3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
3.2.1. Khả năng chịu mặn của các giống V98-1 vàCP333 ở giai đoạn hạt nảy mầm
nảy mầm
3.2.1.1. Ảnh hưởng của mặn đến giai đoạn ngâm ủ nảy mầm
Để đánh giá ảnh hưởng của mặn đến khả năng nảy mầm của hạt chúng tôi tiến hành ngâm, ủ hạt trong thời gian 6 h trong dung dịch gây mặn nhân
tạo ở các nồng độ. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mặn đến giai đoạn ngâm ủ hạt nảy mầm của hạt được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.1.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nảy mầm của hai giống ngô V98-1 vàCP333
(Đơn vị %)
Giống
Tỷ lệ hạt nảy mầm (%)
3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày
X σ X σ X σ X σ V98-1 ĐC 30,12 0,26 62,23 0,14 93,15 0,31 98,17 0,11 0,3% 15,21 0,16 52,41 0,24 78,24 0,09 90,14 0,09 0,5% 5, 24 0,06 45,06 0,16 58,42 0,15 88,14 0,18 0,7% 2,31 0,26 30,12 0,26 42,31 0,12 51,15 0,26 0,9% 0,12 0,03 11,15 0,36 30,23 0,42 42,16 0,33 CP333 ĐC 25,31 0,26 52,21 0,35 85,27 0,26 90,17 0,17 0,3% 10,12 0,11 40,23 0,27 82,34 0,22 84,31 0,21 0,5% 4,07 0,21 32,25 0,23 48,12 0,17 52,16 0,29 0,7% 0,03 0,07 8,08 0,21 31,13 0,23 47,32 0,36 0,9% 0,01 0,02 3,15 0,25 15,15 0,15 21,23 0,33
Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (X ), thống kê có ý nghĩa với α = 0,05
Hình 3.1. Tỷ lệ nảy mầm của hai giống ngô V98-1, CP333 trong các điều kiện mặn khác nhau
Kết quả phân tích bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy nồng độ mặn ở các ngưỡng khác nhau có ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hai giống ngô V98-1 và CP333 theo xu hướng khi độ mặn của môi trường tăng lên thì tỉ lệ nảy mầm của hai giống đều giảm xuống rõ rệt. Giai đoạn đầu đến 3 ngày tuổi tỉ lệ nảy mầm của cả hai giống đều tăng chậm nhưng đến giai đoạn 5 ngày tuổi và 7 ngày tuổi tăng nhanh và giai đoạn 9 ngày tuổi.
Kết quả cũng cho thấy trong cùng nồng độ mặn của môi trường thì tỷ lệ nảy mầm của 2 giống cũng có sự khác nhau, giống V98-1 luôn có tỷ lệ nảy mầm cao hơn giống CP333 và kết quả cũng cho thấy nồng độ mặn càng thấp thì tỉ lệ nảy mầm càng cao. Tỉ lệ nảy mầm cao hay thấp thể hiện khả năng thích ứng với điều kiện mặn của hạt ngô. Khi nồng độ mặn tăng đến 0,9 %
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nảy mầm giảm nhanh do một số hạt bị hỏng, môi trường mặn làm ức chế hoạt động của enzyme trong hạt qua đó kìm hãm nảy mầm của hạt.
Từ kết quả trên cho thấy giống V98-1 có tỉ lệ nảy mầm cao hơn và sớm hơn so với giống CP333, khả năng chịu mặn ở giai đoạn ngâm ủ nảy mầm tốt hơn giống CP333.