- Giá trị thu hồi: 5.600.000 đ (Bằng chữ: Năm triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn) Đã ghi giảm (sổ) thẻ TSCĐ ngày 14 tháng 03 năm
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kê toán doanh thu, chi phí, kết qủa kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Bảo Toàn.
kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại du lịch và vận tải Bảo Toàn.
3.2.1.Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán
*Về tài khoản sử dụng
Các tài khoản liên quan đến hoạt động mua hàng và bán hàng của Công ty đều được phân loại chi tiết theo mặt hàng kinh doanh giúp cho việc hạch toán và quản lý chung của Công ty đối với từng mặt hàng kinh doanh trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, phục vụ nhanh hơn cho việc theo dõi, đối chiếu số liệu của kế toán và cung cấp số liệu tổng hợp hơn cho ban giám đốc về hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, Công ty nên có thêm các tài khoản:
TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” để hạch toán chính xác hơn doanh thu và chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 : Chi phí quản lý DN
- Xoá khoản nợ đã xác định là không thu hồi được, kế toán ghi Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi
TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Kế toán nên sử dụng tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” vì Công ty thường mua hàng về nhập kho chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong quá trình lưu kho không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng tồn kho. Vì vậy Công ty nên trích lập dự phòng cho việc giảm giá hàng tồn kho, là việc tính trước vào giá vốn phần giá trị bị giảm thấp hơn so với giá thực tế ghi sổ của hàng tồn kho.
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo
cáo tài chính x ( Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho )
- Cuối niên độ kế toán, kế toán căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi như sau:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán tiếp theo, kế toán tính mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các trường hợp sau:
+ TH1: Kế toán sẽ trích lập thêm dự phòng nếu mức trích lập dự phòng cuối niên độ kế toán sau cao hơn so với số trích lập năm trước
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ TH2: Kế toán sẽ hoàn nhập dự phòng nếu mức trích lập dự phòng cuối niên độ kế toán sau thấp hơn so với số trích lập năm trước
Nợ TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632: Giá vốn hàng bán
+ TH3: Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nguyên tắc trích lập dự phòng: chỉ được trích lập dự phòng cho số hàng tồn kho có giá trị thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Ví dụ: Cuối năm 2011, mặt hàng xăng Mogas 92KC còn tồn kho với số lượng là 12.000 lít, đơn giá ghi sổ kế toán là 16.990 đồng. Tại thời điểm này
mức giá thực tế của mặt hàng này trên thị trường là 16.400 đồng. Khi đó công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Mức giảm giá của Mogas 92KC = 16.990 – 16.400= 590 (đồng). - Mức dự phòng cần trích lập cho năm 2011 = 12.000 lít * 590 đồng = 7.080.000 (đồng)
- Kế toán cần phản ánh bút toán cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nợ TK 632 7.080.000 Có Tk 159 7.080.000
*Về phương pháp tính giá:
- Việc Công ty tính giá theo phương pháp giá hạch toán có ưu điểm là đơn giản dễ làm nhưng đến cuối tháng mới xác định được giá vốn hàng xuất kho nên công việc của kế toán sẽ dồn vào cuối tháng và lúc đó mới biết giá bán có phù hợp không, liệu doanh thu của Công ty có giảm sút nhiều không . Vì vậy nếu áp dụng phương pháp bình quân tháng, Công ty phải có chính sách về giá đối với từng hàng hoá, sản phẩm. Tuy nhiên nếu muốn giá được tính chính xác, cập nhập thường xuyên, Công ty nên sử dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.