7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động trong Công ty Cổ phần
phần
Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích, các nhà phân tích có thể vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp. Một số phương pháp chủ yếu được sử dụng là:
a) Phương pháp so sánh
Là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với một chỉ tiêu kinh tế được chọn làm gốc để so sánh. Đây là phương pháp phổ biến và sử dụng lâu đời trong phân tích. Khi sử dụng phương pháp này phải quan tâm đến các vấn đề sau: xác định tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh.
- Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm tiêu chuẩn so sánh tùy vào mục đích của nhà phân tích.
+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính.
+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành.
+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu kế hoạch trong năm không.
- Điều kiện so sánh: Để đảm bảo tính so sánh được của các chỉ tiêu tài chính cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Phải đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán các chỉ tiêu + Phải đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).
+ Khi so sánh các doanh nghiệp với nhau phải đảm bảo cùng một lĩnh vực hoạt động và điều kiện hoạt động là tương tự nhau.
- Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong phân tích người ta thường dùng các kỹ thuật so sánh sau:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
∆ = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu kỳ gốc
+ So sánh số tương đối: Là xác định số % tăng (giảm) giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc, cũng có khi là tỷ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng nghiên cứu.
Hay
+ So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân…), hoặc dưới dạng số tương đối (tỷ suất danh lợi bình quân, tỷ suất chi phí bình quân….) biểu
t Mức tăng (chỉ tiêu) Số kỳ gốc = = x 100% Số kỳ phân tích Số kỳ gốc = Tỷ Lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu (t) x 100%
hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
b) Phương pháp loại trừ
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Phương pháp này được thực hiện bằng 2 phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự thống nhất nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). Trong khi một nhân tố thay thế, các nhân tố còn lại được giữ cố định. Chênh lệch giữa kết quả thay thế nhân tố lần sau với kết quả thay thế lần trước chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu; phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện qua các bước sau:
+ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phán ánh đối tượng nghiên cứu, các nhân tố này đòi hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phán ánh đối tượng nghiên cứu theo trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
Lần lượt thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu theo trình tự đã sắp xếp ở bước trên. Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, nhà phân tích phải xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ kết quả thay thế lần trước. Lần trước của nhân tố đầu tiên chính là so với gốc.
+ Tổng hợp ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Từ đó, đưa ra nhận xét, kết luận và đánh giá sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu cũng như sự ảnh hưởng của từng nhân tố tác động.
- Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp đơn giản hơn so với phương pháp thay thế liên hoàn, một dạng đặt biệt của phương pháp thay thế liên hoàn vì thế phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ: “để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định”.
c) Phương pháp phân tích tương quan
Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối liên quan với nhau. Chẳng hạn mối tương quan giữa chi tiêu “ Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản” với chỉ tiêu “Nguyên giá TSCĐ” ở doanh nghiệp. Cả hai số liệu này đều trình bày trên BCĐKT. Một khi các khoản đầu tư xây dựng cơ bản gia tăng thường phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng trong thời gian đến. Một trường hợp khác là tương quan giữa doanh thu (trên báo cáo lãi lỗ) với các khoản nợ phải thu khách hàng, với hàng tồn kho (trên BCĐKT). Thông thường khi doanh thu của các đơn vị càng tăng thì số dư các khoản nợ phải thu cũng gia tăng dẫn đến yêu cầu về dự trữ hàng cho kinh doanh gia tăng. Phân tích tương quan sẽ đánh giá tích hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính của doanh nghiệp.
d. Phương pháp phân tích Dupont
Là phương pháp phân tích vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ
tiêu phân tích theo một trình tự logic và chặt chẽ. Chẳng hạn: tách chỉ tiêu “hệ số khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu – ROE” hay “hệ số sinh lợi của tài sản – ROA” v.v… thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.3. CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu vào, đầu ra đều là những nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm chủ yếu: