3.2.1. Về công tác quy hoạch
3.2.1.1. Về quy hoạch chung
Công tác quy hoạch luôn đƣợc tỉnh quan tâm, các quy hoạch đều đƣợc thực hiện theo quy định về trình tự lập, thẩm định có sự tham gia của các ngành, các cấp;
Các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 4/12/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quyết định số 6000/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 21/11/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ V/v phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025; và các Nghị quyết Đại hội Đảng,...) đã đƣợc xây dựng và ban hành làm căn cứ, định hƣớng để triển khai lập và thực hiện các quy hoạch ngãnh, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đồng thời làm cơ sở để định hƣớng vận động, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, trong đó có nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài..
Các dự án đầu tƣ đặc biệt là các dự án FDI của tỉnh khi đƣợc chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ đều đƣợc cơ quan thẩm định xem xét sự phù hợp với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quy hoạch vẫn còn một số tồn tại nhƣ: Vẫn còn tình trạng các cơ quan nhà nƣớc "chạy" theo dự án của nhà đầu tƣ mà chƣa phù hợp quy hoạch, thể hiện rõ nhất điều này là hầu hết các dự án
64
có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh là do nhà đầu tƣ tự đề xuất, không xuất phảt từ nhu cầu, danh mục dự án vận động, kêu gọi xúc tiến đầu tƣ của tỉnh. Việc chạy theo nhà đầu tƣ dẫn đến một hệ lụy là tất cả các quy hoạch từ quy hoạch ngành lĩnh vực đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất,.. đều phải điều chỉnh, bổ sung để dự án đƣợc triển khai thực hiện đảm bảo "tính phù hợp" trên pháp lý. Do đó, điều này đã dẫn đến tiến độ triển khai các thủ tục đầu tƣ của các dự án rất chậm (nhất là khâu bồi thƣờng, GPMB do chƣa có trong kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện), kéo theo tiến độ hoàn thành dự án đƣa vào sử dụng chậm hơn nhiều so với dự kiến của nhà đầu tƣ. Mặt khác, thể hiện chất lƣợng lập quy hoạch không cao, còn xa rời thực tiễn và chƣa bám sát nhu cầu của nhà đầu tƣ, của thị trƣờng.
Do công tác dự báo lập quy hoạch còn yếu, không lƣợng hóa đƣợc những vấn đề phát sinh khi triển khai thực hiện nên một số dự án nhƣ Dự án sản xuất sắt xốp Kobelco (Nhật Bản), Trồng rừng Innov Green (Đài Loan),.. không thể triển khai thực hiện đƣợc do không có vùng nguyên liệu, qua hơn 4 năm đăng ký vẫn còn trên giấy mà chƣa đƣợc xử lý dứt điểm. Một số dự án đầu tƣ trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đƣợc cấp phép mà không gắn với quy hoạch chế biến sâu, dẫn đến hiệu quả không cao, lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trƣờng. Mặt khác, xuất phát từ nhu cầu khuyến khích, thu hút các dự án đầu tƣ, đặc biệt là một địa phƣơng khó khăn nhƣ Nghệ An, là một địa phƣơng đang "khát" vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, tiến độ xây dựng quy hoạch của một số ngành, địa phƣơng vẫn còn chậm so với tiến độ, một số dự án quy hoạch kéo dài chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; Chất lƣợng quy hoạch còn nhiều tồn tại và hạn chế, phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần, một số quy hoạch thuộc các dự án chậm tiến độ thi công và hoàn thiện. Hơn nữa, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mới chỉ có danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tƣ, chƣa đề cập đến danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, do đó chƣa có định hƣớng cho việc tập trung nguồn lực để thu hút đầu tƣ các dự án này.
65
3.2.1.2. Về quy hoạch xúc tiến đầu tư và xây dựng, ban hành danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng.
UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch xúc tiến đầu tƣ và phát triển kinh tế đối ngoại đến năm 2010 tại Quyết định số 5821/QĐ- UBND ngày 29/12/2011; ban hành Quyết định số 3373/QĐ-UBND ngày 21/7/2013 về phê duyệt Đề án Tập trung thu hút đầu tƣ vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Theo đó, xác định rõ mục tiêu, định hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và quản lý các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Căn cứ quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành khác báo cáo kết quả đạt đƣợc trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ và phát triển kinh tế đối ngoại và xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo. Đồng thời, tiến hành rà soát, bổ sung để UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tƣ (bao gồm vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) và xây dựng proflie dự án làm cơ sở vận động xúc tiến đầu tƣ.
