Bài tập để dạy kiến thức mới thì cả giả thiết và kết luận là những việc chưa tường minh đối với người học, tuy giả thiết là điều đã biết và kết luận là điều cần tìm. Vì vậy trong vấn đề này cần phải gia công chỉ số giữa cái biết và chưa biết sao cho đủ ngưỡng để kích thích quá trình tìm tòi của người học. Đây là việc làm khó vì bên cạnh BT dạy tài liệu mới giáo viên phải có biện pháp chỉ dẫn một cách tích cực, định hướng thông qua hệ thống câu hỏi tự lực làm việc với SGK để từ đó người học biến đổi dần các vấn đề chưa biết từ giả thiết thành cái đã biết để tường minh giả thiết và ở đây coi giả thiết là vấn đề HS phải học, phải tự tìm hiểu. Đây là con đường dạy học khám phá có hiệu quả nhất.
Để đáp ứng được các chức năng của BT trong dạy học thì BT phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
* Bài tập phải có tính khái quát
BT phải có tính khái quát cao chuyển tải được kiến thức cốt lõi của nội dung kiến thức cơ bản. BT có tính khái quát càng cao thì ý nghĩa dạy học càng lớn. HS khắc sâu được kiến thức đã học, hình thành kiến thức mới, phát triển tư duy cho HS.
* BT phải thể hiện được nội dung cơ bản, chính xác các vấn đề cần lĩnh hội
Đảm bảo tính chính xác, củng cố nâng cao được kiến thức. Từ các BT được xây dựng, HS giải được BT thì sẽ nắm bắt sâu sắc được kiến thức sinh học hiểu được bản chất vấn đề sinh học nằm trong mỗi bài toán được xây dựng. BT khi xây dựng phải đảm bảo nội dung khoa học cơ bản, chính xác
26
của kiến thức, vì vậy bản thân GV phải nắm vững kiến thức. Chính sự nắm vững kiến thức thì khi xây dựng BT mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác kiến thức học sinh cần lĩnh hội.
* BT đảm bảo truyền tải được nhiều kiến thức nhất
Trước khi xây dựng các bài tập phải đưa vào nhiều đại lượng, nhiều mối quan hệ có bản chất sinh học cơ bản, nghĩa là bài toán phải chứa dung tích sinh học tối đa, khi giải HS sẽ thu được nhiều kiến thức mới nhất. Khi xây dựng BT phải xuất phát từ mục đích BT là phương tiện để chuyển tải nội dung sinh học chứ không đơn thuần là khả năng tính toán. Tính qui luật của đối tượng, hiện tượng sinh học, qui định tính logic của thuật toán và các đại lượng trong bài toán chứ không ngược lại. Có thể hiểu thuật toán là công cụ để nắm vững qui luật sinh học. Giải được một BT sinh học chuẩn mực sẽ không còn là hiện tượng tìm được đáp số mà không hiểu ý nghĩa sinh học của đáp số đó.
* BT phải phát huy được khả năng sáng tạo tích cực, chủ động của học sinh
Khi xây dựng BT điều quan trọng là BT đó phải phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Muốn vậy BT phải là tình huống có vấn đề, phải chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết. Giải quyết được mâu thuẫn nghĩa là đã tìm được đáp số đó chính là kiến thức cần lĩnh hội. Để thỏa mãn yêu cầu này bài toán nhận thức phải vừa sức nhưng không quá đơn giản. Không quá đơn giản được hiểu là chứa đựng nhiều mặt quan hệ sinh học mà học sinh phải thiết lập được trên cơ sở các điều kiện đã cho, chứ không phải phức tạp về thuật toán thuần túy.
* BT cho phép sử dụng linh hoạt để tổ chức dạy học
Các BT chứa đựng kiến thức khó dễ khác nhau để có thể được sử dụng vào các khâu nghiên cứu tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, khi kiểm tra hoàn thiện, nâng cao kiến thức. BT được xây dựng để tổ chức quá trình dạy học
27
phù hợp với trình độ nhận thức khác nhau của HS đảm bảo cá thể hóa việc học một cách tối ưu.
* BT phải đảm bảo tính kế thừa
BT phải chứa đựng kiến thức cũ và mới có độ phức tạp dần, BT trước là cơ sở cho BT sau. Do vậy, BT phải huy động tính độc lập, sáng tạo của nhiều người, phải có mâu thuẫn nội tại, có tính kế thừa luôn tạo ra mâu thuẫn mới khi giải quyết một vấn đề đã có để người học hoàn thiện hơn về nhận thức và phát triển tư duy.
* BT phản ánh tính hệ thống
Nội dung kiến thức trong từng phần từng bài đều được trình bày theo một trật tự logic nên BT xây dựng phải phản ánh được tính hệ thống thông qua cơ sở mối liên hệ logic về mặt kiến thức theo trật tự logic của quá trình nhận thức. Tính hệ thống không phải là suy nghĩ chủ quan của người dạy mà hoàn toàn khách quan phù hợp với qui luật vận động của tự nhiên. [33] Cần lưu ý rằng bài tập được chúng tôi xây dựng và lựa chọn là những bài tập dạng toán, nghĩa là mỗi bài tập gồm 2 phần: Giả thiết là những điều đã cho và kết luận là những điều cần tìm. Tùy thuộc vào nội dung của từng quy luật, đối tượng học sinh, thời lượng lên lớp mà các bài tập có thể phải thêm, bớt các dữ kiện cho phù hợp. Trong dạy học kiến thức mới thì cả giả thiết và kết luận học sinh đều chưa biết hoặc chỉ biết một phần rất ít vì vậy giáo viên cần phải bổ sung thêm các câu hỏi để giúp học sinh tự nghiên cứu SGK và hoàn thành bài tập.