0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tình hình các dự án FDI tại Nghệ An

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 60 -60 )

Phân tích thực trạng các dự án FDI tại Nghệ An đƣợc phân chia theo 2 giai đoạn: 2006 - 2010 và 2011 - 2014. Việc phân chia thành hai giai đoạn nhƣ trên để phù hợp với chu kỳ kế hoạch kinh tế xã hội đầu tƣ của địa phƣơng là 5 năm và phù hợp với tính chất của chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh Nghệ An

3.1.2.1. Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An a) Phân theo giai đoạn

- Giai đoạn 2006 - 2010

Giai đoạn này, với sự ra đời của Luật Đầu tƣ 2005 (thay thế cho Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam) và Nghị định hƣớng dẫn thi hành số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, cũng nhƣ các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, tỉnh Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực thu hút các dự án FDI. Với những biện pháp linh hoạt, những chính sách ƣu đãi mạnh mẽ đối với nhà đầu tƣ, tỉnh đã thu đƣợc những kết quả khả quan trong thu hút vốn FDI. Trong 05 năm này, tỉnh đã cấp GCNĐT cho 315 dự án/125.378 tỷ đồng, trong đó, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) có 24 dự án/1.163,61 triệu USD vốn đăng ký (so với 17 dự án/183,1 triệu USD của giai đoạn trƣớc năm 2006, tăng 1,42 lần số lƣợng dự án và 6,35 lần vốn đăng ký), bình quân 48,48 triệu USD/1 dự án. Đặc biệt năm 2010, vốn FDI đăng ký tăng đột biến do có cú hích từ Dự án sản xuất sắt xốp Kobelco Nhật Bản (1,0 tỷ USD). Tuy nhiên, số lƣợng các dự án đầu tƣ hoàn thành đi vào hoạt động trong giai đoạn này chỉ có 04 dự án đã với vốn thực hiện đạt 22,52 triệu USD, bằng 1,548% vốn đăng ký (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kế hoạch xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại 2011-2015, định hướng đến 2020)

So với các dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc, các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn khá khiêm tốn về cả số lƣợng lẫn quy mô dự án. Trong giai đoạn 2006 - 2010, xuất hiện nhiều dự án cón vốn đầu tƣ trong nƣớc có quy mô lớn, công nghệ cao nhƣ chăn nuôi và chế biến sữa quy mô công

52

nghiệp tập trung (1,2 tỷ USD), các nhà máy thủy điện có công suất hoạt động lớn (từ 100 MW đến 320 MW), các nhà máy bia có công suất từ 50-150 triệu lít/năm...

Các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong giai đoạn này biến động theo hai xu hƣớng khác nhau so với giai đoạn trƣớc: Vốn đăng ký trung bình của dự án tăng so với giai đoạn trƣớc trong khi vốn thực hiện trung bình của dự án lại giảm so với giai đoạn trƣớc. Điều này thể hiện sự mất cân đối trong thu hút các dự án FDI và sự bất ổn trong môi trƣơng đầu tƣ để triển khai thực hiện dự án. Mới có số ít dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả, đóng góp ngân sách địa phƣơng và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của tỉnh còn thấp.

- Giai đoạn 2011 – 2014

Giai đoạn này, do khủng hoảng kinh tế trong nƣớc và trên toàn thế giới nên thu hút các dự án FDI giảm sút. Với quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, tỉnh Nghệ An đã thu đƣợc những kết quả khích lệ trong thu hút các dự án FDI. Trong 04 năm này, tỉnh đã thu hút đƣợc 18 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 123,1 triệu USD, bình quân 6,83 triệu USD/01 dự án. Trong đó, có 08 dự án hoàn thành đi vào hoạt động với vốn thực hiện đạt 80,68 triệu USD (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2014. Đề án Tập trung thu hút vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)

