Thao tác

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bia tại công ty cổ phần bia – nước giải khát sài gòn – tây đô (Trang 50)

Rã lon

Pallet lon được chất lên băng tải và được băng tải chuyển đến hệ thống nâng bằng dây xích, tại đây dây xích sẽ nâng lên một đoạn bằng chiều cao của lon, thanh gạt sẽ gạt lớp lon trên cùng tới hệ thống băng tải, băng tải chuyển lon đến thiết bị rửa lon.

40

Thông thường máy rã được 3 – 4 pallet lon/h, mỗi pallet có 5940 lon tương đương với 18000 – 21000 lon/h.

Rửa lon

Rửa lon nhằm loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn và dầu nhớt trong lon đảm bảo lon sạch trước khi đưa vào máy chiết. Sau khi rã lon xong, lon được băng tải vận chuyển tới thiết bị rửa lon và lon được chuyển hướng miệng lon hướng về phía vòi phun. Thiết bị rửa là một hệ thống vòi phun nước áp lực với 13 vòi phun, nhiệt độ nước rửa là 26oC. Sau khi lon ra khỏi hệ thống vòi phun sẽ đổi chiều quay xuống để trút hết nước trong lon ra ngoài. Nước sau khi rửa sẽ theo máng hứng đưa ra ngoài.

Chiết bia và ghép nắp

Chiết và đóng nắp tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản và lưu thông trên thị trường, nâng cao tính thương mại cho sản phẩm.

Lon trước khi được băng tải chuyển tới hệ thống chiết rót sẽ được đổi chiều quay miệng lon lên trên. Sau đó lon sẽ đi vào thiết bị chiết có 30 vòi chiết, tại đây lon được chiết theo nguyên tắc đẳng áp (dựa trên sự chênh lệch áp suất trong lon và trong bồn chứa bia của máy chiết). Khi lon bắt đầu vào hệ thống, piston dập xuống, tiếp đó là CO2 được xả xuống trước, khi áp suất trong lon đạt 2,2 – 3,5 bar (bằng với áp suất của bồn chứa của máy chiết) thì van bia của miệng chiết tự động mở khóa, bia sẽ được chảy xuống xung quanh thành lon nhằm tránh sự tạo bọt và thất thoát CO2. Khi lon vừa ra khỏi hệ thống thì có một vòi phun khí CO2 với áp lực từ 0,45 – 0,7 bar và lưu lượng thổi vào khoảng 18 – 21 Nm3/h nhằm đẩy khí tạp, bọt ra khỏi lon và tạo áp suất thích hợp trước khi đóng nắp.

Bia được chiết trong hệ thống kín nhằm tránh sự xâm nhập của O2 gây đục bia và hư bia. Bia được chiết ở nhiệt độ 2 – 6oC và công suất làm việc của máy chiết và ghép nắp từ 18000 – 20500 lon/h.Tiếp đó lon được băng tải chuyển ngay đến máy ghép nắp có 5 đầu đóng nắp. Nắp lon được sắp xếp trong phễu và được chuyển theo một hướng vào máy ghép nắp. Tại đây lon được nạp nắp, tiếp đến con lăn cuộn cuộn mí nắp gập vào mí lon, đến con lăn ép ép chặt hai mí sát vào nhau. Lon sau khi ra khỏi máy ghép nắp được đổi chiều quay nắp xuống trước khi vào máy thanh trùng.

Thông số yêu cầu của máy ghép nắp và hình minh họa được thể hiện ở bảng 12

41

Bảng 12. Thông số yêu cầu của máy ghép nắp

Thông số Giá trị

Chiều cao ghép mí ngoài (mm) ≤ 2,75

Độ dày mối ghép (mm) 1,26 ÷ 1,36

Độ ghập thân lon (mm) 1,45 ÷ 1,85

Độ ghập nắp lon (mm) 1,4 ÷ 1,8

(Tài liệu Công ty Bia – Nước giải khát Sài Gòn – Tây Đô)

Các thông số mí ghép sẽ được kiểm tra tuần suất 8h/lần

Kiểm tra trạng thái lon sau khi ghép mí với tần suất 15 phút/lần

Hình 17. Các kích thước tiêu chuẩn của mối ghép

(http://lethanhlong.weebly.com/uploads/6/6/5/7/6657016/chuong2bao_bi_kim_loai.pdf)

Thanh trùng

Quá trình thanh trùng nhằm tiêu diệt toàn bộ tế bào vi sinh vật (kể cả nấm men trong bia) giúp ổn định chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản và thuận tiện cho người sử dụng. Lon bia sau khi đi qua hệ thống vòi phun nước rữa sẽ thay đổi chiều quay phần đáy lon lên trên trước khi đi vào thiết bị máy hấp thanh trùng. Thanh trùng thực hiện theo phương pháp thanh trùng Pasteur, hiện tại nhà máy đang thực hiện chế độ thanh trùng ở mức 11 – 12 PU. Ở PU này sẽ tiêu diệt được hầu hết các vi sinh vật và tạo cho bia có chất lượng tốt nhất. Thời gian để bia đi vào và ra khỏi hệ thống là 35,5 phút.

Hệ thống hấp thanh trùng bia lon được chia làm 9 khoang tương ứng với 3 vùng:

Bảng 13. Nhiệt độ các vùng của máy thanh trùng

Khoang 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhiệt độ o

C 29 35,2 46,8 60,5 60,5 60,5 49,4 39,2 33

42

- Vùng 1: từ khoang 1 đến khoang 3 gọi là vùng gia nhiệt sơ bộ - Vùng 2: từ khoang 4 đến khoang 6 gọi là vùng thanh trùng - Vùng 3: từ khoang 7 đến khoang 9 gọi là vùng làm mát.

