Kết quả định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương cơ học SGK Vật lí lớp 8 THCS (Trang 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Kết quả định tính

Chúng tôi tiến hành đánh giá định tính thông qua điều tra GV, HS và quan sát hoạt động của lớp học trong các tiết dạy.

Kết quả cho thấy:

- Đối với lớp ThN:

+ HS có khả năng học BTST. Việc dạy học BTST đã tạo nên môi trường

dạy- học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, giữa các HS với nhau, kích thích

HS không chỉ ham học mà còn mong muốn khám phá tri thức khoa học thông qua

các hiện tượng thực tế từ các BTST.

+ Hệ thống BTST đã xây dựng có mức độ khó từ thấp đến cao nên phù hợp

với phần lớn HS có năng lực từ trung bình trở lên.

+ Sử dụng BTST vào dạy học kích thích sự say mê tìm tòi của học sinh.

Thông qua việc giải các BTST, HS đã được bồi dưỡng các NTST của TRIZ,

từ đó bồi dưỡng năng lực TDST cho HS.

- Đối với lớp ĐC:

+ Ở lớp ĐC, HS không được bồi dưỡng các NTST của TRIZ nên việc giải BTST đối với các em là khó khăn. Vì vậy, chỉ có một số HS có năng lực khá, giỏi

mới có thể giải được một số BTST.

+ Việc giải bài tập luyện tập chỉ có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, ít tạo ra sự tương tác tích cực trong quá trình học tập. Do đó ít kích thích tư

Đối chiếu với các tiêu chí biểu hiện năng lực sáng tạo mà chúng tôi đã đề

xuất :

+ Số học sinh hoàn thành các bài tập ở nhà khoảng trên 80% trên tổng số HS ở lớp thực nghiệm. Trong khi đó ở lớp đối chứng thì tỉ lệ này khoảng 60%.

+ Trong các giờ ở lớp thực nghiệm không khí học tập trong lớp sôi nổi, hào hứng, số HS phát biểu ý kiến và đưa ra dự đoán chiếm tỉ lệ 55% - 60%. So với lớp đối chứng tỉ lệ này từ 30% - 35%.

Bảng ( 3.1 ) đối chiếu với các tiêu chí đánh giá NLST mà chúng tôi đã trình bày trong chương 2 của luận văn.

Các tiêu chí đánh giá NLST

Tiêu chí

Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

TN 50% 60% 65% 55% 70% 60% 71% 70% 60% 57% 65%

ĐC 30% 25% 25% 20% 30% 15% 40% 20% 36% 30% 25%

Từ những kết quả trên cho thấy: HS rất thích thú với việc được tự mình tư

duy suy nghĩ giải các bài tập từ những lý thuyết đã học. Qua đó HS cũng làm quen tốt với quá trình, phương pháp tư duy trong vật lí, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy vật lí cho học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học chương cơ học SGK Vật lí lớp 8 THCS (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)