Nguyên tắc sử dụng bài tập

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 57)

- Tuỳ thuộc vào mục đích dạy học mà có thể chọn nội dung BT phù hợp để sử dụng. Ngoài các bài tập được chúng tôi chọn lựa ở mục 2.3 GV có thể chọn các BT có trong tài liệu giáo khoa, Tuy nhiên các BT này khi chọn cần phải xem xét kỹ về nội dung, thời lượng dạy học, trình độ học sinh của lớp có phù hợp không, cần phải gia công lại hay không, nếu phải gia công lại thì gia công phần giả thiết hay kết luận. Trên cơ sở kinh nghiệm dạy học xem xét trị số giữa biết và chưa biết cho thật phù hợp để khi đưa vào dạy học đảm bảo được giá trị dạy học đã đề ra ở trên.

- Mỗi bài học cần phải xem xét kỹ, cần phải có bao nhiêu BT là phù hợp. Theo kinh nghiệm dạy học, nếu nội dung bài học chỉ tập trung vào một kiến thức nhất định, hay các kiến thức của bài liên quan với nhau thì có thể chọn một BT, trong đó có nhiều câu hỏi kế tiếp nhau buộc học sinh giải quyết, dựa trên nền kiến thức tiếp thu được ở phần trước.

51

- BT chọn để dạy học có thể chọn BT có lời văn hay BT không có lời văn tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của bài lên lớp.

- Nếu trong một chương các kiến thức liên quan chặt chẽ với nhau thì cần chọn giả thiết thật điển hình, để từ giả thiết đó có thể sử dụng để dạy học nhiều kiến thức kế tiếp sau. Có như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian ôn tập những vấn đề trước, tăng cường được tính lôgic hệ thống về nội dung nhận thức, tăng hiệu quả dạy học.

- Trong dạy học kiến thức mới cần phải chọn BT sao cho có thể huy động khả năng tìm tòi của học sinh toàn lớp học. Đối với BT củng cố hoàn thiện, nâng cao kiến thức bên cạnh tập dượt vận hành tri thức đã có, cần phải chú ý đến tính sáng tạo của người học, qua đó GV có thể đánh giá được giá trị BT trong dạy học kiến thức mới để kịp thời chỉnh sửa cho những lần lên lớp khác.

- Để tăng cường hiệu quả dạy học, đặc biệt là trong dạy học kiến thức mới, mỗi giáo viên khi sử dụng BT làm phương tiện dạy học cần phải xây dựng thêm hệ thống câu hỏi tự lực, là những câu hỏi định hướng cho học sinh làm việc với SGK để xác định rõ nội dung trong giả thiết, trên cơ sở đó các đáp số của BT sẽ được bộc lộ ra đảm bảo cho HS nắm được tri thức.

2.4.2.Quy trình sử dụng bài tập trong dạy học kiến thức mới và ôn tập củng cố kiến thức

* Để sử dụng BT vào dạy học đạt hiệu quả cao, sau khi đã chọn được BT phù hợp cần tiến hành các bước sau :

Bước 1: Từ mục tiêu nội dung kiến thức giáo viên chọn lựa bài tập phù hợp Bước 2: Giáo viên giao bài tập cho học sinh

Bước 3: Học sinh tự làm bài tập

Bước 4: Thảo luận nhóm thống nhất đáp án đúng, đề xuất các thắc mắc Bước 5: Thảo luận lớp để thống nhất đáp án và giải quyết các thắc Bước 6: Tập dượt thêm các bài tập tương tự để củng cố hoàn thiện kiến thức * Giải thích quy trình:

52

Bước 1: Từ mục tiêu nội dung kiến thức cụ thể của từng bài học giáo viên chọn lựa bài tập phù hợp cho từng hoạt động nhận thức.

Bước 2: Giáo viên giao bài tập cho học sinh kèm theo câu hỏi định hướng làm việc với SGK khi học kiến thức mới hoặc câu hỏi gợi ý khi kiến thức ôn tập củng cố cuối mỗi bài. Bởi vì, trong dạy học kiến thức mới, giả thiết cũng là vấn đề chưa biết hay biết còn rất ít, chưa đủ khả năng giúp HS xác định các kết luận cần tìm.

Bước 3: HS tự làm BT, tự tìm hiểu và hoàn thiện các câu trả lời. Khi tự nghiên cứu tài liệu, việc giải quyết các thắc mắc của học sinh có thể được thực hiện thông qua các câu hỏi gợi ý bổ sung, các tài liệu cung cấp thêm, hoặc thông qua thảo luận nhóm. Từ việc hiểu được nội dung SGK, HS sẽ tự tìm được đáp số trong BT.

Bước 4: Thảo luận nhóm thống nhất đáp án đúng, giải quyết các thắc mắc của mỗi cá nhân trong nhóm, đề xuất những vấn đề những thắc mắc chưa giải quyết được.

Bước 5: Thảo luận lớp nếu cần thống nhất đáp án và giải quyết các thắc mắc Tổ chức thảo luận toàn lớp để thống nhất đáp số của mỗi câu cần trả lời của BT, giải đáp các thắc mắc của từng nhóm. Việc giải đáp thắc mắc trước tiên phải để cho học sinh trong lớp cùng nhau giải quyết, lúc này chưa có sự can thiệp của thầy. Cuối cùng GV chỉ giải đáp các thắc mắc mà lớp chưa giải quyết được.