Khi vào thiết bị thanh trùng, đầu tiên lon bia sẽ đi qua vùng gia nhiệt sợ bộ để nâng dần nhiệt độ của lon lên. Tác nhân gia nhiệt là nước nóng được phun ra từ các béc phun với áp lực 1,2 bar nước được phun dàn đều từ trên xuống nhằm làm tăng khả năng tiếp xúc của nước với lon. Kết thúc quá trình gia nhiệt sơ bộ các lon bia sẽ di chuyển đến vùng thanh trùng. Nhiệt độ ở các khoang này được duy trì ở 60,5oC thời gian các lon bia đi qua vùng thanh trùng từ 15 – 16 phút. Ở nhiệt độ và thời gian này sẽ tiêu diệt và đình chỉ hoàn toàn các vi sinh vật có trong bia. Sau đó lon tiếp tục đi qua vùng làm mát để hạ nhiệt độ xuống dần, đảm bảo khi ra khỏi thiết bị thanh trùng lon có nhiệt độ gần bằng với nhiệt độ môi trường.

Kiểm tra và in date lon

Mục đích: kiểm tra nhằm loại bỏ những lon bia không đạt khối lượng yêu cầu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Bia lon sau khi qua thiết bị thanh trùng sẽ được băng tải vận chuyển qua thiết bị thổi gió để thổi khô miệng lon, sau đó lon tiếp tục tới thiết bị kiểm tra lon. Những lon không đủ hoặc quá trọng lượng < 341 g sẽ bị đẩy ra ngoài, những lon đạt tiêu chuẩn sẽ tiếp tục theo băng tải qua thiết bị in date lon, tại đây máy sẽ phun mực in thông tin về ngày, giờ sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm vào giữa đáy lon.

Xếp thùng và in date thùng

Mục đích: nhằm tạo thành một đơn vị sản phẩm để thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản và phân phối đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng.

Sau khi in date xong lon bia sẽ được quay nắp lên và được đưa tới hệ thống gấp lon. Hệ thống đầu hút chân không sẽ hút lon bia đưa vào thùng, mỗi lần 72 lon tương ứng với 3 thùng, trung bình máy xếp được 800 thùng/h. Sau đó thùng được băng tải vận chuyển tới bộ phận đóng nắp thùng và được in date thùng theo định dạng như in date lon.

Kiểm tra thùng – chất pallet – bảo quản

Mục đích: kiểm tra nhằm xác định chính xác khối lượng của từng thùng hàng thành phẩm, đảm bảo chất lượng và uy tính của nhà sản xuất. Chất pallet để đảm bảo vận chuyển, bảo quản và quản lý dễ dàng.

Sau khi in date thùng sẽ được đi qua máy cân khối lượng thùng, khối lượng yêu cầu 8540 ÷ 8600 g, những thùng đạt khối lượng yêu cầu sẽ tiếp tục được băng tải vận

43

chuyển đến hệ thống chất pallet tự động, mỗi pallet có 100 thùng. Sau đó công nhân dùng xe nâng vận chuyển các pallet này vào kho bảo quản.

Kho bảo quản phải thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Bia thành phẩm được để theo từng lô riêng biệt và có ghi đầy đủ thông tin trên lô sản phẩm như ngày, giờ sản xuất, số lượng, mã số lô sản phẩm…

Tiêu chuẩn kỹ thuật bia thành phẩm thể hiện ở bảng 14.

Bảng 14. Tiêu chuẩn kỹ thuật bia thành phẩm

Tên chỉ tiêu ĐVT GTKCN GTCND GTMM GTCNT GTKCN

Độ hòa tan

nguyên thủy oP ≤ 11,84 11,85 ÷ 11,94 12,30 12,90 ÷ 12,94 ≥ 12,95 Độ cồn ở 20o

C % v/v ≤ 4,94 4,95 ÷ 5,04 5,40 5,60 ÷5,64 ≥ 5,65 Độ hòa tan biểu

kiến oP ≤ 1,50 1,50 ÷ 1,64 – 2,45 ÷ 2,54 ≥ 2,55 Độ chua (ml NaOH 0.1N/10ml Bia)  1,40 – 1,60 1,80  1,80 Hàm lượng CO2 hòa tan g/l  4,0 4,0 ÷ 4,2 5,0 5,9 ÷ 6,0  6,0 Độ màu EBC  6,0 – 7,0 8,5  8,5 Độ trong (Neph) % – – ≤ 10 18 ÷ 20  20 Hàm lượng Diacetyl mg/l – – ≤ 0,07 0,09 ÷ 0,10  0,1 Độ đắng BU  20,0 – 23,0 –  26,0 Độ hấp Không tốt – Tốt – –

Air (không phải

CO2) ml – –  1,0 1,8 ÷ 2,0  2,0

Độ bền bọt giây  170 170 ÷ 199 220 ÷ 300 351 ÷ 375  375

Khối lượng lon g  335 – 345 ± 4 – Lon phù

Chỉ số Iodine ≤ 0,25 0,31 ÷ 0,40  0,40

(Tài liệu Công ty Bia – NGK – Sài Gòn – Tây Đô) ĐVT: đơn vị tính

GTKCN: giá trị không chấp nhận GTCND: giá trị chấp nhận dưới GTMM: giá trị mong muốn GTCNT: giá trị chấp nhận trên

44

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ sản xuất bia tại công ty cổ phần bia – nước giải khát sài gòn – tây đô (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)