Xuất các nguyên tắc xây dựng BTST

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương cơ học SGK Vật lí lớp 8 THCS (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. xuất các nguyên tắc xây dựng BTST

2.1.1. Khái niệm BTST của Radưmovxki

Theo Radưmovxki BTST là bài tập trong đó xuất hiện những yêu cầu mà việc giải quyết chúng phải dựa trên những kiến thức và quy luật vật lí nhưng lại

thiếu những chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là dựa vào hiện tượng nào, quy luật nào. Bản chất của BTST là tìm được nguyên tắc giải quyết bài toán và các nguyên tắc đó thực chất đã chứa đựng trong các điều kiện của bài toán (không đánh đố). Việc tìm kiếm các nguyên tắc giải quyết bài toán quan trọng hơn kết quả (sản

phẩm), do đó vai trò đặc biệt của BTST là đặc trưng luyện tập, rèn luyện năng lực tư duy tìm kiếm giải pháp.

Như vậy, để giải BTST, học sinh cần phải có sự nhạy bén trong tư duy, khả năng tưởng tượng, sự vận dụng kiến thức một cách sáng tạo trong những tình huống

mới, hoàn cảnh mới, học sinh phát hiện ra những điều chưa biết đối với bản thân họ.

Loại bài tập này yêu cầu học sinh có khả năng đề xuất, đánh giá theo ý kiến riêng của HS.

Dựa trên quan điểm này và khái quát hóa những vấn đề về NLST cũng như

rèn luyện NLST cho HS trong dạy học vật lí đã trình bày ở chương 1 của luận văn,

có thể coi một bài tập là bài tập sáng tạo nếu thỏa mãn các yêu cầu sau :

- Phải dựa trên các hiện tượng, quy luật vật lí mà HS đã có, đã biết (không đánh đố HS).

- Chưa có những chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp cần sử dụng kiến thức cụ thể

nào.

- Nguyên tắc giải quyết bài tập là điều mới mẻ, chưa có. Tuy nhiên những

Ví dụ :

Sau khi học xong bài " Đo thể tích chất lỏng " SGK vật lí 6 –THCS có thể ra

bài tập có nội dung sau : Một chiếc can chứa 10 lít nước và hai chiếc can khác nhau

có thể tích 5 lít và 8 lít. Làm thế nào để trong chiếc can chứa nước chỉ còn lại 7 lít nước ?

Bài tập này là BTST vì mặc dù phải dùng đến kiến thức " đo thể tích của chất

lỏng " nhưng lại không có những điều kiện như trong bài học (bình chia độ, hay ca đong) . Tuy nhiên những điều kiện này lại nằm trong các dữ kiện của bài toán (can 8 lít và can 5 lít). Rõ ràng ở đây việc giải được bài toán không quan trọng bằng con đường tìm ra kết quả giải bài toán. Chắc chắn việc đổ nước từ can 10 lít vào can 8 lít, rồi lại đổ nước từ can 8 lít vào can 5 lít và cuối cùng đổ 5 lít nước vào can đầu

tiên sẽ in đậm mãi trong tư duy HS.

Trong bài toán trên, nếu học sinh đề ra cách dùng thước để chia lượng nước

trong can thành 10 phần bằng nhau thì đó cũng không phải là sáng tạo (mới) vì cách này cũng là cách dùng bình chia độ.

Nếu phân loại bài tập vật lí theo yêu cầu luyện tập kĩ năng và phát triển tư

duy học sinh thì có thể chia thành bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo.

Bài tập luyện tập Bài tập sáng tạo

Có algorit giải Không chỉ dẫn algorit giải

Áp dụng các kiến thức xác định đã biết để giải

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những

kiến thức cũ.

Dạng bài tập theo khuôn mẫu nhất định Không theo khuôn mẫu

Tình huống quen thuộc Tình huống mới

Có tính tái hiện Có tính phát hiện

Không yêu cầu khả năng đề xuất, đánh

giá

2.1.2. Quan niệm về STKH-KT theo lí thuyết TRIZ

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều phương pháp, phương pháp luận được

xây dựng dựa trên những cách tiếp cận khác nhau. Một cách gần đúng, có thể chia

các cách tiếp cận này thành bốn loại :

Cách 1. Cách tiếp cận thuần túy tâm lí. Ví dụ như phương pháp não công cổ điển.

