án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.2.6.1. Quảng Ninh
Là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, Quảng Ninh có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tƣ nhƣ: Có vị trí địa chiến lƣợc về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt- Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN-Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore; nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc không có đƣợc nhƣ: than đá, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi; có tài nguyên du lịch đặc sắc vào bậc nhất của cả nƣớc với nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới;
Hiện Quảng Ninh có 94 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 4.539,5 triệu USD, vốn thực hiện là 3.212,7 triệu USD. Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn, Quảng Ninh đã thực hiện những giải pháp sau đây:
- Ban hành quy định về trình tự thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ, gộp 08 quyết định trƣớc đây, tạo sự đồng bộ, thống nhất về hồ sơ, thủ tục hành chính,
32
phù hợp với quy định, tình hình thực tiễn hiện nay trong lĩnh vực đầu tƣ và đƣợc các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ đánh giá rất cao;
- Thực hiện cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính: Giảm 45% thời gian (từ 237 xuống còn 109 ngày) xử lý, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về lĩnh vực đầu tƣ; Nhiều thủ tục đƣợc cắt giảm, đơn giản hóa với phƣơng châm nhanh, hiệu quả quả, đặc biệt là công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tƣ;
- Thành lập các Tổ công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ để hỗ trợ, cung cấp thông tin, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan; theo dõi, cập nhật thông tin, đồng hành cũng nhà đầu tƣ.
- Xây dựng và vận hành phòng họp trực tuyến giữa Chủ tịch UBND tỉnh, các ngành, các địa phƣơng liên quan và chủ đầu tƣ để xem xét, quyết định lựa chọn địa điểm cho nhà đầu tƣ một cách nhanh nhất.
- Thực hiện đúng quy trình, thủ tục và thời gian quy định đối với việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả đối với lĩnh vực đầu tƣ, không có hồ sơ tồn và quá hạn; hỗ trợ, hƣớng dẫn, tƣ vấn kịp thời, đầy đủ cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp khi có đề nghị.
1.2.6.2. Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với dân số khoảng 1,2 triệu ngƣời; Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trƣờng nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động.
Trong giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm, Vĩnh Phúc thu hút đƣợc 25 dự án FDI, với vốn đăng ký 300 triệu USD. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 6.000 - 7.000 lao động, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh
33
Để đẩy mạnh thu hút và quản lý có hiệu quả các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Coi trọng quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng
Xác định quy hoạch là tiền đề, để chủ động lựa chọn các dự án đầu tƣ, tỉnh đã tập trung nguồn lực để xây dựng, bổ sung và công bố công khai các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển đô thị, khu và cụm công nghiệp. Đến nay Vĩnh Phúc đã đƣợc Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển 20 khu công nghiệp, với diện tích gần 6.000 ha. Trên cơ sở các quy hoạch đƣợc duyệt, tỉnh đã triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là các tuyến giao thông trục chính, hệ thống cấp nƣớc, xử lý nƣớc thải, cấp điện... ngoài hàng rào khu công nghiệp, nên đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lƣợng các công trình hạ tầng kết cấu phục vụ thu hút vốn FDI và nhu cầu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhà đầu tƣ và ngƣời dân
Với quan điểm phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo an sinh, công bằng xã hội, khi đã có nền tảng công nghiệp phát triển và nguồn thu ngân sách tăng nhanh, tỉnh Vĩnh Phúc là địa phƣơng đi đầu cả nƣớc trong việc xây dựng các cơ chế chính sách, nhằm hỗ trợ cuộc sống cho ngƣời dân, nhất là ở khu vực nông thôn, khu vực thu hồi đất làm công nghiệp, tạo điều kiện cho ngƣời dân chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhƣ Nghị quyết số 19/2008/NQ-HĐND về hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ thu nhập cho nhân dân các địa phƣơng mất đất làm công nghiệp; Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐND về nông nghiệp, nông dân và nông thôn... Bƣớc đầu, các chính sách đã đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần cải thiện điều kiện sống của nhân dân, giải quyết việc làm, ổn định xã hội, tạo sự đồng thuận từ chính quyền đến nhân dân trong việc phát triển công nghiệp và thu hút FDI.
Theo đánh giá, Vĩnh Phúc đang là một trong 13 tỉnh, thành phố có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ƣơng; đặc biệt là tỉnh đi trƣớc trong việc ban hành các cơ chế, chính sách mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông
34
thôn mới.Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Vĩnh Phúc luôn xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nƣớc.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quy trình xử lý hồ sơ các dự án đầu tƣ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN và ngoài NSNN; thực hiện công khai các hồ sơ, biểu mẫu liên quan để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện; Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc tiếp nhận hồ sơ, phối hợp và xử lý, giải quyết các thủ tục đầu tƣ cho nhà đầu tƣ; Xây dựng và đƣa phần mềm điện tử một cửa liên thông vào sử dụng nhằm tăng cƣờng công tác giám sát các cơ quan có trách nhiệm giải quyết TTHC đúng thời gian theo quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch, góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh thƣờng xuyên giải quyết và chỉ đạo các Sở, ngành giải quyết các vƣớng mắc về TTHC, giải quyết và trả kết quả cho nhà đầu tƣ đúng quy trình, quy định.
Xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử đối thoại chính quyền - doanh nghiệp. Đây là kênh tiếp nhận và trả lời các vƣớng mắc, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn với sự tham gia trả lời của 53 cơ quan liên quan.
Tổ chức tƣ vấn, hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ lập dự án và quy trình giải quyết TTHC, lập hồ sơ, biểu mẫu các TTHC đối với dự án đầu tƣ trực tiếp
1.2.6.3. Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đƣờng giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thƣơng mại của phía Bắc, Việt Nam.
