TIÊU CHẢY CẤP

Một phần của tài liệu Nhi - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 55)

D. CẬN LÂM SÀNG:

TIÊU CHẢY CẤP

3. BẢNG PHÂN ĐỘ TĂNG HUYẾT ÁP TRẺ EM:

TIÊU CHẢY CẤP

I/. ĐỊNH NGHĨA:

- Tiêu chảy: Tiêu phân lỏng hay tóe nước hay có máu trong phân > 02 lần trong 24 giờ.

- Tiêu chảy cấp < 14 ngày. II/. CHẨN ĐOÁN:

1/. Mức độ mất nước:

Mất nước nặng

có hai trong các dấu hiệu sau

Có mất nước

có hai trong các dấu hiệu sau

Không mất nước 1/. Li bì, hôn mê 1/. Kích thích, vật vã

2/. Mắt trũng 2/. Mắt trũng

3/. Không uống được hoặc uống rất kém 3/. Uống háo hức, khát 4/. Nếp véo da mất rất chậm 4/. Dấu véo da mất chậm

Không có đủ các dấu hiệu đã được phân loại mất nước, mất nước nặng

2/. Dấu hiệu biến chứng:

- Rối loại điện giải: Nôn ói, co rút cơ, co giật, lơ mơ, hôn mê, yếu cơ, yếu chi, liệt ruột, bụng chướng.

- Rối loại kiềm toan: Thở nhanh sâu.

- Hạ đường huyết: Vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, run giật chi, rối loạn tri giác. - Suy thận cấp: Tiểu ít, phù, cao huyết áp, lừ đừ.

3/. Cận lâm sàng:

- Tổng phân tích tế bào máu. - Phân:

+ Soi phân: Khi nghi ngờ lỵ, tả, phân có đàm hoặc nhiễm trùng nặng. - Xét nghiệm khác:

+ CRP.

+ Ion đồ, đường huyết.

+ Chức năng thận khi có nghi ngờ suy thận.

+ Siêu âm bụng: Khi tiêu máu, đau bụng, chướng bụng, ói nhiều. + X quang bụng khi có chướng bụng.

+ ECG khi K+/máu < 2,5m Eq/l hoặc > 6,5 mEq/l + Cấy máu, cấy phân trong những trường hợp nặng. III/. ĐIỀU TRỊ:

- Điều trị đặc hiệu: Mất nước, kháng sinh. - Xử trí kịp thời các biến chứng.

- Dinh dưỡng. * Điều trị đặc hiệu:

- Dịch truyền: sodium chloride 0,9% or Lactate Ringer cho 100 ml/ kg dung dịch được lựa chọn chia như sau:

Bước đầu truyền 30 ml/ kg trong Sau đó truyền 70 ml/ kg trong < 12 tháng 1 giờ 5 giờ

≥ 12 tháng 30 phút 2 giờ 30 phút

- Lặp lại lần nữa nếu mạch quay yếu hoặc không bắt được rõ.

- Đánh giá lại mỗi 15 - 30 phút đến khi mạch quay mạnh. Nếu tình trạng mất nước không cải thiện cho dịch truyền tốc độ nhanh hơn, sau đó đánh giá lại ít nhất mỗi giờ cho đến khi tình trạng mất nước cải thiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi truyền đủ lượng dịch truyền đánh giá lại tình trạng mất nước. + Nếu trẻ còn mất nước nặng: Điều trị phác đồ C.

+ Nếu trẻ có mất nước: Điều trị phác đồ B.

- Nếu trẻ không có dấu mất nước: Điều trị phác đồ A và khuyến khích bú mẹ thường xuyên, theo dõi trẻ ít nhất 6 giờ trước khi cho xuất viện.

Khi trẻ có thể uống được ( thường sau 3 – 4 giờ đối với trẻ nhỏ, 1- 2 giờ đối với trẻ lớn) cho uống ORS 5 ml/kg/giờ.

2/. Điều trị có mất nước: Phác đồ B

- Bù dịch bằng ORS bằng đường uống 75 ml /kg uống trong 4 - 6 giờ.

- Nếu có bụng chướng hoặc nôn ói liên tục trên 4 lần trong 2 - 4 giờ hoặc tốc độ đào thải phân cao (> 10ml/kg / giờ) > 10 lần trong 2 - 4 giơ truyền TM Lactate Ringer 75ml/kg / 4 giờ.

- Sau 4 - 6 giờ đánh giá lại chọn phác đồ thích hợp.

3/. Điều trị duy trì (phòng ngừa mất nước): Phác đồ A.

- Cho bệnh nhi uống nhiều nước hơn so với bình thường: Nước chín, nước trái cây (nước dừa) nước cháo muối, dung dịch ORS...

- Tránh cho bệnh nhi uống nước đường, nước ngọt công nghiệp.

- Nếu cho dung dịch ORS áp dụng liều lượng theo bảng hướng dẫn sau:

Tuổi Lượng ORS uống sau mỗi lần tiêu chảy Lượng ORS tối đa / ngày < 24 tháng 50 - 100 ml 500 ml

2 - 10 tuổi 100 - 200 ml 1.000 ml > 10 tuổi Theo nhu cầu 2.000 ml

- Cách cho uống: Trẻ < 24 tháng cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1 - 2 phút, trẻ lớn cho uống từng ngụm, từng ly, trẻ nôn ói nghỉ 10 phút sau đó uống chậm lại.

4/. Kháng sinh:

Tiêu chảy có máu trong phân: Phác dồ điều trị lỵ. Soi phân có vi trùng tả, nghi ngờ tả: Phác đồ điều trị Tả.

Tiêu chaỷ có bằng chứng nhiễm trùng trên lâm sàng và cận lâm sàng: Dùng kháng sinh uống theo thứ tự:

Sulfamethoxazole + trimethprime Ciprofloxacin

Dùng kháng sinh chích: - Cefotaxim (hoặc ceftriaxon). - Ciprofloxacin

Trong các trường hợp nhiễm trùng nặng cần phối hợp 2 loại kháng sinh tiêm mạch trên

5/. Điều trị hỗ trợ:

- Trong 4 giờ đầu tiên bù nước không cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ. - Trẻ điều trị phác đồ B nên cho trẻ ăn sau 4 giờ điều trị.

- Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và tiếp tục như vậy 2 tuần sau khi tiêu chảy đã ngừng, 4 tuần đối với trẻ suy dinh dưỡng.

6/ Điều trị khác:

Kẽm: dùng trong 10 - 14 ngày

+ Trẻ < 6 tháng: 5 mg x 2 lần uống. + Trẻ >= 6 tháng: 10 mg x 2 lần uống. - Probiotic.

Một phần của tài liệu Nhi - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 55)