* Để lựa chọn BT vào dạy kiến thức mới và sử dụng bài tập trong khâu củng cố ôn tập, kiểm tra đánh giá chúng tôi đã sử dụng quy trình sau :
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 2: Phân tích cấu trúc, nội dung bài học
Bước 3: Liệt kê, sắp xếp những nội dung kiến thức theo trình tự Bước 4: Lựa chọn bài tập phù hợp theo mục tiêu dạy học
28
* Giải thích quy trình:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học :Muốn xây dựng được BT sát với nội dung bài học cần phải xác định rõ và đúng các mục tiêu của bài học, từ đó mới xem xét tới nội dung và mức độ đạt được của kiến thức từ BT.
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học: Phân tích cấu trúc nội dung của một tri thức nào đó trong bài học để xác định được hai vấn đề:
- Tri thức cần được hình thành gồm những thành phần nào và nằm trong tổng thể nội dung tri thức trong chương trình sinh học.
- Những kỹ năng cần hình thành cho người học tri thức đó: gồm hai nhóm kỹ năng cần hình thành
+ Chuyển hoá tri thức từ sách vở thành tri thức của người học.
+ Ứng dụng thực tiễn việc học: tập dượt sử dụng tri thức đó vào tình huống cụ thể.
Trong dạy học hiện nay chú trọng đánh giá nhóm kỹ năng thứ hai vì nhóm kỹ năng này đánh giá được năng lực thực tiễn của người học. Đây là bước rất cần thiết để chọn lựa các bài tập cụ thể sát với mục tiêu bài học
Bước 3: Liệt kê, sắp xếp những nội dung kiến thức theo trình tự
Từng nội dung của mỗi bài có nhiều kiến thức, GV có thể xây dựng nhiều BT dựa vào các thông tin, kiến thức đó. Việc xây dựng và sử dụng BT phát huy năng lực tự lực chỉ có hiệu quả khi được xây dựng và đặt vào đúng vị trí phù hợp với nội dung và mục đích dạy học. Vì vậy hệ thống BT phải sắp xếp theo một trình tự lôgic nhất định (phù hợp với nội dung bài dạy và theo trình tự các hoạt động học tập) để hình thành nên kiến thức mới, rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. BT phải phát huy được năng lực tự học, phải có tính kế thừa hỗ trợ nhau tạo nên tri thức hoàn chỉnh.
Bước 4: Lựa chọn bài tập phù hợp theo mục tiêu dạy học : Dựa trên đối tượng cần lĩnh hội về mặt tâm lý học, trình độ nhận thức của người học, thời lượng lên lớp GV sẽ lựa chọn các bài tập tương ứng. Mỗi BT đều chứa đựng hai nội dung: điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và điều cần tìm có
29
quan hệ với nhau, điều đã biết là cơ sở để suy ra điều cần tìm, hay điều cần tìm là hệ quả của điều đã biết. Điều đã biết là những thông tin được nêu trong SGK hay những kiến thức đã được thu nhận trước đó, điều đã biết thể hiện qua kênh chữ hoặc kênh hình, bảng biểu, sơ đồ…Điều cần tìm là mối quan hệ giữa các hiện tượng các đặc điểm bản chất, kỹ năng ứng dụng. Dựa vào đó GV có thể diễn đạt trong BT theo trình tự khác nhau.
Sau đó GV xây dựng nội dung trả lời cho từng BT, câu trả lời có phù hợp với trình độ của HS hay không. Qua việc tìm ý trả lời mà xác định việc diễn đạt BT đã phù hợp hay chưa, nếu chưa phù hợp cần được chỉnh sửa lại. Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo độ chính xác giữa BT với nội dung trả lời. Vì vậy khi xây dựng BT người thầy phải thiết lập một quy trình công nghệ có tính chất định hướng cho HS tìm ra tri thức mới. Đối với dạy học kiến thức mới, để vận hành các bài tập có hiệu quả giáo viên phải xây dựng bổ sung các câu hỏi làm việc với SGK. Các câu hỏi này giúp học sinh định hướng nghiên cứu các nội dung SGK để tường minh được các điều trình bày trong giả thiết. Bởi vì hầu hết nội dung của giả thiết đều là những vấn đề mà học sinh chưa được tường minh. Sử dụng câu hỏi định hướng này sẽ tạo cơ hội cho học sinh tập dượt nghiên cứu SGK, hiểu được các giả thiết đề ra trên cơ sở đó HS sẽ tiến hành hoàn thành từng kết luận của bài tập đó chính là tri thức mà học sinh cần lĩnh hội
Trên cơ sở phân tích nội dung, mục tiêu cần đạt ở mỗi nội dung dạy học cụ thể theo các bài của chương 2 chúng tôi đã xác định trọng số cho từng bài học tương ứng với số lượng bài tập theo các mục đích dạy học cụ thể được trình bày ở bảng 2.2:
30
Bảng 2.2. Trọng số cho mỗi bài của chương 2 theo mục đích dạy học
Tên bài Số BT cho mỗi bài học BT theo mục đích dạy học Hình thành kiến thức mới Củng cố hoàn thiện, nâng cao kiến thức BTVN
Bài 8: Quy luật Menden: Quy
luật phân li 10 2 2 6
Bài 9: Quy luật Menden: Quy
luật Phân li độc lập 16 3 3 10 Bài 10: Tương tác gen và tác
động đa hiệu của gen 9 3 2 4
Bài 11: Liên kết gen và hoán vị
gen 11 2 2 7
Bài 12: Di truyền liên kết với
giới tính và Di truyền ngoài nhân 7 1 2 4 Bài 15: Bài tập chương I và II 23 0 12 11
Tổng số bài tập 76 11 23 42