3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
1.3. Một số nghiêncứu về ảnh hưởng của mặn đến cây ngô và một số loại cây trồng
cây trồng
Tác giả Farsiani A và cộng sự [21] trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng có sự suy giảm về tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm và thân mầm, khối lượng tươi và khối lượng khô của rễ mầm và thân mầm khi cây ngô được thực nghiệm trên môi trường NaCl.
Cũng trên đối tượng cây cà chua giai đoạn nảy mầm và cây con trồng trong điều kiện môi trường chứa NaCl, tác giả Kulkarni và cộng sự cũng thông báo kết quả tương tự [34].
Trên đối tượng cây đậu xanh, tác giả Al-Rawi IMT và cộng sự [13] khi nghiên cứu về phản ứng nảy mầm của đậu xanh giai đoạn nảy mầm cũng kết luận các chỉ tiêu tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm, chiều dài thân mầm, trọng lượng tươi, trọng lượng khô của cây đều bị ảnh hưởng khi áp suất thẩm thấu của môi trường nuôi cấy tăng lên.
Cũng bằng cách sử dụng NaCl để tạo áp suất thẩm thấu của môi trường trồng cây keo giậu, tác giả Anthraper và cộng sự (2003) đã cho rằng áp suất thẩm thấu của môi trường làm giảm trọng lượng khô của mô, làm giảm nitơ
tổng số trong lá, rễ tuy nhiên vào những ngày đầu thì áp suất thẩm thấu không ảnh hưởng tới hoạt động của enzym nitrogenase [14].
Theo Basalah MO (2010) áp suất thẩm thấu tạo ra bởi NaCl có ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm, thân mầm, trọng lượng tươi (rễ mầm và thân mầm), ít ảnh hưởng tới trọng lượng khô (rễ mầm và thân mầm), cùng với sự tăng lên của áp suất thẩm thấu thì làm tích lũy thêm hàm lượng đường tan, tăng hoạt độ của enzym α-amylase.
Ở Việt Nam, tác giả Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang nghiên cứu khả năng chịu mặn của một số giống lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long tiến hành tạo môi trường mặn bằng cách hòa tan NaCl trong nước cất và xử lý mặn trong 3 tuần, sau đó theo dõi các chỉ tiêu và thấy rằng các chỉ tiêu: Khối lượng khô của thân mầm, rễ mầm đều chịu ảnh hưởng của mặn [1].
Nguyễn Tường Vân, Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1994) tiến hành đánh giá khả năng chịu muối (NaCl) của các giống lúa CR203, Lốc, C8, Co ở mức độ mô sẹo, sau khi chuyển vào môi trường có bổ sung NaCl 1% và 2%. Sau 12 tuần theo dõi cho thấy khả năng chịu muối của giống Co là cao nhất và giống CR203 có khả năng chịu muối thấp nhất.
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Sử dụng hai giống ngô V98-1 và CP 333 do Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương cung cấp.
- Giống V98-1 là giống sinh trưởng thích hợp trong điều kiện ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây nguyên, thời gian sinh trưởng ngắn, tính chống chịu tốt.
- Giống CP 333 là giống ngô lai kép có nguồn gốc từ Thái Lan, thời gian sinh trưởng ngắn, đã được đưa vào sản xuất ở Thái Lan, Inddonesia, hiện đang được trồng thử nghiệm ở nước ta.