Kết quả điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 25)

19

Bảng 1.1. Kết quả điều tra những biện pháp giáo viên giáo viên sử dụng để hướng dẫn học sinh học trên lớp.

TT Các nội dung câu hỏi

Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Định hướng HS tự đọc SGK chuẩn bị bài mới 4 10 20 50 16 40

2 Tổ chức HS thảo luận nhóm trên lớp

10 25 28 70 2 5

3 Cho HS tự nghiên cứu một đơn vị kiến thức ở trên lớp

24 60 12 30 4 10

4 GV hướng dẫn HS tự trả lời câu hỏi, bài tập để chủ động tiếp thu kiến thức

5 12,5 7 17,5 28 70

5 GV dạy BT xen kẽ các nội dung lý thuyết trên lớp

1 2,5 6 15 33 82,5

6 Chỉ giờ ôn tập mới cho ôn tập như SGK

32 80 8 20 0 0

7 GV chỉ cho HS làm BT SGK 22 55 15 37.7 3 7,5 8 GV cho thêm bài tập nâng cao để

phát triển tư duy HS

2 5 6 15 32 80

9 GV chỉ giao BT cho HS Tự học ở nhà không chữa trên lớp

24 60 10 25 6 15

10 Cho HS về nhà làm, sau đến lớp GV chữa

20

Bảng1.2. Kết quả điều tra cách học tập môn sinh học của HS trên lớp và ở nhà.

STT Các nội dung câu hỏi

Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 HS tự đọc SGK chuẩn bị bài mới

ở nhà trước các buổi học

21 7 27 9 252 84

2 HS tham gia thảo luận nhóm trên lớp

60 20 150 50 90 30

3 HS nghiên cứu một đơn vị kiến thức ở trên lớp theo hướng dẫn của GV

57 19 72 24 171 57

4 HS chép lại nội dung các bài học và chỉ học theo vở ghi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

234 78 57 19 9 3

5 HS ghi lại các ý chưa hiểu và hỏi GV

6 2 24 8 270 90

6 Tự tìm lời giải và xung phong trả lời câu hỏi, bài tập trên lớp

45 15 159 96 32

7 Tự làm bài tập GV cho về nhà. 9 3 39 13 252 84 8 Chép BTVN của bạn bè 165 55 120 40 15 5 9 Làm thêm các BT nâng cao để rèn

luyện tư duy

18 6 48 16 234 78

10 Hỏi bạn bè và GV các bài tập khó không làm được

21 7 54 18 225 75

*Qua số liệu thu được ở bảng 1.1, 1.2 cho thấy:

* Về cách dạy của thầy cô: điều tra 40 GV thu được kết quả ở bảng 1.1:

- 82,5% GV không sử dụng bài tập để dạy nội dung lí thuyết trên lớp vì không đủ thời gian mà chỉ chủ yếu giao BTVN trong SGK cho HS tự làm

21

- 70% GV không định hướng, hướng dẫn HS tự trả lời câu hỏi, bài tập để chủ đông tiếp thu kiến thức mà vẫn chủ yếu là “thầy giảng trò ghi”

- 80% GV ít khi giao những bài tập, nhiệm vụ mở cho HS để rèn luyện, phát triển tư duy

- Chỉ có ít GV thường xuyên giao bài tập, nhiệm vụ có nội dung áp dụng kiến thức, kĩ năng sinh học vào thực tiễn đời sống.

* Về cách học của học sinh: điều tra 300 HS thu được kết quả ở bảng 1.2

- 84% Học sinh không đọc sách giáo khoa ở nhà trước khi học nội dung mới. - 78% Học sinh thường xuyên chỉ học theo vở ghi chép ở trên lớp mà không làm thêm các BT nâng cao để rèn luyện tư duy

- 30% Học sinh không tham gia thảo luận nhóm trên lớp

- 75% HS không tự chủ động ghi lại kiến thức khó để hỏi GV và bạn bè. - Trong hoạt động nhóm, chỉ 20% HS tích cực hoạt động còn các em khác thì thụ động ngồi chờ bạn làm và thầy cô giải đáp.

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy các thầy cô chưa quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh thể hiện ở cách dạy chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh ngại mày mò tìm hiểu, liên hệ, khám phá. HS chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản ghi chép được ở trên lớp và chưa chú ý đến việc phân tích, chứng minh và tìm hiểu bản chất của nội dung đó. Giáo viên đa số chỉ dạy nội dung có trong SGK mà ít sử dụng bài tập như là một phương tiện, một phương pháp, biện pháp để tổ chức rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh. Việc chữa các bài tập ở lớp còn rất hạn chế không chú trọng tới vai trò to lớn của bài tập trong các khâu của quá trình dạy học.

