Điều chỉnh các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Bán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 85)

Xuất phát từ nhu cầu nội tại, các loại hình KDĐC dưới hình thức dịch vụ cũng dần hình thành và gây ra những ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Pháp luật cần có những sự thừa nhận đối với đối tượng này một cách đầy đủ để có những sự điều chỉnh cho phù hợp tránh để cho chúng tự do hoạt động ngoài vòng pháp luật gây ra các hậu quả tiêu cực cho xã hội.

Các quốc gia trong phạm vi nghiên cứu đều thừa nhận hành vi BHĐC trong lĩnh vực dịch vụ. Đây đều là các quốc gia có quá trình điều chỉnh pháp luật đối với phương thức KDĐC trong một khoảng thời gian tương đối dài dài và đạt được những thành tựu tương đối lớn.

Vấn đề được đặt ra là những loại hình dịch vụ nào được tiến hành theo phương thức BHĐC? Một khi đã được thừa nhận, nhà làm luật cũng cần tạo môi trường bình đẳng của việc kinh doanh đối tượng là dịch vụ và việc kinh doanh đối tượng là hàng hóa. Theo quan điểm của tác giả, những loại hình dịch vụ không cấm kinh doanh thì cũng ko nên bị hạn chế kinh doanh theo phương thức BHĐC. Tất nhiên, đối với các loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện, để có thể tham gia vào, nhà cung cấp cũng phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định.

3.2.5. Điều chỉnh các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Bán hàng đa cấp Bán hàng đa cấp

3.2.5.1. Điều chỉnh cơ quan cấp và bỏ quy định về thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Bán hàng đa cấp

Quy định của pháp luật của Việt Nam hiện hành cũng tương tự như các nước được tác giả lựa chọn đem ra khảo cứu (Malaysia, New Zealand, Canada) khi quy định cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về Công thương là cơ quan quản lý hoạt động BHĐC. Tuy nhiên, liên quan đến việc cấp GĐK, tác giả kiến nghị sửa đổi theo hướng: giữ nguyên quy định của Nghị định 110, tức là quy định cơ quan cấp

80 số lí do sau:

Chưa có lập luận và dẫn chứng thuyết phục để chứng minh được BCT có đủ năng lực và thẩm quyền để đánh giá tác động của hoạt động BHĐC đến thực tế của các tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp đang hoạt động. Mặc dù điểm đ Khoản 2 Điều 32 Nghị định 42 quy định BCT có trách nhiệm “Hướng dẫn, phối hợp với các SCT

và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt

động BHĐC”. Song, BCT không thể trực tiếp thực hiện chức năng giám sát, kiểm

tra các doanh nghiệp BHĐC mà phải là chủ thể trực tiếp quản lý trong từng địa phương, đó là SCT các tỉnh, thành phố mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Với tư cách là cơ quan quản lý cấp trung ương, BCT khó có thể là chủ thể thực hiện trách nhiệm giám sát một hoặc một số doanh nghiệp cụ thể nhất định. Khi không thể đánh giá tác động của một tình huống cụ thể trong hoạt động BHĐC đến đời sống thực tế của cộng đồng của một số tỉnh, thành phố và cũng không chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp hoạt động đa cấp của doanh nghiệp thì BCT không nên có quyền hạn trong việc thẩm tra hiệu quả và cấp GCN của một hồ sơ đăng ký hoạt động BHĐC.

Như đã trình bày ở trên, cơ chế tiền kiểm còn có tác dụng xử lý khi có vi phạm pháp luật bằng việc cưỡng chế chấm dứt hoạt động thông qua thủ tục thu hồi

GĐK. Về thẩm quyền, Nghị định 42 đã tiếp cận đúng với nguyên tắc trong pháp luật quản lý Nhà nước là Cơ quan cấp GĐK thu hồi GĐK. Vấn đề đặt ra là, BCT

cấp GĐK, chỉ cơ quan này có thẩm quyền thu hồi GĐK đã cấp cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có vi phạm, SCT của các tỉnh có quyền xử lý nhưng không thể là chủ thể ra quyết định thu hồi ngay cả khi pháp luật quy định biện pháp xử lý là thu hồi GĐK. Trong trường hợp có sự bất đồng quan điểm giữa SCT có thẩm quyền xử lý và BCT thì việc áp dụng biện pháp thu hồi vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của BCT, từ đó có e ngại về việc đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Những lập luận trên cho thấy giải pháp quy định thẩm quyền cho BCT chưa phải là giải pháp căn cơ, hiệu quả để giải quyết vấn đề yếu kém đã nêu ra. Vì vậy, theo tác giả, nếu còn giữ lại thủ tục cấp GĐK thì nên giữ nguyên thẩm quyền, giải pháp để giải quyết sự thiếu thống nhất phải là những hướng dẫn chi tiết hơn về

81

những điều kiện cấp GĐK, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác thẩm định hồ sơ chứ không phải là bổ sung thẩm quyền cho BCT.

Đồng thời, tác giả kiến nghị bỏ quy định về thời hạn cấp GĐK để đảm bảo cho việc hoạt động ổn định lâu dài của các doanh nghiệp BHĐC trên thị trường Việt Nam hiện nay. Đồng thời, nó cũng giúp giản tiện các thủ tục hành chính vốn đang là rào cản lớn đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp đang mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp mong muốn đầu tư vào thị trường bán lẻ theo phương thức BHĐC.

3.2.5.2. Các vấn đề liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và năng lực tài chính của doanh nghiệp BHĐC

Liên quan đến quy định về khoản tiền ký quỹ, tác giả kiến nghị thay hình thức ký quỹ bằng tiền mặt tại ngân hàng như hiện tại bằng hình thức dùng tài sản đảm bảo để thế chấp hoặc dùng chứng thư bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo không lãng phí nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải có sự xem xét lại định mức ký quỹ trên cơ sở đánh giá tác động của nó đối với hoạt động của các doanh nghiệp BHĐC, đặc biệt các doanh nghiệp BHĐC trong nước khi mà tình hình kinh tế khó khăn, đòi hỏi giam một khoản tiền lớn như vậy sẽ gây hệ lụy rất lớn cho hoạt động của các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, cần phải xem xét lại quy định về việc sử dụng khoản tiền ký quỹ vì nếu quy định như hiện tại, khoản tiền ký quỹ này khó có thể được sử dụng hiệu quả trong thực tế. Pháp luật cần quy định theo hướng cho phép sử dụng khoản tiền ký quỹ ngay cả trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp BHĐC để sử dụng hiệu quả khoản tiền này. Có như vậy, khi doanh nghiệp BHĐC vi phạm nghĩa vụ đối với người tham gia BHĐC thì quyền lợi của người tham gia sẽ nhanh chóng được khôi phục.

Vấn đề vốn pháp định, BHĐC không phải là ngành nghề kinh doanh mà chỉ

là phương thức tiếp thị và bán lẻ hàng hóa, vì vậy, việc đặt ra vốn pháp định cho phương thức này là trái với nguyên tắc về điều kiện kinh doanh được quy định trong

82

Luật doanh nghiệp. Cùng với đó, cơ chế điều kiện kinh doanh kép chắc chắn sẽ gây ra những trở ngại và khó khăn cho các doanh nghiệp nhiều hơn khi doanh nghiệp triển khai hoạt động BHĐC. Do đó, việc đặt ra yêu cầu về vốn pháp định là không hợp lý. Tác giả kiến nghị các nhà làm luật cần nhanh chóng xem xét điều chỉnh để bỏ quy định này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 85)