Bước 6: Tập dượt thêm các bài tập tương tự để củng cố hoàn thiện kiến thức. Nếu chỉ làm xong các bài tập rồi dừng lại thì kiến thức sẽ rất dễ bị quên do đó GV cần cho HS lầm thêm các bài tập tương tự để kiến thức được khắc sâu hơn.

* Sau đây chúng tôi xin đưa ra một bài tập cụ thể được vận dụng vào dạy học kiến thức mới về quy luật phân li trong lai 1 tính trạng

Bước 1: Từ mục tiêu cụ thể của từng bài học giáo viên chọn lựa bài tập phù hợp cho từng hoạt động nhận thức của bài quy luật phân li trong lai 1 tính trạng.

53

Bài tập :Ở cây dạ lan hương, gen R quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với gen r quy định hoa màu trắng, vì vậy khi gen ở trạng thái Rr thì hoa có màu hồng. Xác định sự phân tính về KG và KH F2 khi lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng.

Tìm KG và KH của 2 cây cha mẹ và các cây con khi nhận được kết quả thuộc các trường hợp sau:

a-F1 có ½ hồng và ½ trắng b-F1 có ½ hồng và ½ đỏ

c-F1 có ¼ đỏ, ½ hồng, ¼ trắng

Bước 2: Giáo viên giao bài tập cho học sinh kèm theo câu hỏi định hướng làm việc với SGK (học kiến thức mới).

- Em hãy viết kiểu gen của hoa đỏ, hoa trắng và hoa hồng?

- Em hãy viết sơ đồ lai từ P->F2 khi lai hoa đỏ và hoa trắng?(đầu tiên viết theo kiểu gen sau đó kết luận về kiểu hình)

- Trong từng phép lai em hãy viết kiểu gen của các con F1?

- Lưu ý HS cá thể F1 nhận 1 alen của bố và nhận 1 len của mẹ vậy bố mẹ phải như thế nào thì phù hợp? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS nghiên cứu SGK để hoàn thành các câu hỏi và lưu ý trên. Bước 3: HS tự làm BT, tự tìm hiểu và hoàn thiện các câu trả lời.

Bước 4: Thảo luận nhóm thống nhất đáp án đúng, giải quyết các thắc mắc của mỗi cá nhân trong nhóm, đề xuất những vấn đề những thắc mắc chưa giải quyết được.

Bước 5: Thảo luận lớp nếu cần thống nhất đáp án và giải quyết các thắc mắc

Đáp án P: (Hoa đỏ)RR x (hoa trắng)rr G: R r F1: Rr (hoa hồng) G1 R;r R;r F2: 1RR- đỏ: 2Rr- hồng: 1rr- trắng

54 a-F1 có ½ hồng và ½ trắng P: Rr x rr b-F1 có ½ hồng và ½ đỏ P: RR x Rr c-F1 có ¼ đỏ, ½ hồng, ¼ trắng P: Rr x Rr

Bước 6: Tập dượt thêm các bài tập tương tự để củng cố hoàn thiện kiến thức.

*Trong trường hợp GV sử dụng BT để ôn tập, củng cố bài học cũng áp dụng theo các bước trên ví dụ cụ thể như sau:

Bước 1: Từ mục tiêu cụ thể của từng bài học giáo viên chọn lựa bài tập phù hợp cho từng hoạt động nhận thức.

Bài tập: Ở mèo, gen D quy định lông đen, d quy định lông hung, Dd cho màu lông tam thể. Các gen này liền kết với nhiễm sắc thể giới tính X.

So sánh kết quả lai và viết sơ đồ lai của 2 trường hợp: Mèo cái tam thể x mèo đực hung

Mèo cái tam thể x mèo đực đen

Tại sao đa số trường hợp mèo tam thể là mèo cái, còn mèo đực tam thể rất hiếm?

Bước 2: Giáo viên giao bài tập cho học sinh kèm theo câu hỏi gợi ý (kiến thức ôn tập củng cố cuối mỗi bài).

- Em hãy viết tất cả các kiểu gen có thể có của mèo đực và mèo cái? - Sau đó điền kiểu hình tương ứng với các kiểu gen thu được ở trên? - Trong từng phép lai em hãy viết kiểu gen của các con bố mẹ? Sau đó viết sơ đồ lai (chú ý về các loại giao tử, đầu tiên viết theo kiểu gen sau đó kết luận về kiểu hình)

- So sánh kết quả của 2 phép lai trên?

- Lưu ý HS muốn có mèo tam thể phải đạt được điều kiện gì? Từ đó rút ra kết luận cho bài học?

55

Bước 3: HS tự làm BT, tự tìm hiểu và hoàn thiện các câu trả lời.

Bước 4: Thảo luận nhóm thống nhất đáp án đúng, giải quyết các thắc mắc của mỗi cá nhân trong nhóm, đề xuất những vấn đề những thắc mắc chưa giải quyết được.

Bước 5: Thảo luận lớp nếu cần thống nhất đáp án và giải quyết các thắc mắc

Đáp án

(1)mèo cái tam thể XDXd x mèo đực hung YXd =Con:XDXd , XdXd , YXD , YXd (2)mèo cái tam thể XDXd x mèo đực đen YXD =Con:XDXD , XDXd , YXD , YXd Muốn có mèo tam thể phải có XDXd mà con đực chỉ có 1 X nên con đực hiếm khi là tam thể

Bước 6: Tập dượt thêm các bài tập tương tự để củng cố hoàn thiện kiến thức.

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương II phần năm tính quy luật của hiện tượng di truyền sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 57)