Cách 2. Cách tiếp cận kết hợp tâm lí với một số kinh nghiệm mang tính khái

quát của những người có thành tích sáng tạo tốt.

Cách 3. Cách tiếp cận nhằm bao quát tất cả các phép thử có thể có để từ đó

có thể tìm ra tất cả các lời giải có thể có.

Cách 4. Cách tiếp cận dựa trên các quy luật phát triển hệ thống nhằm xây

dựng cơ chế định hướng trong tư duy sáng tạo (nhằm khắc phục nhược điểm cơ bản

nhất của phương pháp thử và sai).

Nổi bật nhất đó là Lí thuyết giải các bài toán sáng chế [14]được viết bằng

tiếng Nga và chuyển sang ký tự latinh là Teoriya Resheniya Izobretatelskikh Zadatch, viết tắt là TRIZ. Tác giả của TRIZ là ông Genrikh Saulovich Altshuller (1926 -1998), nhà sáng chế, đồng thời là nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng người Nga. TRIZ là phương pháp luận tìm kiếm những giải pháp kĩ thuật mới, cho

những kết quả khả quan, ổn định khi giải những bài toán khác nhau, thích hợp cho

việc dạy và học với đông đảo quần chúng.

TRIZ được xây dựng như là một khoa học chính xác, có lĩnh vực nghiên cứu riêng, các phương pháp riêng, ngôn ngữ riêng, các công cụ riêng. Hạt nhân của

TRIZ là Algorit giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo chuyển tự từ tiếng Nga là ARIZ).

ARIZ là một chương trình các hành động tư duy có định hướng, được kế

hoạch hóa. Nó có mục đích tổ chức hợp lí và làm tích cực hóa tư duy sáng tạo, bước đầu tạo cơ sở cho lí thuyết chung về tư duy định hướng. ARIZ có tính logic và linh

động. Về mặt logic, ARIZ có tác dụng phân nhỏ bài toán sáng chế thành từng phần,

nhất mặt mạnh của từng người như kiến thức, kinh nghiệm, trí tưởng tượng, linh

tính ... và hạn chế mặt yếu như tính ì tâm lí, sự phân tán trong suy nghĩ. Lợi ích của

ARIZ nói chung là nâng cao hiệu suất tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề.

Ý nghĩa của TRIZ là ở chỗ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải

bằng con đường ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kĩ thuật và sử

dụng chương trình tuần tự các bước, có kết hợp một cách hợp lí bốn yếu tố : tâm lí,

logic, kiến thức và trí tưởng tượng.

Bài toán (problem) là một tình huống người giải biết mục đích cần đạt nhưng

không biết cách đạt đến mục đích hoặc không biết cách tối ưu đạt đến mục đích

trong một số cách đã biết. TRIZ phân biệt hai loại bài toán :

Loại thứ nhất : Bài toán giáo khoa (còn gọi là bài tập) được phát biểu rõ ràng, gồm hai phần giả thiết và kết luận. Phần giả thiết trình bày các yếu tố cho trước đủ để giải bài tập, phần kết luận chỉ ra đúng mục đích cần đạt. Các bài tập này thường

gặp trong sách giáo khoa, sách bài tập và sử dụng phổ biến trong dạy học, nội dung

mang tính sách vở, xa rời thực tế.

Loại thứ hai : Bài toán sáng tạo (hay còn gọi là tình huống vấn đề xuất phát).

Người giải phải tự phát biểu bài toán, phần giả thiết có thể thiếu hoặc thừa hoặc vừa

thừa vừa thiếu, phần kết luận nêu mục đích chung chung không rõ ràng, không chỉ

ra cụ thể phải tìm được cái gì. Trong quá trình giải toán, người giải phải trải qua giai đoạn biến tình huống vấn đề xuất phát thành bài toán giáo khoa qua các bước sau :

- Phát hiện các tình huống vấn đề xuất phát có thể;

- Lựa chọn tình huống vấn đề xuất phát ưu tiên để giải quyết;

- Phát hiện và phát biểu phổ các bài toán cụ thể có thể có của tình huống vấn đề xuất phát ưu tiên;

- Phân tích, đánh giá và lựa chọn các bài tập giáo khoa cần giải.

Bài toán sáng tạo (vấn đề) có thể có phạm vi rộng hẹp khác nhau như cá

nhân, tập thể, quốc gia, toàn cầu hay thậm chí cả vũ trụ, có thể nảy sinh trong bất kì lĩnh vực nào, bất cứ thời điểm nào với bất kì ai. Các bài toán có mức độ khó khác nhau, tương ứng với mức sáng tạo khác nhau.

