nghĩa thống kê trừ mô hình tôm sú – lúa + tôm càng xanh và tôm thẻ - tôm sú, sò không khác biệt trong thống kê. Vào đầu vụ, có thể do nông dân có xử lý ao nuôi bằng vôi để giữ pH nước cao nên đầu vụ pH nước trong khoảng trên. Đến giữa vụ, pH nước của các mô hình giảm. Có thể do sự phân hủy chất hữu cơ trong đất, pH đất giảm kéo theo pH nước. Giữa vụ độ kiềm của các mô hình cũng giảm làm giảm khả năng đệm, ảnh hưởng đến sự biến động của pH. Thời điểm này, các hộ đang thả tôm lần 2, nước trong ao được thay hoặc thêm vào, đây cũng có thể là nguyên nhân làm giảm pH nước ao nuôi.. Cuối vụ, pH nước của các mô hình có xu hướng tăng lại và khác biệt có ý nghĩa thống kê với đầu vụ và giữa vụ. Riêng mô hình tôm sú – tôm thẻ,sò vẫn giảm vào cuối vụ và cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, có thể do tảo trong ao bị tàn, làm ảnh hưởng pH của nước hoặc quá trình nitrat hóa các chất thải của thủy sản cũng làm giảm pH nước. (hình 3.5). Theo Boyd (1990) pH nước trong khoảng 6 – 9 là môi trường tốt nhất cho thủy sinh vật. Trong tháng đầu mới thả tôm, nếu pH thấp (7,3 – 7,7), tôm có xu hướng bị ép lột, tôm chưa tích lũy đủ vật chất và năng lượng mà phải lột xác nên trở nên yếu và rất dễ nhiễm bệnh, nếu vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tấn công sẽ gây hoại tử gan tụy. Như vậy, việc giữ pH tối thiểu 7,8-8,0 trong suốt tháng nuôi đầu sẽ hỗ trợ cho việc phòng bệnh tốt hơn.
Mô hình Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ
Tôm càng xanh – dừa 8,11ns 7,51c 7,81ns
Tôm thẻ – Lúa + Tôm càng xanh 8,19ns 7,64bc 7,77ns Tôm sú – Lúa + Tôm càng xanh 8,31ns 7,54c 7,97ns
Tôm sú – Lúa 8,16ns 7,91ab 8,00ns
Tôm sú – Tôm thẻ, sò 8,48ns 7,99a 7,94ns
28
Hình 3.5. Sự biến động pH nước theo thời gian giữa các mô hình.
Thanh dọc I biểu thị độ lệch chuẩn, những cột có chữ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (5%); ns: không khác biệt
Chú thích:
MH1: Mô hình tôm càng xanh - dừa
MH2: Mô hình tôm thẻ - lúa + tôm càng xanh MH3: Mô hình tôm sú - lúa + tôm càng xanh MH4: Mô hình tôm sú - lúa
MH5: Mô hình tôm sú – tôm thẻ, sò