Toàn tỉnh có 308 dự án FDI còn hoạt động, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký: 3.541,9 triệu USD; Diện tích chiếm đất của các doanh nghiệp FDI là: 479 ha (không tính diện tích của các dự án đầu tƣ hạ tầng), Suất đầu tƣ trung bình 6,62 triệu USD/ha. Đến nay, đã có khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tƣ
35
tại tỉnh Bắc Ninh. Các quốc gia có nhiều dự án tại tỉnh nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản; Đài Loan,... Một số tập đòan lớn đến đầu tƣ tại tỉnh nhƣ: Canon, Samsung, Honhai,
Để thu hút và quản lý các dự án FDI có hiệu quả, Bắc Ninh đã thực hiện một số giải pháp nhƣ:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chú trọng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp FDI, tạo môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, minh bạch.
- Ban hành Quy định về thủ tục hồ sơ, quy chế phối hợp thẩm định dự án, cấp Giấy phép đầu tƣ vào Khu công nghiệp Bắc Ninh và Quy chế phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với các Khu công nghiệp. Với những quy định đó sẽ giải quyết tốt nhất các yêu cầu của nhà đầu tƣ
- Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh, trong đó thực hiện tốt việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ, đất đai, xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC – thuộc Ngân hàng Thế giới WB). UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 165/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 quy định trình tự, thủ tục đầu tƣ xây dựng của doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những cải cách quan trọng góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong thời gian qua, đƣa Bắc Ninh xếp thứ 6 toàn quốc về chỉ số PCI năm 2010.
- Liên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ - Xây dựng - Tài nguyên và Môi trƣờng đã biên soạn Sổ tay hƣớng dẫn nhằm cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ các thủ tục đầu tƣ ngoài khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; các kỹ năng hoàn chỉnh hồ sơ tiến hành các thủ tục hành chính tại từng cơ quan; các tình huống thƣờng gặp và cách giải quyết; địa chỉ thụ lý hồ sơ theo từng thủ tục trong quá trình đầu tƣ của doanh nghiệp.
- Để hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài FDI tiếp tục phát huy hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phƣơng hƣớng thu hút FDI giai đoạn 2015-2020 theo hƣớng tăng chất lƣợng, hiệu quả cao và đảm bảo môi trƣờng theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với định hƣớng phát triển bền vững của tỉnh, có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án, cam kết về điều kiện tiền
36
lƣơng cho lao động, đóng góp tốt cho ngân sách địa phƣơng, phát triển đội ngũ lao động có kỹ năng cao. Ƣu tiên thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghệ sạch ít gây ô nhiễm môi trƣờng, tạo ra giá trị gia tăng sản phẩm lớn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên hƣớng tới phát triển bền vững.
- Bắc Ninh đã ban hành chính sách hỗ trợ ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ đặc thù theo Nghị quyết số 24/2011/NQHĐND ngày 29/9/2011 của HĐND tỉnh; Xây dựng cơ chế phối hợp rất nhịp nhàng, linh hoạt giữa cơ quan cấp tỉnh, nhà đầu tƣ và chính quyền địa phƣơng trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tƣ khi đi vào hoạt động ổn định. Thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp FDI để giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc đồng thời ngăn ngừa doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật, thực hiện kiên quyết rút giấy phép đầu tƣ, giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án, doanh nghiệp FDI không triển khai, chậm triển khai dự án, hoạt động không hiệu quả, vi phạm GCNĐT và quy định của Nhà nƣớc.
1.2.6.4. Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở 15o5520" đến 16o14‟10" vĩ tuyến bắc, 107o18‟30” đến 108o20‟00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Với vị trí trung độ của cả nƣớc, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nƣớc bạn Lào. Các trung tâm kinh doanh - thƣơng mại của các nƣớc vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dƣơng đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng, Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật độ dân số là 628,58ngƣời/km2, dân số khoảng hơn 1 triệu ngƣời.
Đà Nẵng hiện có 300 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký hơn 3,98 tỷ USD, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Bình quân 1 dự án là 13,27 triệu USD, thấp hơn bình quân chung của 1 dự án có đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam (14,45 triệu USD/dự án).
37
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Đà Nẵng chú trọng một số giải pháp sau đây:
- Không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng đầu tƣ sản xuất, kinh doanh thuận lợi, minh bạch; hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đà Nẵng luôn đứng tốp đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Đã Nẵng đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực. Các loại quy hoạch đƣợc thực hiện một cách cụ thể, minh bạch và công bố công khai minh bạch để các nhà đầu tƣ và các tổ chức, cá nhân quan tâm tiếp cận dễ dàng.
- Thực hiện cơ chế kết nối trực tiếp giữa Chủ tịch thành phố với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ; Đà Nẵng đã làm tốt việc tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục và hỗ trợ nhà đầu tƣ giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc một cách nhanh chóng. Tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc;
- Đà Nẵng là địa phƣơng thực hiện nhanh nhất công tác bồi thƣờng, GPMB cho các dự án đầu tƣ, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Do đó, tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất nhanh, đem lại hiệu quả rõ nét cho Thành phố.
1.2.6.5. Bài học cho Nghệ An
Qua tìm hiểu những kinh nghiệm của một số địa phƣơng, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn, tỉnh Nghệ An cần tập trung thực hiện một số vấn đề trọng tâm sau:
Một là, Tăng cƣờng năng lực của bộ máy quản lý các dự án có vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài; Hình thành đƣợc đầu mối thống nhất trong việc tiếp xúc, tƣ vấn, hỗ trợ thực hiện các TTHC và xử lý khó khăn, vƣớng mắc cho nhà đầu tƣ trong quá trình vận hành dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Hai là, Tăng cƣờng cải cách hành chính, trong đó chú trọng cải cách thủ tục