Để giải các bài toán sáng tạo, tạo ra các sản phẩm vật chất mới (có tính toàn cầu), TRIZ đã nêu ra 40 thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo.

Loại bài toán thứ hai này có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy linh

hoạt sáng tạo và đầu óc thực tiễn, có thể vận dụng trong dạy học. Tính mới, tính

sáng tạo trong dạy học có tính tương đối, cục bộ (mới đối với học sinh); trong môn vật lí có nhiều khả năng sử dụng các thủ thuật (nguyên tắc) của TRIZ để xây dựng

và giải các bài tập sáng tạo bởi vì các quy luật của vật lí học là cơ sở của hầu hết các

thiết bị kỹ thuật – sản phẩm của các bài toán sáng chế của nhân loại.

2.1.3. Đề xuất các nguyên tắc xây dựng BTST chương "Cơ học" Vật lí 8 THCS

Trên cơ sở phân tích những nội dung cốt lõi của khái niệm "BTST" như trên,

dựa trên sự phân tích nội dung chương trình cũng như hệ thống các bài tập trong chương "Cơ học" Vật lí 8 THCS chúng tôi đề xuất các nguyên tắc xây dựng BTST cho chương "Cơ học" vật lí 8 THCS gồm các nguyên tắc sau đây :

Nguyên tắc 1. Nguyên tắc kết hợp

Kết hợp các đối tượng (có thể là các bộ phận, dụng cụ, nhu cầu,...) hay kết

hợp về mặt thời gian các hoạt động nhằm mang lại tính năng vượt trội cho sản phẩm

hay giải pháp đó. Nguyên tắc này được vận dụng rất phổ biến trong lĩnh vực của

cuộc sống. Trong thực tế, các quá trình, sự kiện, yếu tố thường đan xen và có những

mối quan hệ hữu cơ với nhau, do đó luôn luôn tồn tại khả năng kết hợp các yếu tố,

sự kiện, quá trình này nhằm nâng cao hiệu quả cảu giải pháp.

Trong dạy học, nguyên tắc kết hợp được vận dụng ở chỗ kết hợp nhiều yếu

tố, dữ kiện, lời giải, nhiều bài toán thành bài toán mới.

Nguyên tắc 2. Nguyên tắc phân nhỏ (còn gọi là NT phân chia)

- Chia đối tượng thành các phần độc lập

- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được

- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng

NT phân nhỏ được áp dụng khá rộng rãi và linh hoạt trong cuộc sống. Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất, do đó sự phân nhỏ có thể mang lại cho đối tượng những tính chất mới, đôi khi khác hẳn tính chất cũ. Do đó, trước một

vấn đề lớn cần cố gắng tách thành các vấn đề nhỏ cần giải quyết, khi đó vấn đề trở nên đơn giản hơn.

Sử dụng vào dạy học: Giải quyết một bài toán khó, một vấn đề phức tạp nên tách thành nhiều bài toán nhỏ hơn, vấn đề đơn giản hơn để giải quyết chắc chắn sẽ đơn giản hơn.

Nguyên tắc 3. Nguyên tắc sử dụng trung gian

Nội dung: Sử dụng tất cả các yếu tố trung gian

Người ta luôn có khuynh hướng loại bỏ các yếu tố trung gian vì trung gian

thường gây nhiều phiền phức, tốn kém. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trung

gian là sự đòi hỏi khách quan nhằm mang lại những tính chất, hiệu ứng mới, lợi ích cao hơn.

Trong dạy học bài tập, nếu bài toán không thể giải quyết bằng cách áp dụng

trực tiếp các công thức, định luật đã có để giải thì có thể giải thông qua một bài toán trung gian hoặc đặt ẩn số trung gian sẽ làm cho bài toán trở nên dễ hơn.

Nguyên tắc 4. Nguyên tắc đảo ngược

- Thay vì thực hiện theo cách thông thường thì thực hiện theo cách ngược lại;

- Chuyển phẩn chuyển động của đối tượng thành đứng yên và ngược lại;

- Lật ngược đối tượng.

Nguyên tắc này là công cụ rất tốt để khắc phục tính ì tâm lí, tăng tính bao

quát và toàn diện trong suy nghĩ của người sử dụng.