Đặc trƣng thu hút của giai đoạn này là các dự án FDI tuy có quy mô nhỏ, vốn đăng ký bình quân/1 dự án thấp, nhƣng các dự án đƣợc triển khai xây dựng và hoàn thành đƣa vào hoạt động nhanh, nên tỷ lệ giải ngân so với đăng ký đạt cao. Tốc độ triển khai vài giải ngân vốn của các dự án FDI trong giai đoạn này tăng cao gấp 3,7 lần so với với giai đoạn trƣớc do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc tỉnh Nghệ An chủ yếu đầu tƣ vào khu công nghiệp và các cụm công nghiệp đã có mặt bằng sạch hoặc có bồi thƣờng nhƣng chủ yếu là bồi thƣờng về hoa màu nên việc triển khai dự án đƣợc thực hiện nhanh chóng và thuận lợi.

Giai đoạn này, các dự án FDI bƣớc đầu theo đúng quy hoạch của tỉnh Nghệ An, trong đó chủ yếu là những dự án đầu tƣ vào lĩnh vực may mặc xuất khẩu, sản xuất linh kiện điện tử sử dụng số lƣợng lớn lao động mà tỉnh Nghệ An đang cần để giải quyết số lƣợng lớn lao động phổ thông của tỉnh.

53

Tóm lại, thu hút các dự án FDI vào Nghệ An trong hai giai đoạn nêu trên có sự biến động không đều và không hình thành một xu hƣớng nào rõ rệt. Cụ thể:

- Giai đoạn 2006 - 2010: Thu hút các dự án FDI vào Nghệ An không hình thành một xu hƣớng cụ thể nào mà biến động tăng giảm đan xem qua từng năm. Điều này xuất phát từ sự mất cân đối trong thu hút, cơ cấu đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực bất hợp lý và sự bất ổn định trong môi trƣờng đầu tƣ (đặc biết là chính sách đất đai).

- Giai đoạn 2011 - 2014: Thu hút các dự án FDI vào Nghệ An có xu hƣớng giảm về quy mô và số lƣợng nhƣng lại tăng chất lƣợng về vốn đầu tƣ thực hiện. Điều này là do tỉnh Nghệ An đã làm tốt công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, nhanh chóng bàn giao đất sạch cho nhà đầu tƣ và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và các ngành liên quan.

b) Phân theo hình thức đầu tư

Có 03 hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và 100% vốn nƣớc ngoài.

Trong đó, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài chiếm tỷ trọng lớn cả về số lƣợng dự án cũng nhƣ vốn đăng ký và vốn thực hiện (39 dự án/1.287,45 triệu USD, chiếm 66,1% số lƣợng dự án và 87,56% số vốn đăng ký). Điều này có đƣợc là do chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh Nghệ An đã trở nên thông thoáng hơn, lĩnh vực hạn chế đƣợc thu hẹp, tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ an tâm hơn khi đầu tƣ vào địa bàn tỉnh.

Theo hình thức liên doanh: Có 15 dự án/178,7 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 25,4% số lƣợng dự án và 12,15% số vốn đăng ký)

Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Có 05 dự án/3,691 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 8,47% số lƣợng dự án và 0,27% số vốn đăng ký thực hiện.

Bảng 3.1. Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo hình thức đầu tư từ năm 2006 đến 2014

Hình thức đầu tƣ Dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện Số lƣợng Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (triệu

54

Liên doanh 15 25,4 178,7 12,16 20,07 8,18 BCC 5 8,47 3,691 0,25 0,19 0,08 100% vốn nƣớc ngoài 39 66,1 1.287,45 87,59 225,02 91,74 Tổng số 59 100 1.469,80 100 245,28 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)

c) Phân theo địa bàn

Các dự án FDI đƣợc phân chia theo địa bàn phân cấp quản lý về đầu tƣ là trong các KCN, KKT Đông Nam Nghệ An và ngoài các KCN, KKT Đông Nam Nghệ An. Đối với các dự án trong KCN, KKT thì Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An quản lý và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, còn đối với các dự án ngoài KCN, KKT thì UBND tỉnh quản lý và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ.

