7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG 3.3.1. Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích
a) Về tổ chức quản lý bộ phận thực hiện công tác phân tích
Hiện tại Công ty chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích, ban lãnh đạo công ty nên đề xuất giao cho phòng kinh doanh đảm nhận công tác phân tích này vì phù hợp với chuyên môn của phòng kinh doanh, tham mưu cho hội đồng quản trị, tổng giám đốc về các lĩnh vực kinh doanh, kế hoạch, xây dựng kế hoạch, tổ chức công tác Marketing, nghiên cứu dự báo thị trường. Mà cụ thể là giao cho một phó phòng kinh doanh chuyên phụ trách, chịu trách nhiệm thu nhận những thông tin cần thiết liên quan từ các phòng ban và thống kê ,báo cáo thì việc nắm bắt các chỉ tiêu và tổ chức dữ liệu phân tích sẽ tốt nhất.
Công tác tổng hợp số liệu sẽ do kế toán tổng hợp của phòng kế toán đảm nhận, định kỳ kế toán tổng hợp phải kết xuất dữ liệu theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.
b)Về cung cấp thông tin cho công tác phân tích
Để phân tích hiệu quả hoạt động của công ty ta nên sử dụng bổ sung các nguồn thông tin khác nhau như phân tách luồng thông tin bên trong và bên ngoài, kế hợp với thông tin các phòng chức năng liên quan, hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, của các ngành có liên quan,.. nhằm nâng cao tính hữu ích của kết quả phân tích. Thông tin được sử dụng để phục vụ phân tích phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, có độ tin cậy cao để từ đó làm cơ sở ra các quyết định tài chính hợp lý. Theo đó ta có thể hệ thống
nguồn thông tin phục vụ cho công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần May Trường Giang qua sơ đồ sau :
Sơđồ 3.2. Quy trình thu thập, xử lý thông tin kế toán c) Về thời điểm và chỉ tiêu phân tích
Công việc phân tích hiệu quả hoạt động được tiến hành khi xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm theo định kỳ hoặc vào kỳ đại hội cổ đông hàng năm đánh giá kết quả tài chính cho các cổ đông. Đồng thời việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty nên được so sánh với các Công ty cùng ngành May trên thị trường, không chỉ đối với công ty đang niêm yết mà cả với những DN
Hệ thống thông tin trong phân tích HQHĐ
Thông tin bên trong
Thông tin bên ngoài
Thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty - Kế hoạch phát triển công ty - Tình hình đầu tư. - Tình hình SXKD của công ty Thông tin từ tài chính, kế toán Thông tin chung về KT-XH Thông tin về ngành May mặc
- Báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết - Các báo cáo kế toán tổng hợp. - Thống kê -Chính sách, pháp luật của Nhà nước - Tình hình phát triển kinh tế- xã hội. - Lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái -Định hướng phát triển của ngành - Các chỉ tiêu trung bình ngành. - Hoạt động kinh doanh của ngành
đang hoạt động trên cùng địa bàn hoạt động.
d) Về việc sử dụng kết quả phân tích
Kết quả phân tích sau khi được phê duyệt đã chỉ ra mặt mạnh, điểm yếu, mức độ xấu, tốt của các chỉ tiêu tài chính, cảnh báo các nguy cơ, đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai về tình hình hoạt động của công ty. Các bộ phận chuyên trách cần triển khai tổ chức thực hiện để việc sử dụng kết quả phân tích có hiệu quả, cụ thể:
- Báo cáo cho ban kiểm soát trực thuộc HĐQT để giám soát chặc chẽ các chỉ tiêu hiệu quả xấu, có biện pháp cải thiện nó trong thời gian tới.
- Chỉ đạo, đôn đốc các phòng ban chuyên môn giải quyết các rủi ro tiềm ẩn như đối với công nợ, hàng tồn kho…
- Tham mưu cho phòng kinh doanh trong việc tổng hợp và phân tích chiến lược trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp.
3.3.2. Hoàn thiện về nội dung và phương pháp phân tích
a) Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến vòng quay VLĐ
Để biết được nguyên nhân cụ thể làm vòng quay VLĐ giảm ta cần phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến vòng quay VLĐ, cụ thể ta phân tích:
- Kết cấu vốn lưu động Bảng 3.1. Phân tích kết cấu VLĐ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ Tiêu Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn 20.179.803 100 35.171.133 100 32.526.760 100 30.460.436 100 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.189.980 45,54 26.217.643 74,54 24.066.057 73,99 20.751.626 68,13 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.000.000 9,91 0 0 0 3. Các khoản phải thu 8.538.745 42,31 8.377.713 23,82 7.805.160 24,00 9.042.829 29,69 4. Hàng tồn kho 176.244 0,87 253.671 0,72 219.849 0,68 299.986 0,98 5. Tài sản ngắn hạn khác 274.833 1,36 322.107 0,92 435.694 1,34 365.996 1,20
Từ bảng trên thấy được tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng cao trong VLĐ, bên cạnh đó thì các khoản phải thu cũng khá lớn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho VLĐ lớn, vì vậy ban quản lý Công ty cần áp dụng các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ các khoản phải thu.
- Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 3.2. Phân tích khả năng thanh toán
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ Tiêu Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Mức Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn 20.179.803 100 35.171.133 100 32.526.760 100 30.460.436 100 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 9.189.980 45,54 26.217.643 74,54 24.066.057 73,99 20.751.626 68,13 2. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 2.000.000 9,91 3. Các khoản phải thu 8.538.745 42,31 8.377.713 23,82 7.805.160 24,00 9.042.829 29,69 4. Hàng tồn kho 176.244 0,87 253.671 0,72 219.849 0,68 299.986 0,98 5. TS ngắn hạn khác 274.833 1,36 322.107 0,92 435.694 1,34 365.996 1,20 Nợ ngắn hạn 11.666.110 18.968.851 21.108.631 16.182.476 Tỷ lệ TTHH 1,73 1,85 1,54 1,88 Tỷ lệ TT nhanh 1,52 1,82 1,51 1,84 Tỷ lệ nợ ngán hạn/ Tổng nguồn vốn 0,42 0,43 0,52 0,42
(Nguồn: Phòng Kế Toán - Tài Chính Công ty CP May Trường Giang)
+ Về khả năng thanh toán hiện hành: khả năng TTHH của công ty có sự biến động, tuy năm 2012 tỷ số TTHH giảm xuống 1,54 nhưng giảm không đáng kể với lại sang năm 2013 thì tỷ số này lại tăng lên 1,88. Với tỷ số TTHH cao có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty vẫn có khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn của công ty.
+ Khả năng thanh toán nhanh: tỷ số này cũng biến động nhẹ qua các năm và chỉ số này cao, đây là một dấu hiệu tốt cho công ty. Tạo điều kiện để công ty có thể huy động vốn thực hiện sản xuất kinh doanh.
b) Phân tích tỷ suất sinh lời tài sản
Kết hợp phương pháp thay thế liên hoàn và phương trình Dupont để phân tích sâu hơn chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ROA, chẳng hạn:
Công ty có thể sử dụng phương pháp số chênh lệch để phân tích ảnh hưởng của nhân tố Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần (TLN/DT) và hiệu suất sử dụng tài sản (HTS) theo việc thiết lập như sau:
Việc hiệu quả tổng hợp của công ty bị sụt giảm đáng kể những năm gần đây cần được tiến hành xem xét kỹ do tác động của những nhân tố nào. Để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA , ta phân tích
Bảng 3.3 : Phân tích chỉ tiêu ROA và các nhân tốảnh hưởng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11 Chênh lệch 13/12 ROA = TLN/DT x HTS (%) 26,64 27,98 20,49 12,64 1,34 -7,49 -7,85 Trong đó: TLN/DT (%) 14,09 15,70 13,84 8,13 1,61 -1,86 -5,71 HTS 1,89 1,78 1,48 1,55 -0,11 -0,30 0,07
Bảng 3.4 : Phân tích chi tiết mức độảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu ROA ∆A ∆B Chỉ tiêu (TLN/DT) (HTS) ∆ROA Năm 2011/2010 (%) 2,87 -1,52 1,34 Năm 2012/2011 (%) -2,75 -4,75 -7,49 Năm 2013/2012(%) -8,88 1,03 -7,85
Kết quả phân tích trên cho thấy: Tỷ suất sinh lời của tài sản chịu ảnh ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên
doanhthu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản x
Tỷ suấtsinh lờitài sản =
Lợi nhuận trước thuế Doanhthu
Doanh thu Tổng tài sản x
hưởng của hai nhân tố” tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng của tài sản. Trong đó: chủ yếu là sự giảm mạnh của nhân tố tỷ suất sinh lời trên doanh thu đã làm cho ROA biến động mạnh. Như vậy, khả năng sinh lời tài sản của doanh nghiệp chủ yếu bắt nguồn từ khả năng sinh lời các hoạt động thông qua kết quả tăng doanh thu.
0 5 10 15 20 25 30 Năm 2010 Năm 1011 Năm 2012 Năm 2013 ROA
Hình 3.1. Biến động của chỉ tiêu ROA qua các năm
-10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 ∆ROA ∆A ∆B Năm 2011/2010 (%) Năm 2012/2011 (%) Năm 2013/2012(%)
Hình 3.2. Chi tiết mức độảnh hưởng của các nhân tốđến ROA c) Phân tích tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác tác động đến chỉ tiêu cần phân tích. Áp dụng phương pháp Dupont ta có:
Như vậy, phương pháp phân tích tài chính Dupont chỉ ra rằng ROE phụ thuộc vào ba tỷ số đó là: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm - đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tổng tài sản - đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp và tỷ số nợ - đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó nếu công ty muốn tăng ROE thì phải có biện pháp tăng lợi nhuận sau thuế hoặc tăng doanh thu thuần hoặc tăng tỷ số nợ. Hay nói cách khác công ty có ba lựa chọn để tăng ROE.
Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên.
Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Tỷ suất sinh lời vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân x 100% =
ROE
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bq – Tổng nợ phải trả bq x 100% =
Tổng tài sản BQ Lợi nhuận sau thuế
ROE
Tổng tài sản BQ – Tổng nợ phải trả BQ
x 100% = Tổng tài sản BQ
ROE
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần x 100% =
Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ
x x
1 – Tỷ số nợ
Hoặc nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.
Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận/tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả... vì lý do trên tác giả lựa chọn đề xuất đưa phương pháp phân tích tài chính Dupont vào sử dụng.
Vận dụng phương pháp Dupont vào phân tích tỷ số ROE tại công ty CP may Trường Giang ta được bảng số liệu sau:
Bảng 3.5. Phân tích chỉ tiêu ROE và các nhân tổảnh hưởng theo mô hình Dupont Chỉ Tiêu N2010 ăm 2011 Năm N2012 ăm N2013 ăm ROE = A x B x C x 100% 36,83 53,80 34,42 14,24 Trong đó đặt: A = LNST/DTT 0,11 0,14 0,10 0,04 B = HTS 1,89 1,78 1,48 1,55 C= 1/(1 - tỷ số nợ) 1,72 2,18 2,33 2,09 0 10 20 30 40 50 60 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROE
Như vậy. Năm 2010 trong 100 dồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào kinh doanh mang lại 36,83 đồng lợi nhuận sau thuế.
Sang năm 2011 có sự thay đổi tích cực hơn, trong 100 đồng vốn chủ sở hữa bình quân đưa vào kinh doanh mang lại 53,8 đồng lợi nhuận sau thuế là bởi việc sử dụng 100 đồng vốn kinh doanh này tạo ra 178 đồng doanh thu nhưng trong 178 đồng doanh thu có 14 đồng lợi nhuận.
Năm 2012 lợi nhuận sau thuế mang lại từ hoạt động kinh doanh bị giảm suốt và nghiêm trong hơn là vào năm 2013 có sự xuống dốc mạnh đến 14,24 %. Vậy cứ 100 đồng VCSH bình quân bỏ vào kinh doanh giờ chỉ thu được 14,24 đồng lợi nhuận sau thuế. Bởi nguyên nhân trong 100 đồng vốn kinh doanh bình quân có 48 đồng hình thành từ vay nợ. Mặt khác 100 đồng vốn kinh doanh này tạo ra 155 đồng doanh thu, tuy nhiên trong 155 đồng doanh thu này chỉ có 4 đồng lợi nhuân.
Giả định công ty muốn tăng ROE năm 2013 lên 30% (0,3) công ty có thể tác động lên các tỷ số sau:
- Điều chỉnh doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, giữ hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ số nợ không đổi. Vậy để ROE đạt 0,3 thì doanh lợi tiêu thụ sản phẩm được xác định:
Muốn doanh lợi tiêu thụ sản phẩm bằng 0,09 (9%) thì công ty cần phải tăng lợi nhuận sau thuế lên đến (2.786.239 x 0,09) = 250.761 nghìn đồng hoặc điều chỉnh % tăng lợi nhuận > % tăng doanh thu thuần. Biện pháp là giảm chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí tiền công,...
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
0,3
1,55 x 2,09 =
- Điều chỉnh hiệu suất sử dụng tài sản, giữ doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và tỷ số nợ không đổi. Vậy để ROE = 0,3 thì hiệu suất sử dụng tài sản được xác định như sau:
Muốn hiệu suất sử dụng tài sản bằng 3,58 (358%) thì công ty phải tăng doanh thu thuần lên đến (63.486.564 x 3,58) = 227.281.899 nghìn đồng với biện pháp là rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh bằng cách rút ngắn khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Điều chỉnh tỷ số nợ, giữ doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tài sản không đổi. Như vậy để ROE = 0,3 thì tỷ số nợ được xác định như sau:
Tỷ số nợ = 0,79 (79%)
Công ty muốn tác động thông qua tỷ số nợ để tăng ROE thì phải thay đổi cơ cấu vốn, tăng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn lên 79%.
Như thế, để tăng ROE năm 2013 lên 30% Công ty có thể tác động tăng lợi nhuận sau thuế hoặc tăng doanh thu thuần hoặc tăng tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn.
d) Hoàn thiện công tác đánh giá trách nhiệm tại công ty
Mặc dù Công ty Cổ phần may Trường Giang đã có sự phân cấp, phân quyền, tuy nhiên chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm gắn với sự phân cấp, phân quyền của Công ty, dẫn đến việc quy trách nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn như kế hoạch sản xuất được giao xuống cho các phân xưởng hoạt động theo tiêu chí chung của toàn công ty nên việc quản lý các khoản chi phí phát sinh như vật tư, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất
Hiệu suất sử dụng tài sản 0,3 0,04 x 2,09 = = 3,58 1 0,3 0,04 x 1,55 = 1 – tỷ số nợ
khác,…Vì vậy, cần phải vận dụng kế toán trách nhiệm ở Công ty, trước hết là tổ chức các trung tâm trách nhiệm
Sơ đồ 3.3. Mô hình kế toán trách nhiệm tại Công ty CP May Trường Giang
- Cấp thứ nhất là Công ty với tư cách là trung tâm đầu tư, trung tâm lợi nhuận và trung tâm doanh thu, chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động sản