Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 48)

Giai đoạn sơ khai

Đây là giai đoạn đánh dấu sự xuất hiện của phương thức BHĐC tại Việt Nam. Từ những năm 40 của thế kỷ XX, BHĐC đã xuất hiện trên thế giới nhưng phải đến năm 1998 phương thức kinh doanh này mới gia nhập vào thị trường Việt Nam [6]. Điều đặc biệt là tuy xuất hiện sau nhưng doanh thu của ngành này lại đạt rất cao. Sự phát triển mạnh mẽ này ảnh hưởng đến lợi nhuận quảng cáo của các báo đài, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng KDĐC và một bộ phận không nhỏ NPP sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối KDĐC. Ngoài ra, động thái của chính quyền quá chậm so với sự phát triển của phương thức này do hạn chế về tầm nhìn của nhà quản lý và hạn chế trong nhận thức của người dân (một phần đả phá kịch liệt, một phần nhẹ dạ tin vào các công ty bất chính) đã dẫn đến thiếu điều chỉnh pháp luật và nhiều hành vi lừa đảo đa cấp diễn ra trong giai đoạn này.

Giai đoạn định hình

Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 công ty BHĐC phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về BHĐC đã dần hình thành: Ngày 01/07/2005 Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về BHĐC [26, Điều 3, Điều 39, Điều 48]; Ngày 24/08/2005, Nghị định 110 được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty BHĐC và NPP chân chính; Ngày 08/11/2005, Bộ Thương Mại (Nay là BCT) ban hành Thông tư 19 để hướng dẫn Nghị định 110 (sau đó được sửa đổi bởi Thông tư 35). Tuy nhiên, các văn bản này vẫn còn nhiều kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng BHĐC bất chính làm cho làn sóng phản đối lên cao.

43

Khoảng thời gian từ 2006 - 2008 là giai đoạn phục hồi hoạt động với hàng loạt các công ty tăng dần doanh số sau khi bị báo chí và dư luận lên tiếng phản đối. Giai đoạn này ghi nhận sự tham gia và chấm dứt hoạt động của Công ty FPT Network [30].

Đầu tháng 10/2009 Hiệp hội BHĐC Việt Nam ra đời và bầu bà Trương Thị Nhi (Tổng giám đốc công ty Lô Hội) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014.

Năm 2010, BHĐC đạt lợi nhuận 2.799 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với 614 tỷ đồng của 4 năm trước đó. Năm 2011, với nhiều lý do, KDĐC bùng nổ mạnh mẽ và tạo thành một làn sóng tại Việt Nam, trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm chính thức. Vào trung tuần tháng 7/2011, sự cố Agel Việt Nam [36] đã như làm sống lại làn sóng công kích mạnh mẽ từ báo giới về ngành nghề cũng như sản phẩm. Làn sóng phản đối lên cao sau vụ lừa đảo của muaban24.

Giai đoạn hoàn thiện

Tính đến hết năm 2013 cả nước có 67 doanh nghiệp đang hoạt động KDĐC với mạng lưới NPP lên tới 1,2 triệu người, trong đó, chủ yếu đăng ký hoạt động tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh [13]. Giai đoạn này, BHĐC Việt Nam đã đón tiếp khá nhiều doanh nghiệp BHĐC quốc tế đến tìm hiểu tình hình kinh doanh BHĐC tại Việt Nam như TUPPERWARE (Indonesia), ISAGENIX (Mỹ), GANO EXCEL (Malaysia)… Điều này hứa hẹn việc đầu tư vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp BHĐC quốc tế sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới và thúc đẩy kênh phân phối này phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

Để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn điều hành, quản lý hoạt động BHĐC, nhà làm luật đã tiến hành điều chỉnh khá triệt để với việc ban hành các văn bản mới nhằm hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Cụ thể, Nghị định 110 đã được thay thế bởi Nghị định 42. Văn bản hướng dẫn của nó, Thông tư 19 đã được thay thế bởi Thông tư 24. Với sự ra đời của các văn bản mới, một thời kỳ chuyển đổi đã diễn ra khi thẩm quyền quản lý giữa được chuyển giao giữa các SCT

44

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán hàng đa cấp tại Việt Nam theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới (Trang 48)