Một số biện pháp dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương cơ học SGK Vật lí lớp 8 THCS (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Một số biện pháp dạy học sáng tạo trong môn vật lí ở trường phổ thông

1.2.3.1.Áp dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề :

Dạy học giải quyết vấn đề có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng năng lực tư

duy sáng tạo cho học sinh vì :

- Luôn đặt HS vào tình huống có vấn đề làm xuất hiện các nhu cầu giải quyết

vấn đề của HS (rèn luyện thói quen tự đặt câu hỏi hay thói quen phát hiện vấn đề

cần giải quyết của người học).

- Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Người giáo viên nên dạy học theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết

vấn đề. Tùy theo nội dung kiến thức của bài học, trình độ của học sinh, điều kiện về

thời gian và cơ sở vật chất nhà trường mà có thể áp dụng dạy học nêu và giải quyết

vấn đề theo các mức độ khác nhau.

1.2.3.2. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học

Các phương tiện dạy học gồm các thiết bị dạy học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, bàn ghế, các phương tiện kỹ thuật. Giáo án điện tử là một phương tiện dạy

học hiện đại, sử dụng đạt hiệu quả khá cao.

Sử dụng các phương tiện dạy học một cách hợp lí không những giúp HS có điều kiện nhận thức thế giới bên ngoài tốt hơn, rèn luyện TDST đồng thời giảm cường độ lao động của giáo viên. Phương tiện trực quan không những cung cấp cho

HS kiến thức bền vững, chính xác, mà còn gây hứng thú học tập, tăng chú ý đối với

bài học.

Khi tiếp xúc với các tình huống xảy ra trong thực tiễn ở các bài thí nghiệm

thực hành, tư duy của HS luôn được đặt trước vấn đề mới buộc phải suy nghĩ, tìm tòi, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của họ.

1.2.3.3. Rèn luyện trí tưởng tượng, tư duy không gian, tư duy logic cho học

sinh

Óc tưởng tượng, tư duy không gian, tư duy lôgic là ba năng lực rất cần thiết cho người lao động sáng tạo. Tưởng tượng là xây dựng trong đầu những hình ảnh

mới trên cơ sở các biểu tượng đã có. Tưởng tượng phong phú là yếu tố quan trọng

nhất góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.

Tư duy không gian phát triển tức là óc tưởng tượng không gian phong phú.

Không gian ở đây có thể là ba chiều hoặc vô số chiều. Nói cách khác, tư duy không

gian giúp cho cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau và tùy từng bài toán, ta chọn cách đi tới kết quả sớm nhất, hiệu quả nhất.

Bồi dưỡng tư duy không gian giúp cho việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng một

cách tổng thể và toàn diện hơn, tránh cách nhìn cục bộ, phiến diện về một vấn đề,

sự vật. Tư duy không gian phát triển làm cho qúa trình tư duy trở nên khách quan

hơn, toàn diện hơn, sáng tạo hơn.

Một chuỗi suy luận dù có mang tính sáng tạo hay không thì đều có suy luận

lôgic, vì vậy tư duy lôgic mà phát triển thì sẽ thúc đẩy được tư duy sáng tạo phát

triển, người có tư duy sáng tạo nhất định sẽ có suy luận lôgic tốt.

1.2.3.4. Bồi dưỡng phương pháp tự học

Chúng ta đã biết, tự học thì mới có thể hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức được vì

đó là đặc điểm thu nhận thông tin của bộ não đa số con người. Nếu học sinh tự lực

tìm được kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo thì sự lĩnh hội kiến thức

sẽ cao hơn nhiều. Giáo viên không những dạy cho học sinh cách tự học (tự tìm kiếm

và xử lí thông tin) ngay trên lớp mà còn hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà. Tự học là học sinh tự nghiền ngẫm, lật đi lật lại vấn đề, hình thành những

thắc mắc, những câu hỏi và cố gắng tự trả lời. Trong quá trình tự học đó, tư duy độc

lập, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo được hình thành và phát triển.

1.2.3.5. Giáo dục tính tích cực và sáng tạo cho học sinh

Giáo viên với kinh nghiệm và năng lực của mình cần :

- Khuyến khích, khơi gợi tiềm năng to lớn về học tập ở học sinh để họ tự đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, phát huy khả năng của họ. Có thể nêu gương các nhà khoa

học, sinh viên, học sinh tiêu biểu trong quá trình học tập bộ môn sẽ kích thích được

tiềm năng sáng tạo và quyết tâm phấn đấu học tập theo những tấm gương đó.

- Giúp học sinh rèn luyện để phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực

phát hiện và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương cơ học SGK Vật lí lớp 8 THCS (Trang 35)