22

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, luận văn tập trung vào việc tìm hiểu tổng quan về quá trình nghiên cứu để có cơ sở xác định các nhiệm vụ của đề tài. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tư duy, bài tập, năng lực tư duy, vai trò của phát triển năng lực tư duy, cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực tư duy cho HS bằng biện pháp sử dụng bài tập.

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn khẳng định việc sử dụng bài tập để phát triển năng lực phát triển tư duy cho HS trong dạy học chương II phần 5 : tính quy luật của hiện tượng Di truyền- sinh học 12, THPT là cần thiết. Tuy nhiên qua điều tra thực trạng về sử dụng bài tập trong dạy học ở trên lớp và cả ở nhà còn nhiều bất cập. Trên cơ sở đó người nghiên cứu đã tìm hiểu nguyên nhân gây ra thực trạng trên để tìm biện pháp khắc phục bằng các nghiên cứu đề xuất của đề tài luận văn.

23

CHƯƠNG 2

SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG II PHẦN NĂM TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN, SINH HỌC 12 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Cấu trúc nội dung chương 2 phần 5 – tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12, THPT

Chương 2 gồm 8 bài trong đó có 6 bài lí thuyết, 1 bài thực hành và một bài tổng kết chương I và II được trình bày qua bảng 2.1: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1: Tên các bài chương 2

STT Tên bài học Số tiết

1 Bài 8: Quy luật Menden: Quy luật phân li 1 2 Bài 9: Quy luật Menden: Quy luật Phân li độc lập 1 3 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen 1 4 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen 1

5 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và Di truyền

ngoài nhân 1

6 Bài 13: Ảnh hưởng của MT lên sự biểu hiện của gen 1 7 Bài 14: Thực hành: Lai giống 1 8 Bài 15: Bài tập chương I và chương II 1

*Mục tiêu cần đạt được toàn chương là:

Kiến thức :

- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.

- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động đa hiệu của gen.

24

- Nêu được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết không hoàn toàn và giải thích được cở sở tế bào học của hoán vị gen. Định nghĩa hoán vị gen.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.

- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.

- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp).

- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.

- Nêu khái niệm mức phản ứng. Kĩ năng :

- Viết được các sơ đồ lai từ P  F1 F2.

- Có kĩ năng giải một vài dạng bài tập về quy luật di truyền (chủ yếu để hiểu được lí thuyết về các quy luật di truyền trong bài học).

- Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát)

- Vận dụng kiến thức giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống, sự xuất hiện một số loài mới…

Chương trình được cấu tạo logic mang tính hệ thống cao .Chương trình có thể xây dựng các bài tập trang bị công cụ logic giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức thông hiểu nội dung lí thuyết. Hệ thống bài tập hiện có chưa hệ thống, số lượng bài tập toán còn ít vì vậy khả năng chuyển tải kiến thức cơ bản của phần di truyền còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc bổ sung, xây dựng các bài tập sinh học phù hợp đưa vào sử dụng trong quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học là việc cần phải làm.

25

Phần ôn tập có thể sử dụng các hệ thống bài tập dạng toán để ôn tập nội dung từng quy luật và quan hệ giữa các quy luật di truyền với nhau.

2.2. Nguyên tắc và quy trình lựa chọn các bài tập để rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền, sinh học 12 – Trung học phổ thông

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn bài tập

Bài tập để dạy kiến thức mới thì cả giả thiết và kết luận là những việc chưa tường minh đối với người học, tuy giả thiết là điều đã biết và kết luận là điều cần tìm. Vì vậy trong vấn đề này cần phải gia công chỉ số giữa cái biết và chưa biết sao cho đủ ngưỡng để kích thích quá trình tìm tòi của người học. Đây là việc làm khó vì bên cạnh BT dạy tài liệu mới giáo viên phải có biện pháp chỉ dẫn một cách tích cực, định hướng thông qua hệ thống câu hỏi tự lực làm việc với SGK để từ đó người học biến đổi dần các vấn đề chưa biết từ giả thiết thành cái đã biết để tường minh giả thiết và ở đây coi giả thiết là vấn đề HS phải học, phải tự tìm hiểu. Đây là con đường dạy học khám phá có hiệu quả nhất.

Để đáp ứng được các chức năng của BT trong dạy học thì BT phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

* Bài tập phải có tính khái quát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BT phải có tính khái quát cao chuyển tải được kiến thức cốt lõi của nội dung kiến thức cơ bản. BT có tính khái quát càng cao thì ý nghĩa dạy học càng lớn. HS khắc sâu được kiến thức đã học, hình thành kiến thức mới, phát triển tư duy cho HS.

* BT phải thể hiện được nội dung cơ bản, chính xác các vấn đề cần lĩnh hội

Đảm bảo tính chính xác, củng cố nâng cao được kiến thức. Từ các BT được xây dựng, HS giải được BT thì sẽ nắm bắt sâu sắc được kiến thức sinh học hiểu được bản chất vấn đề sinh học nằm trong mỗi bài toán được xây dựng. BT khi xây dựng phải đảm bảo nội dung khoa học cơ bản, chính xác

26

của kiến thức, vì vậy bản thân GV phải nắm vững kiến thức. Chính sự nắm vững kiến thức thì khi xây dựng BT mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác kiến thức học sinh cần lĩnh hội.

