Tính lương sản phẩm:

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ khoa học kỹ thuật XNK trung việt (Trang 44)

- Thủ quỹ: Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp mà tiến hành nhập, xuất quỹ đồng thời tiến hành ghi sổ quỹ.

c. Tính lương sản phẩm:

Hình thức lương sản phẩm dùng để trả cho bộ phận bốc xếp, bộ phận làm không định mức. Tiền lương tính theo sản phẩm được tính rộng rãi, phần lớn cho các phân xưởng. Công ty trả lương cho sản phẩm theo từng phân xưởng hay theo từng bộ phận sản xuất.

Tổng số lương phải trả cho công nhân hàng tháng = Đơn giá lương sản phẩm x Số lượng sản phẩm đã hoàn thành hàng tháng

Kế toán tiền lương căn cứ vào đơn giá tiền lương cho từng giai đoạn công nghệ(tương ứng với từng tổ) để tính lương cho từng tổ sản xuất – lương tổ sản xuất được chia cho từng công nhân theo điểm bình xét hoặc đơn giá tiền lương của tổ đó.

Tại công ty, một số bộ phận thuộc lao động trực tiếp được trả lương theo hình thức lương sản phẩm. Một nhân công cứ gọt được 300 kg dứa thì được tính là 01 công, đơn giá của một công theo quy định là 22.000đ, hoặc chiết vang được 900 chai được tính là một công, đơn giá của một công đó là 30.000đ.

Ví dụ: Chị Trần thị Liên trong một ngày gọt được 375 kg dứa, với cách tính lương như trên thì chị được trả 27.500đ

Công việc tính toán tiền lương của phân xưởng do kế toán tiền lương thực hiện. Cuối tháng các tổ chuyển toàn bộ chứng từ hạch toán lao động (bảng chấm công, báo cáo kết quả sản xuất) lên phòng tổ chức. Bộ phận thống kê tiền lương và phụ cấp cho toàn Công ty đưa sang phòng kế toán, phòng kế toán sẽ đưa vào sổ tổng hợp thanh toán tiền lương.

2.4.4 Trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn

+ Bảo hiểm xã hội:

Quỹ bảo hiểm xã hội Công ty được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như: chức vụ, khu vực, thâm niên của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Công ty trích BHXH với tỷ lệ là 20% trong đó 15% tính vào

chi phí kin doanh, 5% còn lại do người lao động trong Công ty đóng góp và được trừ vào lương tháng. Bảo hiểm xã hội được thanh toán cho cán bộ công nhân viên trong Công ty khi bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân nghỉ đẻ hoặc thai sản…Khi cán bộ công nhân viên trong Công ty được hưởng Bảo hiểm xã hội, kế toán sẽ lập phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, từ đó lập Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội. Các khoản trợ cấp cho cán bộ do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lí duyệt và được chia cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở mức lương cấp bậc của họ.

Ví dụ:

Tính lương của ông Nguyễn Thăng Long với chức danh là trưởng phòng tổ chức có hệ số lương là 2.02, số ngày công làm việc trong tháng là 22 ngày:

Lương cơ bản (LCB) = 705.600đ Số lương khoán: 1.645.481đ

Phần Bảo hiểm xã hội được tính: (được tính trên cơ sở lương cơ bản) =705.600 x 20% = 141.120 đ

Trong đó: 15% tính vào chi phí: 705.600 x 15% = 141.120đ 5% trừ vào lương: 705.600 x 5% = 35.280đ

+ Bo hiểm y tế:

Tương tự như ví dụ ở trên, ta tính Bảo hiểm y tế như sau: Phần trích Bảo hiểm y tế được trích:

750.600 x 3% = 21.168đ Phần trích vào chi phí: 750.600 x 2% = 14.112đ Phần khấu trừ vào lương: 750.600 x 1% = 7.056đ

+ Kinh phí công đoàn:

Là nguồn kinh phí chi tiêu cho hoạt động công doàn hàng tháng, do Doanh nghiệp trích theo tỷ lệ % nhất định so với tổng số tiền lương phát

sinh, theo qui định hiện hành là 2%. Kinh phí công đoàn được tính vào chi phí kinh doanh

2.4.5 Hạch toán tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và KPCĐ:

Tiền lương công nhân sản xuất được tập hợp chung cho toàn công ty mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty không sử dụng tài khoản 6271 – “Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng” mà hạch toán chung vào tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất. ( Hạch toán này sai so với qui định sẽ được kiến nghị ở phần 3)

Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, hệ số mức độ phức tạp công việc và hệ số trách nhiệm, báo cáo kết quả sản xuất và chất lượng hiệu quả công việc của từng người được hưởng để tính ra số tiền phải trả.

-Tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng 01/2003 được phản ánh như sau:

Nợ TK 622: 547.661.753đ Nợ TK 641: 43.592.250đ Nợ TK 642: 51.019.707đ Có TK 334: 642.273.710đ

- Hạch toán tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn kế toán sử dụng TK 338 chi tiết theo từng đối tượng

TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế

Việc trích quỹ được thực hiện hàng tháng theo chế độ qui định: + Trích Bảo hiểm xã hội 15 % tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Nợ TK 622: 10.935.913 đ Nợ TK 641: 6.538.838đ Nợ TK 642: 7.652.956đ

Nợ TK 622: 1.443.575 đ Nợ TK 641: 871.845

Nợ TK 642: 1.020.394 đ

Có TK 338.4: 3.335.814 đ

+ Trích Kinh phí công đoàn 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622: 14.669.345 đ

Nợ TK641: 871.845 Nợ TK 642: 1.020.394 đ

Có TK 338.2: 16.561.584 đ

+ Khấu trừ 6% vào tiền lương phải trả cho CBCNV: Nợ TK 334: 7.428.796 đ

Có TK 338.3: 6.424.800 đ Có TK 338.4: 1.003.996 đ

2.4.6 Thanh toán tiền lương, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, KPCĐ

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ khoa học kỹ thuật XNK trung việt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)