Tuy nhiên, công tác này trong những năm qua còn vấp phải một số thiếu sót và nhƣợc điểm, mà tập trung là:
- Tỉnh chƣa có kế hoạch dài hạn về kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Thiếu quy hoạch cụ thể ngành, quy hoạch mặt hàng, nhóm sản phẩm theo yêu cầu đầu tƣ.
- Thiếu hiểu biết về đối tác nƣớc ngoài, nhất là về tƣ cách pháp nhân và năng lực tài chính. Do đó, có nhiều công trình phải bỏ dở hoặc kéo dài do bên nƣớc ngoài thiếu vốn nhƣ Dự án Nhà máy sản xuất lắp ráp điện thoại Trung Thiên (liên doanh với đối tác Trung Quốc), Dự án liên doanh Hồng Thái -SIT (liên doanh với đối tác của Úc,...). Phía đối tác Việt Nam cũng thiếu khả năng tài chính để góp vốn, thông thƣờng chỉ góp bằng quyền sử dụng đất, tỉ lệ góp vốn thấp, vị trí trong liên doanh hợp tác không tƣơng xứng.
- Thiếu hiểu biết về luật, kể cả luật Việt Nam và những luật và tập quán quốc tế phổ biến, do đó hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian xin giấy phép.
66
- Danh mục dự án ƣu tiên kêu gọi vốn đầu tƣ của tỉnh tuy có làm, nhƣng chất lƣợng chƣa cao, thông tin chƣa đầy đủ hoặc chƣa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tƣ, do đó chƣa tạo ra thế chủ động trong kêu gọi hợp tác đầu tƣ. Mặt khác, các ngành cũng chƣa chủ động trong việc xây dựng danh mục dự án chuyên ngành để triển khai vận động.
3.2.1.3. Công tác thẩm tra dự án và lựa chọn nhà đầu tư
Một trong những nguyên nhân khiến dự án triển khai chậm là việc lựa chọn các dự án thiếu tính khả thi, các nhà đầu tƣ thiếu năng lực.
Nhận thức đƣợc điều này, trong thời gian qua, công tác thẩm tra năng lực của nhà đầu tƣ và lựa chọn dự án đầu tƣ có tính khả thi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc quan tâm chú trọng hơn, không còn tình trạng thu hút, kêu gọi các dự án "tràn lan", quan tâm đến số lƣợng nhƣ giai đoạn trƣớc năm 2006. Cùng với việc áp dụng và triển khai thực hiện Luật Đầu tƣ chung năm 2005, từ năm 2006, Nghệ An đã dần xem trọng chất lƣợng dự án và năng lực của nhà đầu tƣ. Công tác thẩm tra năng lực và điều kiện thực hiện dự án của nhà đầu tƣ thực hiện ngay từ bƣớc chủ trƣơng đầu tƣ. Theo đó, nhà đầu tƣ khi đề xuất thực hiện dự án phải làm rõ các vấn đề: (1) Tính khả thi của dự án (thông qua việc tính toán dự kiến các chỉ tiêu nhƣ: Thời gian thu hồi vốn, số lƣợng lao động sử dụng, nộp ngân sách,..), nhu cầu sử dụng đất và sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, suất vốn đầu tƣ (tổng vốn đăng ký đầu tƣ/diện tích đất sử dụng), phƣơng án huy động vốn và chứng minh nguồn vốn tự có để thực hiện dự án, đảm bảo dự án có thể triển khai đúng tiến độ.
Tuy nhiên, việc thẩm tra các dự án đầu tƣ có tính khả thi, sàng lọc các nhà đầu tƣ có năng lực còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến nay, các văn bản pháp luật hiện hành chƣa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và hồ sơ cho việc lựa chọn, thẩm tra năng lực của nhà đầu tƣ. Trƣớc đây, các văn bản pháp luật không khống chế tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khi thực hiện dự án (trừ một số lĩnh vực nhƣ khai thác khoáng sản, bất động sản, thủy điện,.. quy định tỷ lệ từ 15-30% tổng mức đầu tƣ của Dự án). Đến năm 2013, theo quy định của Luật Đất đai, nhà đầu tƣ chỉ phải chứng minh từ 15% đến 20% vốn chủ sở hữu (vốn tự có) trong tổng mức đầu tƣ
67
thực hiện dự án, phần còn lại có thể vay ngân hàng hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
Trên thực tế, việc thẩm định năng lực của các nhà đầu tƣ nhƣ thế nào thì rất khó để xác định mặc dù, về mặt hồ sơ, thủ tục đáp ứng yêu cầu và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Lâu nay, việc thẩm tra năng lực tài chính và điều kiện thực hiện dự án còn chủ yếu căn cứ vào hồ sơ, tài liệu do nhà đầu tƣ cung cấp về mặt giấy tờ mà thiếu sự kiểm nghiệm, thẩm tra, xác minh trên thực tế. Do đó, chất lƣợng thẩm tra có lúc khó sát đúng với năng lực thực tế của nhà đầu tƣ.
