Ảnh hưởng của mặn đến hoạt độ enzyme α-amylase của các giống ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chịu mặn ở giai đoạn nảy mầm và cây con của ngô (zea mays l ) (Trang 56)

3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn

3.2.2.2. Ảnh hưởng của mặn đến hoạt độ enzyme α-amylase của các giống ngô

Khi hạt nảy mầm, enzyme α- amylase được tổng hợp và hoạt động mạnh, giúp quá trình phân giải tinh bột diễn ra mạnh mẽ để tổng hợp các chất hữu cơ cho sự hình thành cây non, làm cho hàm lượng đường tăng lên kéo theo sự gia tăng áp suất thẩm thấu, dẫn đến tăng khả năng chống lại sự mất nước của ngô ở giai đoạn hạt nảy mầm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nảy mầm của hạt, đồng thời thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của mầm, đảm bảo cho cây non có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện thiếu nước do mặn. Do đó việc khảo sát đặc điểm phản ứng của các giống ngô ở giai đoạn hạt nảy mầm là một trong những cơ sở để đánh giá tính chịu mặn của cây ngô. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá tính chịu mặn của các giống ngô thông qua sự thay đổi hoạt độ α - amylase và sự biến động hàm lượng đường tan trong điều kiện gây mặn sinh lý ở giai đoạn nảy mầm.

Kết quả phân tích sự biến động hoạt độ của α - amylase ở giai đoạn hạt nảy mầm khi xử lý NaCl ở các nồng độ được trình bày ở bảng 3.8, hình 3.9 và hình 3.10.

Bảng 3.8. Hoạt độ α – amylase trong hạt nảy mầm ở các ngưỡng mặn (Đơn vị: UI/g)

Giống

Hoạt độ α – amylase

3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày

X σ X σ X σ X σ

V98-1

ĐC 1,31 0,35 1,61 0,25 1,74 0,21 1,64 0,24 0,3% 1,33 0,33 1,67 0,37 1,81 0,29 1,71 0,25

0,5% 1,39 0,36 1,7 0,29 1,85 0,28 1,73 0,38 0,7% 1,41 0,15 1,78 0,26 1,94 0,21 1,86 0,33 0,9% 1,53 0,37 1,81 0,28 2,12 0,33 1,95 0,29 CP333 ĐC 1,23 0,23 1,55 0,41 1,68 0,36 1,48 0,27 0,3% 26,6 0,32 1,65 0,27 1,71 0,31 1,57 0,35 0,5% 27,5 0,22 1,7 0,19 1,77 0,47 1,64 0,35 0,7% 27,7 0,28 1,74 0,21 1,87 0,15 1,67 0,41 0,9% 28,5 0,35 1,8 0,32 2,14 0,35 1,75 0,39

Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (X  ), thống kê có ý nghĩa với α = 0,05

Hình 3.10. Hoạt độ α – amylase trong hạt nảy mầm của giống V98-1

Hình 3.11. Hoạt độ α – amylase trong hạt nảy mầm của giống CP333

Kết quả cho thấy, hoạt độ của α - amylase trong giai đoạn hạt nảy mầm sau khi bị xử lý bởi NaCl biểu hiện khác nhau giữa các giống ngô và giữa các ngày tuổi. Xu hướng chung của sự biến động này là hoạt độ của a - amylase tăng từ giai đoạn 3 ngày tuổi và cao nhất ở 7 ngày tuổi sau đó giảm dần ở 9 ngày tuổi. Trong đó, giống V98-1 có hoạt độ của α-amylase cao nhất so với giống CP333.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của mặn đến hoạt độ enzyme catalase của các giống ngô nghiên cứu ở giai đoạn hạt nảy mầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chịu mặn ở giai đoạn nảy mầm và cây con của ngô (zea mays l ) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)