Các dự án FDI hiện nay vẫn chủ yếu tập trung ở KCN, KKT với 21 dự án/1.122,4 triệu USD (Chiếm 35,6% số lƣợng dự án và hơn 76,3% tổng vốn đăng ký trong toàn tỉnh). Số lƣợng các dự án đầu tƣ bên ngoài KCN, KKT Đông Nam tuy lớn hơn với 38 dự án/347,8 triệu USD nhƣng có vốn đăng ký và thực hiện thấp hơn cũng nhƣ quy mô nhỏ hơn. Kết quả này là do các KCN và KKT Đông Nam có sẵn mặt bằng và cơ sở hạ tầng, quy trình thủ tục nhanh gọn. Ngoài ra, Tỉnh và Trung ƣơng có các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ riêng cho các dự án đầu tƣ vào các KCN, KKT Đông Nam.

Bảng 3.2. Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo địa bàn từ 2006 -2014

Địa bàn

đầu tƣ

Dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện

SL Tỷ

trọng Số vốn Tỷ trọng Số vốn Tỷ trọng

Ngoài

KCN, KKT 38 64,4 347,8 23,7 63,4 43,35

Trong

KCN, KKT 21 35,6 1.122,4 76,3 82,85 56,65

Tổng số 59 100 1.469,8 100 245,28 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)

55

d)Phân theo lĩnh vực

Tính từ năm 2006 đến 2014, thu hút vốn FDI tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (31 dự án/1.232,13 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 52,55% số lƣợng dự án và 83,82% số vốn đăng ký. Tiếp theo là các ngành công nghiệp khai khoáng (13 dự án/38,17 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 22,03% số lƣợng và 2,6% số vốn); các dự án vào lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, thủy sản có 7 dự án/164,7 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 11,86% số lƣợng và 11,21% số vốn đăng ký. Còn lại là các dự án trong lĩnh vực Dịch vụ lƣu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo,.. (Chi tiết Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Thu hút vốn FDI vào Nghệ An theo lĩnh vực đầu tư từ 2006 -2014

Lĩnh vực Dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện Số lƣợng Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

(triệu USD) (triệu USD)

Nông, lâm, nghiệp, thủy sản 7 11,86 164,7 11,21 54,68 22,29 Khai khoáng 13 22,03 38,17 2,60 20,80 8,48 Công nghiệp chế biến, chế tạo 31 52,55 1.232,13 83,82 160,49 61,76 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 6 10,17 34,41 2,34 18,12 7,39 Giáo dục và đào tạo 2 3,39 0,39 0,03 0,19 0,08 Tổng số 59 100 1.469,8 100 245,28 100

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại hàng năm từ năm 2006-2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An) e)Theo đối tác đầu tư:

Tính từ năm 2006 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thu hút dự án FDI từ 9 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu đến từ các nƣớc Châu Á, Các nƣớc châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ) chiếm tới 94,87% số dự án, 99,28% vốn đăng ký và 93,85% vốn thực hiện. Đặc biệt Nhật Bản có 02 dự án

56

với vốn đăng ký chiếm hơn 80,9%, tuy nhiên vốn thực hiện chỉ chiếm 10,94%, các dự án của Hàn Quốc chiếm số lƣợng lớn chiếm 41,02% số lƣợng dự án, tuy nhiên chỉ chiếm 6,1% vốn đăng ký. Các nƣớc Châu Âu chiếm tỷ trọng thấp trong thu hút vốn FDI là bất lợi cho tỉnh Nghệ An vì không tận dụng đƣợc công nghệ tiên tiến, giảm khả năng tiếp thu công nghệ nguồn hiện đại, cũng nhƣ trình độ quản lý từ các nƣớc phƣơng Tây, là đối tác quan trọng trong chiến lƣợc phát triển.