Sử dụng vào dạy học: Từ một bài tập luyện tập thay đổi giả thiết thành kết

luận và ngược lại hoặc chuyển đối tượng từ trạng thái đứng yên thành chuyển động và ngược lại.

Nguyên tắc 5. Nguyên tắc linh động

- Cần thay đổi các đặc trưng, chức năng, cấu trúc, hình dạng, cách thức hoath động của các yếu tố các mối liên hệ, . . . miễn sao hệ thống hoạt động tối ưu trong tưng giai đoạn.

- Phân chia đối tượng thành từng phần có khả năng dịch chuyển đối với

nhau.

- Thay đổi không gian, tư thế và điều kiện hoạt động của đối tượng.

Nguyên tắc linh động đòi hỏi hệ thống cho trước chuyển từ không thay đổi

trong suốt quá trình hoạt động sang thay đổi để phù hợp tốt nhất với từng giai đoạn

khác nhau của quá trình đó. Nguyên tắc linh động là nguyên tắc sử dụng phổ biến

trong việc xây dựng và hướng dẫn HS giải BTST. Sử dụng NTST này, con người sẽ

linh hoạt hơn trong cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề.

Cùng với các nguyên tắc trên trong khi biên soạn các BTST chúng tôi còn

đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau :

- Các bài tập trong SGK và tài liệu tham khảo về cơ bản là các bài tập để học

sinh áp dụng các kiến thức lí thuyết, các định luật, các biểu thức, ... vào những trường hợp cụ thể, gồm cả các bài tập định tính và định lượng. Theo nhận xét của chúng tôi trong SGK chưa có những loại bài tập sáng tạo.

- Như đã phân tích ở chương 1, " sáng tạo " có đặc trưng là sản phẩm của nó

phải có tính cách tân mới mẻ. Tuy nhiên, " cái mới " là mới đối với học sinh, mới cả

về kiến thức cụ thể và phương pháp để thu nhận được kiến thức đó. Những điều "

mới mẻ " mà học sinh tạo ra được qua một bài toán cụ thể bao giờ cũng phải dựa

vào những kiến thức đã có, đã học. Điều này đặc biệt cần quan tâm nếu không

chúng ta sẽ phạm sai lầm, không tạo ra được " vùng phát triển gần nhất ".

- Các bài tập sáng tạo không nhất thiết phải là các bài tập khó.

Trong luận văn này, các BTST được biên soạn theo hướng :

+ Khai thác vào các khía cạnh mà SGK không đề cập đến – nghĩa là không có sẵn "mẫu", không thể bắt trước làm theo mà cần phải có "trực giác" và có những "đột biến" trong tư duy.

+ Trong chu trình sáng tạo khoa học của Radumovxki về cơ bản ở mọi giai đoạn đều có hoạt động sáng tạo nhưng chúng tôi đặc biệt chú ý đến ba giai đoạn :

Đưa ra dự đoán (giả thuyết); từ giả thuyết rút ra hệ quả có thể kiểm chứng được. đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra hệ quả.

Vì vậy, các bài tập sáng tạo cũng cần thiết kế sao cho phù hợp với chu trình

đó.

2.1.4. Đề xuất các tiêu chí của biểu hiện năng lực sáng tạo

Để đánh giá năng lực sáng tạo của HS sau khi học BTST về vật lí, chúng tôi

cần đưa ra các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí được xây dựng dựa trên chu trình sáng tạo khoa học của Radưmovxki (chương 1 luận văn) và dựa vào sự tương đồng giữa tư duy sáng tạo của nhà khoa học và tư duy sáng tạo của HS. Từ đó chúng tôi có thể

nêu ra các tiêu chí sau :

1- Ý tưởng xuất hiện độc đáo, mang tính bất ngờ, lóe sáng.

2- Phát hiện được vấn đề mới và đưa ra được dự đoán có căn cứ.

3- Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

4- Thực hiện thành công theo giải pháp đã lựa chọn.

5- Phát hiện vấn đề mới trong điều kiện quen biết, khả năng nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết. Biết đặt câu hỏi cho mình và cho người khác về

bản chất của sự kiện, tình huống, điều kiện.

6- Khả năng nhìn thấy cấu trúc của đối tượng nghiên cứu thực chất là khả năng bao quát nhanh chóng, nhiều khi là ngay lập tức các bộ phận, các yếu tố của các đối tượng trong mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương cơ học SGK Vật lí lớp 8 THCS (Trang 43)