Mặc dù, các quy định của Luật Đầu tƣ năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013 đã phần nào giải quyết đƣợc vấn đề này trên cơ sở quy định ký quỹ thực hiện dự án. Theo đó, Nhà đầu tƣ khi triển khai thực hiện dự án phải thực hiện ký quỹ từ 1- 3%/tổng mức đầu tƣ đăng ký tùy loại dự án. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ cũng nhƣ các bộ, ngành liên quan vẫn chƣa ban hành văn bản hƣớng dẫn việc triển khai thực hiện ký quỹ đầu tƣ. Do đó, Nghệ An cũng chƣa triển khai áp dụng quy định này.
3.2.2. Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, văn bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đối với các địa phƣơng nhƣ Nghệ An, thì ngoài hệ thống chính sách của trung ƣơng quy định, các văn bản pháp lý hƣớng dẫn thực hiện hoặc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của địa phƣơng cần đảm bảo sự phù hợp nhất quán với chính sách của trung ƣơng và trong thẩm quyền đã đƣợc trung ƣơng phân cấp.
Tỉnh Nghệ An đã chấp hành và triển khai thực hiện khá kịp thời, đúng quy định các văn bản luật, dƣới luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung hệ thống pháp luật và các văn bản dƣới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đầu tƣ của Việt Nam chƣa hoàn chỉnh, vẫn còn sự không tƣơng thích giữa các quy định của văn bản luật và dƣới luật về đầu tƣ với các văn bản luật và dƣới luật chuyên ngành khác. Một số quy định trong các văn bản còn chƣa rõ ràng, thiếu cụ thể. Điều này gây ít nhiều khó khăn cho các địa phƣơng nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng trong việc triển khai thực hiện.
68
hóa và ban hành các văn bản phù hợp với đặc điểm riêng của địa phƣơng theo nguyên tắc nhất quán trong kêu gọi các nhà đầu tƣ. Đó là nhà đầu tƣ đƣợc hƣởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ thấp nhất theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh và các ngành, các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án triển khai và sớm đi vào hoạt động có hiệu quả. Cụ thể:
3.2.2.1. Các chính sách quy định về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ khi muốn tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh cải cách hành chính, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 10/7/2012 V/v ban hành trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tƣ trực tiếp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, UBND tỉnh quy định các thủ tục đầu tƣ thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông, nhà đầu tƣ chỉ phải đến một cơ quan duy nhất để đƣợc hƣớng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả cho 10 nhóm thủ tục đầu tƣ bao gồm: (1) Chủ trƣơng đầu tƣ, (2) Lập và trình phê duyệt quy hoạch (gồm quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực), (3) Đăng ký đầu tƣ/thẩm tra cấp GCNĐT, (4) Lập và trình thẩm định Thiết kế cơ sở, (5) Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, (6) Bảo vệ môi trƣờng (Cam kết bảo vệ môi trƣờng/Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng), (7) Bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, (8) Xác định giá đất, (9) Giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSD đất và (10) cấp Giấy phép xây dựng.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, UBND tỉnh cũng đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại các Quyết định số 2682/QĐ- UBND ngày 18/7/2012 V/v thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 V/v ban hành Quy chế hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông;
Qua hơn hai năm thực hiện, việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc tiếp nhận, hƣớng dẫn, giải quyết các thủ tục đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ tại Nghệ An, bao gồm dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh chƣa thực sự hiệu quả và còn nhiều bất cập. Mặc dù, các quy định về trình tự, thủ tục đã đƣợc quy định rõ, tuy nhiên, do tính chất phức tạp của một dự án đầu tƣ
69
đó là chịu sự điều chỉnh của quá nhiều văn bản pháp luật nên việc triển khai các thủ tục đầu tƣ của các dự án thƣờng bị chặt khúc theo từng nhóm thủ tục đầu tƣ, dẫn đến kéo dài và mất rất nhiều thời gian của nhà đầu tƣ, thậm chí thủ tục này chờ thủ tục kia, quy định này không thể triển khai đƣợc do vƣớng quy định kia. Hiện nay, với 10 nhóm thủ tục đầu tƣ, tổng thời gian thực hiện theo quy định là từ 129 - 225 ngày làm việc (khoảng 5,8 - 10,2 tháng không bao gồm thời gian bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ); 309 - 405 ngày làm việc (tƣơng đƣơng 14,1 tháng đến 18,4 tháng bao gồm cả thời gian bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, riêng thủ tục bồi thƣờng, GPMB theo quy định mất thời gian khoảng 06 tháng). Trên thực tế, thời gian thực