Bảng 3.4. Biểu thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư từ 2006- 2014

Đối tác Dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện Số lƣợng Tỷ trọng Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (%) (%) (%) (triệu USD) Ấn Độ 3 5,08 7,8 0,53 2,62 1,068 Đài Loan 5 8,47 12,63 0,86 2,25 0,917 Hà Lan 1 1,69 16 1,09 16 6,523 Hàn Quốc 17 28,81 78,5 5,34 66,4 27,063 Hồng Kông 2 3,39 8,94 0,61 5,81 2,369 Nhật Bản 3 5,08 1.024,51 69,70 16,4 6,686 Pháp 1 1,69 19 1,29 4 1,631 Thái Lan 6 10,17 34,07 2,32 17,04 6,945 Trung Quốc 13 22,03 108,34 7,37 41,78 17,034 Khác 8 13,56 160,01 10,89 73,0 29,764 Tổng cộng 59 100 1469,8 100 245,28 100

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại từ năm 2006-2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư )

3.1.2.2. Đánh giá về các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Nghệ An trong thời gian qua.

a) Kết quả đạt được

Việc thu hút và triển khai các dự án FDI trong những năm qua có ý nghĩa hết quan trọng đối với sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh. Từ năm 2006 đến nay thu ngân sách từ khu vực FDI luôn tăng theo từng năm. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể nhƣ bảng sau

:

57

Biều 3.5. Hiệu quả các dự án FDI vào Nghệ An giai đoạn 2006 -2014

Năm Số dự án (lũy kế qua các năm) Vốn đăng ký (luỹ kế qua các năm) ĐVT: Triệu USD Vốn thực hiện (luỹ kế qua các năm) Triệu USD Thu ngân sách từ các DN FDI (Tỷ đồng) Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP (%) Số lao động làm việc tại các DN FDI Số lao động làm việc trong các DN FDI 2006 20 204,9 33,92 20,48 1,49 21 1.863 2007 24 273,1 42,66 33,74 1,29 19 1.226 2008 29 300,16 43,59 53,25 1,27 25 1.208 2009 34 313,13 44,59 62,54 1,27 35 1.448 2010 41 1.347,06 53,04 112,21 1,32 41 3.949 2011 45 1.399,49 89,22 102,19 1,59 107 8.284 2012 51 1.434,09 122,72 185,28 2,14 92 9.906 2013 56 1.463,17 233,72 197,24 2,31 109 15.104 2014 59 1.469,82 245,3 261,08 2,42 131 20.292

(Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An, Niên giám thống kê hàng năm từ 2006-2014)

Nhìn lại bức tranh toàn cảnh đầu tƣ nƣớc ngoài vào Nghệ An, các dự án FDI của tỉnh đã góp phần đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu nhƣ sau:

- Các dự án FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Nghệ An;

- Các dự án FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Các dự án FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào tỉnh Nghệ An thông qua việc nhập khẩu nhiều thiết bị với dây chuyền công nghệ hiện đại. Nổi bật là các dự án FDI của Liên doanh mía đƣờng Nghệ An Tate & Lyle (Anh); Nhà máy Bê tông Khánh Vinh, nhà máy thức ăn gia súc Sao Vàng (Trung Quốc), Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE (Hàn Quốc), Nhà máy sản xuất loa điện thoại di động Emtech (Hàn Quốc), Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Royal Food (Thái Lan)…

Nhìn chung, trình độ công nghệ sử dụng tại các dự án FDI cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong tỉnh. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều áp dụng phƣơng thức quản lý tiên tiến, đƣợc kết nối và chịu ảnh hƣởng của hệ thống quản lý hiện đại của

58

công ty mẹ. Trong nông - lâm - ngƣ nghiệp, đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lƣợng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới.

- Đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh Nghệ An và các cán cân vĩ mô: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp FDI tại Nghệ An, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Bằng việc đóng góp các loại thuế, bao gồm, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,… Các dự án FDI đã góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh và có xu hƣớng ngày càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng đi vào ổn định và đã qua thời hạn miễn, giảm thuế (nhƣ dự án nhà máy đƣờng Nghệ An Tate&Lyle, sản xuất

bật lửa gas Trung Lai, sản xuất bêtông Khánh Vinh,…) - Góp phần giúp Nghệ An tăng kim ngạch xuất khẩu: Các doanh nghiệp FDI

của tỉnh có kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 20 triệu USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã tạo ra đƣợc những sản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 60 -60 )

×