* BT đảm bảo truyền tải được nhiều kiến thức nhất

Trước khi xây dựng các bài tập phải đưa vào nhiều đại lượng, nhiều mối quan hệ có bản chất sinh học cơ bản, nghĩa là bài toán phải chứa dung tích sinh học tối đa, khi giải HS sẽ thu được nhiều kiến thức mới nhất. Khi xây dựng BT phải xuất phát từ mục đích BT là phương tiện để chuyển tải nội dung sinh học chứ không đơn thuần là khả năng tính toán. Tính qui luật của đối tượng, hiện tượng sinh học, qui định tính logic của thuật toán và các đại lượng trong bài toán chứ không ngược lại. Có thể hiểu thuật toán là công cụ để nắm vững qui luật sinh học. Giải được một BT sinh học chuẩn mực sẽ không còn là hiện tượng tìm được đáp số mà không hiểu ý nghĩa sinh học của đáp số đó.

* BT phải phát huy được khả năng sáng tạo tích cực, chủ động của học sinh

Khi xây dựng BT điều quan trọng là BT đó phải phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Muốn vậy BT phải là tình huống có vấn đề, phải chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết. Giải quyết được mâu thuẫn nghĩa là đã tìm được đáp số đó chính là kiến thức cần lĩnh hội. Để thỏa mãn yêu cầu này bài toán nhận thức phải vừa sức nhưng không quá đơn giản. Không quá đơn giản được hiểu là chứa đựng nhiều mặt quan hệ sinh học mà học sinh phải thiết lập được trên cơ sở các điều kiện đã cho, chứ không phải phức tạp về thuật toán thuần túy.

* BT cho phép sử dụng linh hoạt để tổ chức dạy học

Các BT chứa đựng kiến thức khó dễ khác nhau để có thể được sử dụng vào các khâu nghiên cứu tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, khi kiểm tra hoàn thiện, nâng cao kiến thức. BT được xây dựng để tổ chức quá trình dạy học

27

phù hợp với trình độ nhận thức khác nhau của HS đảm bảo cá thể hóa việc học một cách tối ưu.

* BT phải đảm bảo tính kế thừa

BT phải chứa đựng kiến thức cũ và mới có độ phức tạp dần, BT trước là cơ sở cho BT sau. Do vậy, BT phải huy động tính độc lập, sáng tạo của nhiều người, phải có mâu thuẫn nội tại, có tính kế thừa luôn tạo ra mâu thuẫn mới khi giải quyết một vấn đề đã có để người học hoàn thiện hơn về nhận thức và phát triển tư duy.

* BT phản ánh tính hệ thống

Nội dung kiến thức trong từng phần từng bài đều được trình bày theo một trật tự logic nên BT xây dựng phải phản ánh được tính hệ thống thông qua cơ sở mối liên hệ logic về mặt kiến thức theo trật tự logic của quá trình nhận thức. Tính hệ thống không phải là suy nghĩ chủ quan của người dạy mà hoàn toàn khách quan phù hợp với qui luật vận động của tự nhiên. [33] Cần lưu ý rằng bài tập được chúng tôi xây dựng và lựa chọn là những bài tập dạng toán, nghĩa là mỗi bài tập gồm 2 phần: Giả thiết là những điều đã cho và kết luận là những điều cần tìm. Tùy thuộc vào nội dung của từng quy luật, đối tượng học sinh, thời lượng lên lớp mà các bài tập có thể phải thêm, bớt các dữ kiện cho phù hợp. Trong dạy học kiến thức mới thì cả giả thiết và kết luận học sinh đều chưa biết hoặc chỉ biết một phần rất ít vì vậy giáo viên cần phải bổ sung thêm các câu hỏi để giúp học sinh tự nghiên cứu SGK và hoàn thành bài tập.

2.2.2. Quy trình lựa chọn bài tập

* Để lựa chọn BT vào dạy kiến thức mới và sử dụng bài tập trong khâu củng cố ôn tập, kiểm tra đánh giá chúng tôi đã sử dụng quy trình sau :

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học

Bước 2: Phân tích cấu trúc, nội dung bài học

Bước 3: Liệt kê, sắp xếp những nội dung kiến thức theo trình tự Bước 4: Lựa chọn bài tập phù hợp theo mục tiêu dạy học

28

* Giải thích quy trình:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học :Muốn xây dựng được BT sát với nội dung bài học cần phải xác định rõ và đúng các mục tiêu của bài học, từ đó mới xem xét tới nội dung và mức độ đạt được của kiến thức từ BT.

Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung bài học: Phân tích cấu trúc nội

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 25)